Bệnh Tay Chân Miệng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Mức độ lây lan của bệnh lý ngày khá nhanh nếu người bệnh tiếp xúc trực tiếp với nước bọt hay một số dịch trong cơ thể. Bệnh tay chân miệng nếu không được tiến hành điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là bị tử vong.

Tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Tìm hiểu những thông tin liên quan đến bệnh tay chân miệng: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

Bệnh tay chân miệng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một căn bệnh nhiễm virus cấp tính. Biểu hiện nhận biết của căn bệnh này là triệu chứng sốt cùng với đó là những mụn nước tập trung ở vùng tay, vùng chân và bên trong miệng. Căn bệnh này có khả năng lây truyền qua đường tiêu hóa là chiếm đa số thông qua tuyến nước bọt hoặc dịch mũi, dịch họng.

Hầu như mọi đối tượng chưa từng mắc bệnh tay chân miệng đều có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, không phải tất cả đối tượng đều có thể mắc phải căn bệnh này. Bệnh tay chân miệng thường gắn mác chủ yếu ở những trẻ em dưới 10 tuổi nhưng lứa tuổi gặp đa số là trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ em dưới 3 tuổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân chính gây nên bệnh tay chân miệng cho do một loại virus thuộc nhóm đường ruột, điểm hình là loại virus mang tên Enterovirus 71 (viết tắt EV71). Ngoài ra còn có sự góp mặt của nhiều loại virus khác như: Coxsackie, Echo và một số loại virus đường ruột khác. Đáng nói hơn là loại virus EV71 có thể gây ra những biến chứng nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong.

Mặt khác, bệnh tay chân miệng sẽ trở nặng hơn nếu người bệnh không có những biện pháp khắc phục kịp thời hay thiếu quan tâm đến việc làm sạch cơ thể cũng như vệ sinh vùng da bị tổn thương.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng - Virus Enterovirus 71 thuộc nhóm virus hệ đường ruột
Nguyên nhân chính gây ra bệnh tay chân miệng – Virus Enterovirus 71 thuộc nhóm virus hệ đường ruột

Việc xác định rõ nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng sẽ góp phần khá lớn trong việc tìm ra phương pháp điều trị và đẩy lùi bệnh lý. Đối với những trường hợp nhẹ có thể tự khắc phục bằng những biện pháp đơn giản tại nhà. Trường hợp ở mức độ nặng hơn có thể điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Những triệu chứng thường gặp khi bị tay chân miệng

Biểu hiện của bệnh tay chân miệng thường khá dễ để nhận biết, điển hình nhất là những mụn nước đỏ. Những mụn nước này thường có kích thước từ 2 – 10mm, hình cầu hoặc tròn, màu đỏ nhẹ hoặc màu xám. Những mụn nước này thường xuất hiện khá nhiều ở những vùng da nhạy cảm như: vùng mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đùi, cánh tay,… và cả trong miệng, mặt lưỡi. Khi những mụn nước này vỡ ra có thể khiến cho trẻ bị đau và gặp không ít khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn. Ở một số trường hợp ngoại lệ, trẻ có thể bị nôn ói hay bị tiêu chảy.

Ngoài biểu hiện điển hình trên, khi mắc bệnh tay chân miệng, người bệnh cũng có thể sẽ gặp phải những triệu chứng khác như:

  • Sốt nhẹ, chán ăn, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, tay chân hay bủn rủn;
  • Phát ban da nhưng không gây ngứa trong khoảng thời gian khởi phát bệnh. Những nốt ban chủ yếu xuất hiện ở trong lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, thậm chí ở cả bộ phận sinh dục của trẻ;
  • Gặp khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn do bị loét miệng (các đốm đỏ lâu ngày bị lở loét). Tình trạng loét miệng này thường xuất hiện trên mặt lưỡi, nướu răng, lợi răng hay lớp niêm mạc má.
Sốt trên 38,5 độ C là triệu chứng khá phổ biến khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng
Sốt trên 38,5 độ C là triệu chứng khá phổ biến khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Khi nào cần gặp đến mặt bác sĩ chuyên khoa?

Trẻ càng nhỏ thì dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Do đó, bạn cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế hay các bệnh viện chuyên khoa uy tín khi trẻ xuất hiện các triệu chứng của bệnh tay chân miệng hoặc các triệu chứng dưới đây:

  • Kích thước mụn đỏ ngày một lớn hơn và đậm hơn, thậm chí là lan tràn lên các vùng da lành khác;
  • Sốt trên 38,5°C;
  • Ói nhiều, hay buồn nôn dẫn đến kém ăn, ăn không ngon miệng dẫn đến sụt cân, cơ thể ốm yếu;
  • Tay chân thiếu sự linh hoạt, hay bủn rủn;
  • Quấy khóc nhiều về đêm;
  • Hay giật mình, hốt hoảng.

Các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh tay chân miệng bằng cách kiểm tra sức khỏe tổng quát, kiểm tra thể chất. Đặc biệt, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe miệng, tay chân, những vị trí dễ xuất hiện các mụn nước và phát ban cùng với đó là những câu hỏi hỏi phụ huynh để biết thêm những thông tin về những triệu chứng mà trẻ thường gặp phải trong suốt thời gian mắc bệnh.

Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng
Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa nếu trẻ có những biểu hiện của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng là thực sự nguy hiểm không? Chữa khỏi không?

Bệnh tay chân miệng là một bệnh lý nhẹ và hầu như mọi bệnh nhân có thể tự khôi phục bệnh lý chỉ sau 7 – 10 ngày mà không cần nhờ đến sự can thiệp của y khoa. Bên cạnh đó, khả năng lây nhiễm cũng khá cao, nguyên nhân chính là do tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, dịch họng, nước tiểu hay phân của người bệnh phát tán ra bên ngoài môi trường. Trường hợp khác, loại virus này cũng có thể lây nhiễm sang các đối tượng khác qua thức ăn, vật dụng cá nhân hay sự tiếp xúc trực tiếp từ bàn tay của người chăm sóc trẻ bị bệnh vào cơ thể trẻ khỏe mạnh bằng đường miệng.

Ở một số nhận định khác cho biết, ở một số trường hợp bệnh tay chân miệng diễn biến nhanh chóng sẽ làm ảnh hưởng khá lớn đến hệ hô hấp, hệ thần kinh, trường hợp nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong do virus EV71 gây ra. Điển hình hơn là những biến chứng nguy hiểm ở những giai đoạn diễn biến nặng như: Viêm màng não, viêm não, phù phổi, viêm cơ tim,…

Mặt khác, bệnh tay chân miệng không có miễn dịch vĩnh viễn, chính vì vậy, trẻ nhỏ từng có tiền sử mắc phải căn bệnh tại một thời điểm nào đó cũng có thể tái phát trở lại ở tương lai do có sự góp mặt của nhiều tác nhân khác nhau.

Bệnh tay chân miệng có thể tự lành sau 7 - 10 ngày mà không cần nhờ đến những tác động của y khoa
Bệnh tay chân miệng có thể tự lành sau 7 – 10 ngày mà không cần nhờ đến những tác động của y khoa

Những phương pháp điều trị bệnh tay chân miệng hiệu quả

Hầu như các trường hợp bị tay chân miệng có thể tiêu biến sau 7 – 10 ngày mà không cần đến sự can thiệp của y khoa. Tuy nhiên, không phải đa số đối tượng mắc bệnh tay chân miệng đều có thể tự khôi phục sức khỏe. Để giảm bớt các triệu chứng do bệnh tay chân miệng gây ra cũng như phòng ngừa sự tái phát bệnh trở lại, các bác sĩ chuyên khoa có thể đưa ra một số chỉ định điều trị bằng thuốc, đó có thể là những loại hay nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau (Acetaminophen, Ibuprofen,…): Để làm dịu lại các cơn đau do bệnh tay chân miệng gây ra;
  • Thuốc mỡ bôi ngoài da hoặc thuốc không kê đơn: Có tác dụng làm xẹp các mụn nước và cải thiện tình trạng phát ban da, làm mờ các đốm đỏ;
  • Thuốc trị nhiệt miệng: Giảm sự đau đớn trong khoang miệng, bị viêm loét miệng;
  • Thuốc siro hoặc viêm họng: Giúp cải thiện tình trạng đau họng;
  • Thuốc hạ sốt: Điều hòa nhiệt độ cơ thể, phòng ngừa tình trạng sốt cao.
Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng theo chỉ định và và sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn
Cho trẻ sử dụng thuốc điều trị bệnh tay chân miệng theo chỉ định và và sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn

Việc điều trị bằng thuốc sẽ đạt được kết quả mong muốn nếu người bệnh tuân thủ các chỉ định điều trị của bác sĩ cũng như sử dụng đúng liều lượng và lộ trình. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ hay dược sĩ chuyên môn. Đồng thời, tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ khi cơ thể xuất hiện một số triệu chứng bất thường hoặc việc điều trị bằng thuốc không có kết quả dù đã kết thúc lộ trình.

Những vấn đề cần lưu ý khi bị tay chân miệng

Ngoài việc tiến hành điều trị bệnh tay chân miệng bằng các biện pháp đã được liệt kê ở mục trên, người bệnh nên kết hợp cùng với một số biện pháp khắc phục khác tại nhà để bệnh tình được đẩy lùi một cách nhanh chóng, cụ thể hơn:

  • Khi trẻ bị tay chân miệng thường trẻ rất biếng ăn hoặc bỏ ăn do đau miệng bị loét, do đó, bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng của trẻ. Tốt nhất nên cho trẻ sử dụng các thức ăn đã xay nhuyễn, mềm, không nóng, tăng sự thu hút để cho trẻ có cảm giác ngon miệng và quên đi sự đau đớn;
  • Tránh sử dụng các loại trái cây hay đồ uống có vị chua như: chanh, quýt, cam,… Nếu cho trẻ sử dụng, bạn cần tìm cách làm dịu vị chua đồ uống để tránh làm vùng loét ở miệng càng trở nên tồi tệ hơn;
  • Không cho trẻ ăn các thức ăn quá cay hoặc quá mặn;
  • Không nên cho trẻ sử dụng nước uống quá nóng hoặc quá lạnh. Nên cho trẻ ăn chín và uống nước sôi;
  • Bổ sung cho trẻ các loại sữa uống pha sẵn hay sữa chua để tăng sức đề kháng cho trẻ;
  • Thường xuyên vệ sinh cá nhân bằng nước ấm, đặc biệt là những vùng da phát ban đỏ, vùng da có những mụn nước sắp vỡ. Cần hết sức lưu ý khi vệ sinh vùng da bị mụn nước, tránh làm vỡ hoặc bể, bạn cần hết sức nhẹ nhàng ở những vùng da ở khu vực này;
  • Nên cho trẻ mặc những trang phục thoải mái khi ở nhà hoặc ngay cả khi ra ngoài. Tốt nhất nên lựa chọn những loại trang phục từ 100% cotton hút ẩm mồ hôi;
  • Dùng tay hoặc khăn giấy để che miệng khi ho, phòng tránh lây bệnh cho các đối tượng khác.

Biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Với những biện pháp phòng ngừa an toàn, bạn có thể tự bảo vệ mình và con trẻ khỏi bệnh tay chân miệng được dễ dàng:

  • Thường xuyên vệ sinh tay chân miệng hằng ngày bằng các dung dịch diệt khuẩn. Tốt hơn, nên tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng, bởi việc vệ sinh bàn tay sạch sẽ có thể làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm virus từ căn bệnh này;
  • Đối với những trẻ nhỏ có thể nhận thức được mọi vật xung quanh, bạn cần dạy trẻ không được đặt tay hay các vật dụng khác vào trong miệng hay để gần miệng;
  • Thường xuyên vệ sinh không gian sống hay khử trùng các vật dụng trong gia đình, đặc biệt là những vật dụng mà trẻ thường xuyên tiếp xúc phải bằng xà phòng, sau đó sử dụng dung dịch thuốc tẩy và nước pha loãng;
  • Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với trẻ bị bệnh tay chân miệng. Còn những trẻ mắc bệnh tay chân miệng, quý phụ huynh cần có những biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà và chỉ cho trẻ đi học trở lại khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm.
Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Tập cho trẻ thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa bệnh tay chân miệng bùng phát

Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh tay chân miệng và những phương pháp điều trị để cải thiện bệnh lý. Với những biện pháp phòng ngừa hiệu quả cũng như cách chăm sóc sức khỏe đúng cách, bạn có thể trở thành những bác sĩ bảo vệ bản thân phòng tránh bệnh tay chân miệng. Mặt khác, khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng của bệnh tay chân miệng, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 10 tuổi cần nhanh chóng đưa trẻ đi đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa để được tiến hành chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *