8 Cách hỗ trợ chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian 

Chữa bệnh vảy nến bằng phương pháp dân gian được nhiều người bệnh lựa chọn nhờ sự lành tính cùng các nguyên liệu quen thuộc. Kết hợp phương pháp dân gian cùng chế độ sinh hoạt hợp lý giúp triệu chứng bệnh được giảm nhẹ đáng kể.

Các bài thuốc dân gian được lưu truyền thường sử dụng các thành phần thiên nhiên lành tính. Tác dụng của phương pháp này giúp giảm triệu chứng ban đầu của vảy nến từ đó các hiện tượng ngứa ngáy hay đau rát có thể được đẩy lùi.

1. Phương pháp dân gian chữa vảy nến bằng lá lốt

Lá lốt cũng là người bạn của làn da, có khả năng giảm triệu chứng các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh vảy nến dạng nhẹ. Lá lốt có tính ấm, giúp chống lại quá trình oxy hóa dưới da cũng như ngăn chặn nhiễm khuẩn do các tổn thương trên bề mặt da. Loại cây này dễ tìm được trong vườn nhà hoặc mua ở các chợ và siêu thị.

Dùng lá lốt để đun nước ngâm rửa hoặc bôi ngoài da:

  • Lá, thân và rễ cây lá lốt rửa sạch và ngâm trong nước muối từ 15-20 phút.
  • Vớt ra để khô ráo.
  • Dùng các bộ phận của lá lốt vò nát và đun sôi lấy nước. Sau khoảng 15 phút thì tắt lửa, để cho bớt nóng.
  • Dùng nước lá lốt ấm rửa vùng da bị tổn thương để sát khuẩn và giảm các triệu chứng trên da. Thực hiện phương pháp này liên tục hàng ngày kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh.

Dùng lá lốt điều trị từ bên trong: 

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Có thể dùng lá lốt để chế biến các món ăn dùng hàng ngày như: các món cuốn, xào với lá lốt, các món canh,…

Bên cạnh đó bạn có thể dùng lá lốt để nấu nước uống hàng ngày. Dùng một nắm lá lốt giã nát, nấu sôi với 50ml nước. Lọc lấy nước uống khi còn ấm. Dùng 3 lần 1 ngày trong vòng 1 tháng có thể giúp cải thiện tình trạng bệnh vảy nến.

Là lốt được sử dụng để chữa bệnh vảy nến
Lá lốt được sử dụng để chữa bệnh vảy nến

2. Trị vảy nến bằng dầu dừa

Dầu dừa có tác dụng làm mềm da, kháng khuẩn và chống viêm. Thoa dầu dừa lên các tổn thương ngoài da có công dụng làm giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng. Dùng dầu dừa như một loại dung dịch massage hỗ trợ điều trị vảy nến. Cách thực hiện như sau:

  • Vệ sinh da sạch sẽ và lau khô 
  • Cho một lượng dầu dừa vừa đủ lên da
  • Massage nhẹ nhàng trên vùng da, tránh sử dụng móng tay gây chảy máu và tổn thương da. 
  • Rửa sạch lại bằng nước ấm

Thực hiện phương pháp này đều đặn trong vài ngày có thể nhận thấy hiện tượng bong vảy và ngứa ngáy giảm đi đáng kể.

* Lưu ý khi sử dụng dầu dừa: Tránh để dầu dính vào mắt. Chỉ sử dụng một lượng vừa đủ và không nên để dầu dừa thừa trên da có thể gây bức bí lỗ chân lông. 

3. Chữa vảy nến bằng lá khế

Công dụng của quả khế là lợi tiểu, giải độc, khử phong nhiệt, thanh nhiệt, giải khát, sinh tân dịch… Lá khế vị chát, tính hàn, có công dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu, khử trùng tốt. Do đó, có thể dùng để trị các bệnh mụn nhọt, lở loét, khắc phục các triệu chứng bệnh viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến.

Cách đun nước tắm bằng  lá khế được nhiều người áp dụng.

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế rửa sạch, vò nát
  • Đun sôi với nước sạch từ 10 – 15 phút. Tắt bếp, để nguội đến độ ấm vừa phải thì đem tắm hoặc rửa trực tiếp lên vùng da bị vảy nến.
  • Có thể dùng nước lá khế để ngâm tay, chân trong khoảng 15 phút.
  • Trong quá trình điều trị không gãi hoặc chà xát lên vết thương. Không sử dụng khi có vết thương chảy máu hoặc chảy nước vàng.
Lá khế được dùng để chữa bệnh vảy nến
Lá khế được dùng để chữa bệnh vảy nến

4. Chữa vảy nến bằng lá trầu không

Trầu không được mệnh danh là một loại kháng sinh tự nhiên. Trong cây này chứa hợp chất alcaloid, tanin – thành phần này có khả năng kháng khuẩn mạnh, làm lành nhanh vết thương hở. Sử dụng trầu không để chữa vảy nến giúp các vết thương nhanh lành hạn chế viêm nhiễm. Lá trầu không vừa dùng được để đun nước uống vừa có thể làm nước ngâm rửa ngoài da. 

Cách 1: Đun nước uống từ lá trầu không

  • Chuẩn bị 8-10 lá trầu không loại bánh tẻ. Chọn lá lành lặn không sâu. 
  • Rửa sạch nguyên liệu rồi vò nát và cho vào nồi nấu cùng với 2 lít nước.
  • Để nước sôi mạnh thì cho muối vào và tắt bếp.
  • Chờ nước nguội thì chắt lấy nước chia thành 3 lần và uống hết trong ngày.

Cách 2: Đun nước ngâm rửa

  • Rửa sạch lá trầu không. 
  • Đun với nước rồi sử dụng phần nước để tắm hoặc ngâm.
  • Dùng phần bã đắp lên vết thương bị vẩy nến khoảng 30 phút thì vệ sinh và để da khô thoáng.

5. Chữa vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà

Lòng đỏ trứng gà chứa vitamin A, D và protein đóng vai trò thúc đẩy tái tạo làn da, giúp vết thương nhanh lành. Lòng đỏ trứng gà cũng giúp kháng khuẩn nhẹ nhờ đó vết thương nhanh lành hơn. 

Cách sử dụng như sau: 

  • Chuẩn bị 1 lòng đỏ trứng gà,1 thìa nước cốt chanh và dầu dừa nguyên chất. 
  • Cho các nguyên liệu vào bát sạch và khuấy đều.
  • Bôi hỗn hợp lên da đã được rửa sạch. 
  • Massage nhẹ và để hỗn hợp trên da trong khoảng 15-20 phút. 
  • Rửa sạch da với nước và giữ da khô thoáng. 
Phương pháp dân gian chữa vảy nến sử dụng nguyên liệu là lòng đỏ trứng gà
Phương pháp dân gian chữa vảy nến sử dụng nguyên liệu là lòng đỏ trứng gà

6. Chữa vảy nến bằng hành hoa

Hành hoa có tác dụng giải độc, lưu thông khí huyết, kháng khuẩn. Trong hành hoa có chứa allicin giúp tiêu viêm, ức chế các loại nấm ngoài da. Có thể dùng hành hoa để đun nước uống trực tiếp hoặc làm nước ngâm rửa vùng da bị vảy nến. 

Cách 1: Làm nước ngâm rửa

  • Chuẩn bị 100gr hành hoa, cắt bỏ phần rễ và rửa sạch.
  • Cắt hành thành từng khúc. 
  • Đun nước sôi rồi thả hành cùng một chút muối rồi tắt lửa. 
  • Đợi nguội rồi dùng phần nước để ngâm rửa phần da bị tổn thương do vảy nến. 

Cách 2: Đun nước uống trực tiếp 

Người mắc bệnh vảy nến đem hành hoa, cắt bỏ rễ rửa thật sạch sau đó đun sôi nước, đợi nước sôi thì thả hành vào trần sơ qua. Lưu ý không để hành chín kỹ vì sẽ làm mất các chất dinh dưỡng trong hành, khiến hành mất tác dụng trị bệnh.Sau khi nước hành nguội bớt, người bệnh có thể uống luôn.

7. Chữa vảy nến bằng cây lược vàng 

Lược vàng có tác dụng kháng khuẩn giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra lược vàng có chất chống oxy hóa, giúp giảm đau và chữa lành các vết thương trên da. Sử dụng lược vàng trong điều trị vảy nến giúp chống viêm, kháng khuẩn. Sử dụng loại cây này trong để chữa bệnh có thể tham khảo các cách sau:

Cách 1: Bài thuốc uống

  • Chuẩn bị khoảng 5 lá lược vàng. Rửa sạch, giã nát. 
  • Vắt lấy nước cốt và dùng để uống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Cách 2: Dùng lược vàng để đắp ngoài da

  • Đem lá lược vàng đi rửa sạch. 
  • Giã nát chung với vài hạt muối biển.
  • Rửa sạch da và đắp hỗn hợp đã giã nhuyễn. Để trong 15 phút rồi rửa sạch lại da.
Cây lược vàng được nhiều người sử dụng để đun nước ngâm rửa vùng da bị vảy nến
Cây lược vàng được nhiều người sử dụng để đun nước ngâm rửa vùng da bị vảy nến

8. Chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian cùng nha đam  

Lô hội hay còn gọi là nha đam là loại cây họ xương rồng. Phần thịt của cây chứa nhiều dưỡng chất  như vitamin A, C và E đóng vai trò như chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do. Sử dụng nha đam để làm chất bôi ngoài da giúp cân bằng độ pH, cung cấp độ ẩm cho da, chống viêm và giảm sưng ngứa.

Cách sử dụng nha đam trong điều trị vảy nến là:

  • Sử dụng phần thịt của cây rửa sạch và thoa lên da. 
  • Để trong vòng 10-15 phút có thể massage da nhẹ nhàng. 
  • Rửa sạch lại da bằng nước ấm. 

Nha đam giúp làm mềm da giảm sưng viêm do vảy nến
Nha đam giúp làm mềm da giảm sưng viêm do vảy nến

Lưu ý khi chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian 

Tuy gần gũi và dễ sử dụng tuy nhiên phương pháp dân gian vẫn tiềm ẩn một số hạn chế. Người bệnh nên lưu ý một số điều sau:

  • Các phương pháp dân gian mang tính truyền miệng, hiệu quả chưa thực sự được kiểm chứng. Tùy thuộc vào thể trạng mỗi người mà cách này phát huy hiệu quả cao hay thấp.
  • Điều trị bệnh bằng dân gian chỉ giúp làm dịu các triệu chứng vảy nến, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Khi vảy nến có dấu hiệu chuyển nặng cần đến cơ sở y tế uy tín để khám chữa. 
  • Quá trình điều chế từ các cây thuốc dân gian cần đảm bảo giữ vệ sinh sạch sẽ, Tránh cho da bị nhiễm trùng, bệnh dễ nặng thêm.
  • Kết hợp với chế độ dinh dưỡng và ăn uống khoa học giúp bệnh được điều trị tận gốc. 

Trên đây là những thông tin về phương pháp chữa vảy nến bằng dân gian để người đọc tham khảo. Hy vọng với những kiến thức trong bài, mỗi người bệnh đã có cho mình cách điều trị và phòng ngừa bệnh phù hợp.

>> Xem thêm: Bệnh vảy nến: Nguyên Nhân, Triệu chứng, Cách điều trị mới nhất

Thuốc dân tộc

Ngày Cập nhật 05/01/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *