Áp-xe sau tiêm: Nguyên nhân do đâu và làm sao chữa khỏi

Áp xe là một nhiễm khuẩn khu trú sâu trong da, biểu hiện sưng nóng đỏ đau. Có nhiều dạng áp xe, trong đó cũng có thể gặp áp xe sau tiêm chích dưới da hoặc tiêm bắp, đặc biệt khi tiêm các thuốc dầu hoặc thuốc nội tiết, thuốc bổ, kể cả tiêm vắc-xin nhưng hiếm gặp… Vậy, áp xe sau tiêm thường do đâu và làm sao chữa khỏi, hãy cùng tìm hiểu qua những thông tin được cung cấp dưới đây.

Nguyên nhân, triệu chứng áp xe sau tiêm

Áp xe sau tiêm là một trong những biến chứng thứ phát của vết thương sau khi tiêm chích dưới da hoặc tiêm bắp, đặc biệt khi tiêm các thuốc dầu hoặc thuốc nội tiết, thuốc bổ, kể cả vắc-xin.

Nguyên nhân là do bị viêm nhiễm và kết quả của quá trình miễn dịch. Sau khi tiêm, một số vi khuẩn tụ cầu vàng hay liên cầu tấn công vào vết thương, sinh độc tố và hình thành mủ. Những vi khuẩn và tế bào bạch cầu bị chết, xác của chúng cũng được phân hóa thành mủ, gây ra tình trạng áp xe.      

Áp-xe sau tiêm là tình trạng thường gặp, nhất là sau khi tiêm bắp, tiêm vacin
Áp-xe sau tiêm là tình trạng thường gặp, nhất là sau khi tiêm bắp, tiêm vacxin

Biểu hiện lâm sàng của áp-xe sau tiêm bao gồm:

  • Áp xe nông dưới da: Quan sát thấy một khối phồng, da bao phủ lên ổ áp xe đỏ, sưng nề vùng da xung quanh, khi sờ vào có cảm giác nóng, đau, lùng nhùng do chứa mủ bên trong. Triệu chứng đau gặp trong áp xe là do áp lực trong khối áp xe tăng. Khi nhiễm trùng lan rộng ra các mô sâu hơn, người bệnh có thể có sốt, mệt mỏi.
  • Áp xe bên trong cơ thể: Được phân loại áp xe sâu. Bệnh nhân gặp phải có triệu chứng toàn thân như sốt cao, rét run, ớn lạnh, môi khô, lưỡi bẩn. Toàn thân mệt mỏi, suy kiệt, hốc hác. Tùy theo vị trí của ổ áp xe, trên lâm sàng có thể gặp phải các triệu chứng khác như sốt cao rét run.

Chẩn đoán và điều trị bệnh như thế nào?

Chẩn đoán:

Chẩn đoán áp xe mô dưới da thường được thực hiện dễ dàng thông qua việc thăm khám lâm sàng với các biểu hiện sưng, nóng, đỏ, đau vùng da che phủ khối áp xe.

Một số trường hợp, áp-xe sau tiêm cũng có thể có các triệu chứng lâm sàng như sốt cao, rét run, đau tức vùng chứa khối áp xe chỉ mang tính chất gợi ý. Việc chẩn đoán xác định cần có sự hỗ trợ của các xét nghiệm cận lâm sàng và phương tiện chẩn đoán hình ảnh, bao gồm:

  • Công thức máu: bạch cầu tăng cao, ưu thế bạch cầu đa nhân trung tính
  • Xét nghiệm thể hiện phản ứng viêm trong cơ thể: tốc độ lắng máu, fibrinogen và globulin tăng cao. Định lượng Protein C phản ứng

(CRP) là một xét nghiệm có độ chính xác cao, cho phép phát hiện tình trạng viêm, nhiễm trùng trong cơ thể sớm hơn.

  • Lấy máu dương tính
  • Siêu âm rất có ích trong các trường hợp áp xe sâu như áp xe ở gan, mật, cơ đùi, cơ thắt lưng
  • CT scan, MRI phát hiện hình ảnh các ổ áp xe ở các cơ quan như áp xe gan, phổi
  • Chọc dò dịch, hút mủ làm xét nghiệm
  • Sinh thiết tổn thương
Xét nghiệm máu là một phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán áp xe chính xác
Xét nghiệm máu là một phương pháp phổ biến giúp chẩn đoán áp xe chính xác

Điều trị:

Áp-xe sau tiêm thể được điều trị tại nhà. Ðiều trị nên bắt đầu ngay khi vết áp-xe được nhìn thấy, bởi vì điều trị sớm có thể tránh các rắc rối sau này.

Ðiều trị chính cho hầu hết áp-xe là dùng sức nóng, thường là ngâm vào nước ấm hoặc đắp khăn ấm. Việc sử dụng nhiệt làm tăng tuần hoàn đến vùng da bị áp-xe và cho phép cơ thể chống lại sự nhiễm trùng tốt hơn. 

Khi ổ áp-xe còn nhỏ và chắc, việc rạch và dẫn lưu nhọt là không có ích cho dù bị đau đi chăng nữa. Tuy nhiên, một khi ổ áp-xe trở nên mềm hoặc ‘hình thành đầu đinh’ (khi đó, một ổ mủ được thấy bên trong áp-xe), đó là lúc để dẫn lưu. Một khi được dẫn lưu, đau có thể giảm một cách ngoạn mục.

Bác sĩ thực hiện dẫn lưu để loại bỏ mủ áp xe
Bác sĩ thực hiện dẫn lưu để loại bỏ mủ áp xe

Hầu hết các ổ áp xe nhỏ, như những ổ hình thành quanh chân lông, tự dẫn lưu khi ngâm ấm. Thỉnh thoảng, đặc biệt các ổ lớn, cần được dẫn lưu hoặc trích mủ bởi nhân viên y tế. Thông thường các nhọt lớn này chứa vài túi mủ phải được mở ra và được dẫn lưu.

Nếu có nhiễm trùng da xung quanh, bác sĩ có thể quyết định cho kháng sinh. Tuy nhiên, kháng sinh không cần thiết cho mọi trường hợp và quả thực, không vào tốt ổ áp xe và sẽ không điều trị hết ổ áp xe.

Việc điều trị áp xe phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là phân loại áp xe nông hay áp xe mô dưới da và áp xe sâu bên trong các cơ quan.

  • Đối với các ổ áp xe mô dưới da, biện pháp điều trị hiệu quả là rạch dẫn lưu mủ ra ngoài. Một số nghiên cứu chứng minh việc sử dụng kết hợp thêm với thuốc kháng sinh không mang lại hiệu quả. Khi hết chảy dịch, bác sĩ có thể chèn gạc để cầm máu và băng vết thương. Một số các trường hợp áp xe nông nhỏ có thể tự chảy dịch và khô lại mà không cần can thiệp gì. Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, aspirin có thể được chỉ định ở các bệnh nhân nhạy cảm.
  • Đối với các ổ áp xe sâu, can thiệp ngoại khoa như rạch, dẫn lưu ổ áp xe cần phối hợp với thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh nên được sử dụng theo kết quả kháng sinh đồ, sử dụng sớm và đủ liều. Việc rạch dẫn lưu mủ thường được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm. Điều trị các triệu chứng như sốt, đau và nâng cao thể trạng, bù nước và điện giải cũng cần được tiến hành song song.
  • Cần loại bỏ dị vật bên trong ổ áp xe nếu có.

Áp xe sau tiêm là một vấn đề cần hết sức đề phòng bởi nó có thể gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nếu gặp phải những triệu chứng, biểu hiện nêu trên, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *