Bà bầu bị đau cột sống và những cách điều trị an toàn

Có khá nhiều cách cải thiện tình trạng bà bầu bị đau cột sống. Một số giải pháp có thể thực hiện ở nhà là massage, chườm nóng và thực hiện các bài tập. Nếu tình trạng đau ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe, mẹ bầu có thể dùng đến thuốc, châm cứu hoặc kỹ thuật nắn chỉnh cột sống.

Nhiều cách an toàn chữa đau cột sống cho phụ nữ đang mang thai có thể thực hiện tại nhà.
Nhiều cách an toàn chữa đau cột sống cho phụ nữ đang mang thai có thể thực hiện tại nhà.

Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau cột sống

Đau cột sống là tình trạng rất thường gặp đối với phụ nữ mang thai. Hầu hết các trường hợp bị vấn đề này là do những thay đổi sinh lý tự nhiên. Dù vậy, nó vẫn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Thậm chí, sau khi sinh con xong thì đau cột sống vẫn có thể sẽ tiếp diễn.

Nguyên nhân chủ yếu khiến bà bầu bị đau cột sống là do hoạt động của hormone. Nó có tên là relaxin với tác dụng giúp khung xương chậu giãn nở. Trong quá trình này, nếu các cơ và dây chằng không đủ độ chắc khỏe đáp ứng nhu cầu giãn nở sẽ gây đau.

Đồng thời, sự liên kết giữa các khớp xương cũng trở nên lỏng lẻo trong lúc khung xương chậu giãn nở. Khi người mẹ di chuyển, sức nặng của thai nhi sẽ gây ra các cơ đau.

Tăng cân

Trong suốt quá trình mang thai, người phụ nữ sẽ tăng khoảng 10 ký. Trong đó bao gồm cân nặng của thai nhi. Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2, cột sống và khung xương chậu sẽ phải chịu áp lực lớn. Đa số phụ nữ sẽ bị đau lưng nhiều từ khoảng thời gian này cho đến khi sinh.

Thay đổi đường cong sinh lý của cột sống

Cùng với sự lớn dần của thai nhi, cột sống sẽ phải cong về trước nhiều hơn. Để giữ thăng bằng, cơ thể sẽ thay đổi trọng tâm hướng về sau. Người mẹ khi di chuyển cũng phải hướng về sau để không bị té. Và điều này gây đau cột sống. Đặt biệt là ở thắt lưng. 

Ngoài ra, một số mẹ bầu có thói quen chống tay ra phía sau để giữ thăng bằng khi đứng lên, ngồi xuống hoặc khi di chuyển cũng khiến cột sống bị tổn thương và gây đau nhiều hơn.

Sự thay đổi hình dạng cột sống khi mang thai là một trong những nguyên nhân sinh lý phổ biến gây đau.
Sự thay đổi hình dạng cột sống khi mang thai là một trong những nguyên nhân sinh lý phổ biến gây đau.

Tâm lý căng thẳng và cơ bụng yếu

Một số trường hợp mẹ bầu quá căng thẳng cũng gây ra tình trạng đau cột sống. Bởi các cơ luôn trong tình trạng căng cứng, không có cơ hội thư giãn và hồi phục chức năng.

Bên cạnh đó, một số trường hợp có cơ bụng yếu cũng dễ bị đau cột sống, đặc biệt là ở các đốt sống thắt lưng. Bởi khi cơ bụng bị kéo giãn quá mức sẽ khiến các cơ lưng bị chèn ép và gây đau cho mẹ bầu.

Đau thần kinh tọa

Phụ nữ đang mang thai là một trong những đối tượng dễ bị đau thần kinh tọa nhất. Cơn đau sẽ xuất phát từ thắt lưng lan xuống chân. Thường thì nó chỉ xuất hiện ở 1 bên chân. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh này là do địa đệm bị thoát vị chèn ép rễ dây thần kinh. Cùng với đó là sự hình thành các gai xương gây đau nhức khi cột sống chịu áp lực hoặc di chuyển.

Ngoài những nguyên nhân sinh lý và bệnh lý trình bày ở trên, tình trạng đau cột sống còn có thể do động thai. Trong trường hợp này, âm đạo sẽ tiết dịch. Đồng thời, mẹ bầu còn bị đau bụng và mệt mỏi. 

Những cách an toàn chữa tình trạng đau cột sống cho bà bầu

Bài tập giúp bà bầu giảm đau cột sống

Như đã trình bày, hầu hết các trường hợp bà bầu bị đau cột sống là do những thay đổi sinh lý. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách an toàn để cải thiện được tình trạng này. Trong đó có cách thực hiện các bài tập tăng cường sự chắc khỏe cho cơ lưng. Đồng thời những bài tập này còn cải thiện tư thế cho mẹ bầu và giảm đau cột sống.

Ngoài ra, khi thực hiện các bài tập thường xuyên, giai đoạn chuyển dạ và sinh con sẽ dễ dàng hơn. Mẹ bầu nên phối hợp các bài bài tập để nhanh chóng cải thiện tình trạng đau cột sống.

Bài tập đứng thẳng lưng

Đối với người bình thường thì bài tập này quá đỗi bình thường. Tuy nhiên, với phụ nữ đang mang thai thì đây lại là một vấn đề khó. Bởi khi bụng to ra cùng với sự phát triển về cân nặng của thai nhi, cột sống ở thắt lưng sẽ bị kéo về phía trước. Nó tạo hình như một chiếc võng và khiến cơ lưng bị hụt. Khi thực hiện bài tập đứng thẳng lưng, các cơ lưng đang bị hụt sẽ được kéo dài và căng ra một cách tự nhiên. Nhờ đó giảm được tình trạng đau cột sống.

Cách thực hiện: Mẹ bầu gập vai về phía sau và nâng lồng ngực lên. Trong lúc này giữ cho đầu và hai vai thẳng hàng với nhau. Cơ bụng co lại và giữ cho lưng thẳng. Bạn có thể gập nhẹ hai đầu gối để giữ cân bằng. Giữ tư thế này trong khoảng 5 – 10 giây thì thả lỏng rồi lặp lại thêm 3 lần nữa. 

Bài tập duỗi thẳng bụng dưới

Cùng với hoạt động của hormone làm khung xương chậu giãn nở, cơ bụng dưới khá lỏng lẻo. Vì thế nó không hỗ trợ cơ lưng trong việc chịu sức nặng. Nghĩa là cơ lưng phải “làm việc” gấp đôi so với bình thường và luôn trong tình trạng căng. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần thực hiện bài tập duỗi thẳng bụng dưới.

Cách thực hiện: Quỳ xuống sàn nhà đồng thời chống hai tay ra phía trước (khuỷu tay hơi gập lại). Giữ cho lưng thẳng. Duỗi tay phải ngang vai và duỗi chân trái ngang hông. Trong lúc này co cơ bụng lại. Giữ nguyên tư thế trong khoảng 5 giây. Thực hiện tương tự với tay và chân còn lại. Mỗi bên khoảng 10 lần. Bạn nên bắt đầu bài tập này ngay từ những tháng đầu của thai kỳ để tăng hiệu quả.

Bài tập cho bụng dưới giúp mẹ bầu giảm đau cột sống.
Bài tập cho bụng dưới giúp mẹ bầu giảm đau cột sống.

Massage và chườm nóng để giảm đau cột sống cho bà bầu

Bà bầu có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng sang trái và nhờ người thân massage nhẹ nhàng các cơ chạy dọc cột sống. Nên tập trung nhiều vào các cơ ở thắt lưng. Cơ được thư giãn sẽ giảm bớt đau. Đồng thời máu cũng sẽ lưu thông tốt hơn và giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài massage, bạn có thể chườm nóng lên vị trí cột sống bị đau. Dưới tác dụng của nhiệt, các cơ sẽ bớt căng và giãn ra. Hoặc mẹ bầu cũng có thể dùng nước ấm từ vòi hoa sen khi tắm để làm dịu các cơn đau.

Dùng vật dụng hỗ trợ để giảm đau cột sống cho bà bầu

Các dụng cụ này thường là băng bụng, áo nịt ngực, đai hỗ trợ hoặc gối trợ lưng. Chúng sẽ giúp vùng bụng trước giảm sức nặng. Cột sống vì thế cũng giảm bớt áp lực. Mẹ bầu sẽ được cải thiện tư thế và giảm những cơn đau. Thực tế chưa có một công trình nghiên cứu khoa học chính thức nào về công dụng của các vật dụng này. Tuy nhiên, hầu hết các bà bầu đều cho rằng chúng hỗ trợ họ rất nhiều.

Đối với những bà bầu bị đau cột sống nhưng phải thường xuyên đứng làm việc thì những chiếc đai băng bụng hoặc những chiếc áo nịt ngực dành riêng cho phụ nữ mang thai trở nên vô cùng cần thiết. Ngoài việc giảm áp lực cho bụng dưới, những dụng cụ này còn giữ vai thẳng nhưng vẫn thoải mái để làm việc.

Bên cạnh đó, để giảm những cơn đau cột sống khi phải ngồi quá lâu, mẹ bầu có thể dùng đến gối trợ lưng. Những chiếc gối này sẽ giữ cho vai và đầu thẳng hàng. Đồng thời cột sống lưng cũng được giữ đúng tư thế. Nhờ đó, mẹ bầu có thể giảm gần như hoàn toàn những cơn đau. Ngoài ra, khi ngồi ghế cao, bạn có thể kê thêm một cái ghế nhỏ ở chân để cột sống giảm bớt áp lực.

Dùng đai nịt bụng chuyên dụng cũng là một trong những cách an toàn giảm đau cột sống cho phụ nữ đang mang thai.
Dùng đai nịt bụng chuyên dụng cũng là một trong những cách an toàn giảm đau cột sống cho phụ nữ đang mang thai.

Dùng thuốc giảm đau hoặc cao dán cho mẹ bầu bị đau cột sống

Trong những trường hợp đau cột sống quá sức chịu đựng, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, mẹ bầu có thể được chỉ định dùng thuốc. Một số loại thuốc giảm đau có thể dùng cho phụ nữ mang thai là: Paracetamol và Efferalgan. Hoặc loại cao dán thông thường như Salonpas.

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. Mẹ bầu không nên lạm dụng cách điều trị này. Bởi nó có thể tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, khi sử dụng cao dán, bạn cần chú ý không được dán những nơi có vết thương hở. Đồng thời, nếu cơ thể quá nhạy cảm và có tiền sử dị ứng da, mẹ bầu cũng không nên dùng.

Giảm đau cột sống cho mẹ bầu bằng phương pháp châm cứu 

Châm cứu cũng là một trong những cách an toàn giúp mẹ bầu giảm đau cột sống. Cách thức tác động vào huyệt đạo giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Đồng thời, phương pháp này còn giúp cơ thể kích hoạt hệ thống giảm đau tự nhiên.

Tuy nhiên, khi quyết định châm cứu, mẹ bầu cần đến những cơ sở uy tín để thực hiện. Điều này có thể phần nào hạn chế được những bộ dụng cụ châm cứu kém chất lượng. Đồng thời, tay nghề của kỹ thuật viên cũng sẽ được đảm bảo hơn.

Thông thường, thời gian thực hiện châm cứu giảm đau cột sống cho bà bầu có thể kéo dài đến 1 giờ đồng hồ. Kim châm cứu được thiết kế chuyên dụng nên đỡ đau. Hiệu quả của phương pháp này có thể cảm nhận rõ ngay khi kết thúc trị liệu.

Châm cứu có thể giúp mẹ bầu giảm đau cột sống nhưng cần chọn địa chỉ uy tín để tránh rủi ro.
Châm cứu có thể giúp mẹ bầu giảm đau cột sống nhưng cần chọn địa chỉ uy tín để tránh rủi ro.

Chăm sóc nắn khớp xương giảm đau cột sống cho mẹ bầu

Nắn xương khớp là cách chữa đau cột sống cần đến sự trợ giúp của người có chuyên môn. Thông qua nắn chỉnh các đốt sống bị sai lệch cấu trúc, dây thần kinh và cơ sẽ giảm căng. Từ đó giảm được các cơn đau cột sống trong giai đoạn thai kỳ. 

Phương pháp này áp dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam nó vẫn còn khá xa lạ. Kỹ thuật này được một số cơ sở y tế là thành viên của hội nhi khoa quốc tế về nắn xương mới thực hiện. Mẹ bầu có thể tìm đến các chuyên gia về xương khớp để thực hiện. Tuy nhiên, hãy cẩn thận lựa chọn địa chỉ uy tín.

Lưu ý khi chữa đau cột sống cho bà bầu

Bên cạnh những cách giúp bà bầu bị đau cột sống cải thiện tình trạng, để tăng hiệu quả, bạn cần lưu ý thêm những điều dưới đây:

  • Đi giày thấp và có thiết kế ôm chân vừa đủ;
  • Chọn quần áo thoải mái. Nên chọn những quần có thắt lưng thấp;
  • Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và tránh tăng cân quá mức. Đồng thời chú ý bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi và magie;
  • Hạn chế cúi người xuống quá thắt lưng. Nếu phải lấy đồ dưới chân, bạn nên ngồi xổm;
  • Lựa chọn ghế ngồi với lưng ghế uốn cong;
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng bên trái. Đồng thời dùng gối kẹp giữa hay chân và đặt dưới bụng để giúp cột sống giảm bớt sức nặng;
  • Không nên đấm lưng khi bà bầu bị đau cột sống.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng, kê gối ở bụng và chân để giảm đau cột sống.
Mẹ bầu nên nằm nghiêng, kê gối ở bụng và chân để giảm đau cột sống.

Bên cạnh đó, nếu có các triệu chứng bất thường, mẹ bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Bởi nó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Thường gặp là tình trạng thoái hóa cột sống, loãng xương, đau thần kinh tọa, viêm khớp hoặc đốt sống, nhiễm trùng đường tiết niệu… Ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sinh non. Cụ thể là:

  • Đau ngày càng nặng, tâm trạng lúc nào cũng căng thẳng;
  • Sốt;
  • Chảy máu âm đạo;
  • Đau buốt khi tiểu tiện;
  • Tay chân có cảm giác như kim châm.

Xem thêm: Phụ nữ bị thoái hóa cột sống có nên mang thai?

Ngày Cập nhật 03/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *