Bạch Cập - Đặc Điểm Dược Liệu, Các Bài Thuốc Và Cách Dùng

Bạch cập hay còn được gọi là Cam căn, Bạch căn,… với danh pháp khoa học là Beletia hyacinthina R. Br thuộc họ Lan. Đây là phần thân rễ (củ) của một loại cây có cùng tên. Trong Đông y, Bạch cặp có vị đắng, tính bình, có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, tiêu viêm, sinh cơ, tiêu ung, bổ phế hư,… Tham khảo bài viết dưới đây để biết chi tiết hơn về những bài thuốc trị bệnh từ dược liệu này.

Bạch cập hay còn được gọi là Cam căn, Bạch căn,... với danh pháp khoa học là Beletia hyacinthina R. Br thuộc họ Lan
Bạch cập hay còn được gọi là Cam căn, Bạch căn,… với danh pháp khoa học là Beletia hyacinthina R. Br thuộc họ Lan

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Cam căn, Bạch căn, Hát tất đa, Trúc túc giao, Tử lan, Từ lan, Tuyết như lai, Nhược lan lan hoa,…
  • Tên khoa học: Beletia hyacinthina R. Br
  • Họ: Thuộc họ Lan (Orchidaceae)

Đặc điểm sinh thái dược liệu Bạch cập

Mô tả dược liệu: Bạch cập là thân củ khô, dẹt phẳng, có hình dạng móng của con ó, mũi nhọn và đầu hơi cong. Thân củ khá dày, khoảng 2 – 3 cm. Vỏ ngoài có màu xám vàng hoặc màu vàng trắng, lớp thịt bên trong có màu trắng và chất sừng hơi trong suốt khi bẻ gãy.

Cây Bạch cập là cây thảo sống lâu năm, cây khá thấp, khi trưởng thành cây chỉ cao tới 90 cm. Lá hình mác dài từ 20 – 40 cm, mọc từ rễ lên chừng 3 – 5 lá. Khi vào hè, lá thường có màu đỏ tím. Quả hình thoi có 6 cạnh với mỗi cạnh dài khoảng 3cm và đường kính là 1cm. Hoa màu hồng tím mọc thành chùm ở ngọn. Rễ phình to và tạo thành củ.

Phân bố dược liệu: Cây Bạch cập là loại cây mọc hoang, thường tập trung nhiều ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc nước ta như: Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Lạng Sơn và một số tỉnh thành khác. Bên cạnh đó, loại dược liệu này cũng được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh thành thuộc nước Trung Quốc như: Trung Phủ, An Huy, An Khánh, Thiểm Tây,…

Cây Bạch cập là loại cây mọc hoang, thường tập trung nhiều ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc nước ta
Cây Bạch cập là loại cây mọc hoang, thường tập trung nhiều ở các tỉnh thành vùng núi phía Bắc nước ta

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản dược liệu

Bộ phận dùng: Sử dụng bộ phận thân rễ (củ) của cây Bạch cập để làm thuốc chữa bệnh.

Thu hái: Có thể thu hái quanh năm, nhưng thời điểm thích hợp để thu hái tốt nhất là vào mùa đông.

Chế biến: Sau khi thu hái phần thân rễ của cây Bạch cập, cắt bỏ gốc thân rễ con, sau đó đem rửa sạch để loại bỏ toàn bộ lớp đất cát, tạp chất hoặc nhúng vào nước sôi để làm sạch. Khi thấy mặt trong và thân rễ có màu trắng đục thì bóc bỏ vỏ ngoài rồi đem phơi nắng nhẹ hoặc sấy nhỏ lửa cho khô. Có thể dùng sống hoặc đem tán thành bột mịn để sử dụng.

Cách bảo quản: Bảo quản dược liệu nơi khô ráo, thoáng mát, tránh bảo quản dược liệu ở nơi ẩm ướt. Thi thoảng cần đem dược liệu ra phơi nắng để tránh ẩm mốc.

Thành phần hóa học của dược liệu Bạch cập

Trong dược liệu Bạch cập có chứa các thành phần hoạt chất sau:

  • Theo Trung Dược Học: Nước, tinh dầu, tinh bột, chất nhầy, glucose,…
  • Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam: Tinh dầu, chất nhầy, glycogen,…
Sử dụng bộ phận thân rễ (củ) của cây Bạch cập để làm thuốc chữa bệnh
Sử dụng bộ phận thân rễ (củ) của cây Bạch cập để làm thuốc chữa bệnh

Tính vị và quy kinh của dược liệu Bạch cập

Tính vị:

  • Vị đắng, tính bình (theo Bản Kinh)
  • Vị đắng, tính bình (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Vị đắng, ngọt, tính mát (theo Trung Dược Học)
  • Vị đắng, cay, tính hàn (theo Ngô Phổ Bản Thảo)
  • Vị ngọt, tính sáp (theo Y Học Khởi Nguyên)
  • Vị cay, không độc (theo Lôi Công Bào Chính Luận)

Quy kinh:

  • Kinh Phế, Vị và Can (theo Trung Dược Học)
  • Kinh Phế (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Kinh Phế (theo Bản Thảo Cương Mục)
  • Kinh Phế và Thận (theo Bản Thảo Tái Tân)

Tác dụng dược lý của dược liệu Bạch cập

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tác dụng cầm máu: Rút ngắn thời gian cầm máu của thỏ, gia nhanh tốc độ lắng máu. Mặt khác, ở một thí nghiệm khác cho thấy hồng cầu nhưng kết trong mạch máu ngoại vì, từ đó hình thành máu khối, có tác dụng bịt những máu tổn thương nhưng không gây tắc nghẽn ở các mạch máu lớn;
  • Tác dụng thủng dạ dày và hành tá tràng;
  • Tác dụng đối với dạ dày và đường ruột bị viêm.

Theo nền y học cổ truyền

  • Bổ phế, hóa đờm, cầm huyết, liễm huyết, sinh cơ (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
  • Tiêu viêm, liễm huyết, hu liễm, sinh cơ và cầm huyết (theo Trung Dược Học)
  • Sinh cơ và chỉ thống (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo)
  • Bổ phế hư, thu liễm phế khí, tiêu phế lao, chỉ khái thấu (theo Trấn Nam Bản Thảo)
  • Sinh cơ, thu liễm phế khí huyết (theo Bản Thảo Cương Mục)
  • Tiêu ung, chỉ huyết, liễm khí thấm đàm (theo Bản Thảo Hối Ngôn)
  • Tiết nhiệt, tán kết (theo Cảnh Nhạc Toàn Thư)

Chủ trị:

  • Trị vết thương bị bầm tím do bị té ngã hay tai nạn
  • Trị tay chân bị nứt nẻ
  • Trị ung nhọt lở loét
  • Trị ghẻ lở, ghẻ nước
  • Trị động kinh
  • Trị đau mắt đỏ, hay chảy nước mắt
  • Trị bỏng do nước sôi hay do lửa

Cách dùng và liều lượng sử dụng dược liệu Bạch cập

Cách dùng: Có thể sử dụng độc vị dược liệu Bạch cập hoặc kết hợp cùng với một số vị thuốc khác ở dạng dùng tươi (thuốc sắc), dạng bột hoặc nhai nát để đắp ngoài.

Liều dùng: Dùng 8 – 10 gram/ ngày.

Dược liệu Bạch cập thường sử dụng ở dạng bột để hoàn thành viên, sắc lấy nước dùng hoặc để đắp ngoài
Dược liệu Bạch cập thường sử dụng ở dạng bột để hoàn thành viên, sắc lấy nước dùng hoặc để đắp ngoài

Những bài thuốc hay từ dược liệu Bạch cập

Dưới đây là một số bài thuốc hay từ dược liệu Bạch cập đã được giới chuyên môn ghi lại và lưu truyền cho đến thế hệ hiện tại. Bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thực hiện khi cần thiết:

1. Bài thuốc từ Bạch cập trị tay chân nứt nẻ (theo Tân Tu Bản Thảo)

  • Chuẩn bị: Một ít dược liệu Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Nhai dược liệu Bạch cập rồi bôi trực tiếp lên bị trí da tay, da chân bị nứt nẻ. Giữ yên khoảng 20 – 30 phút rồi tiến hành rửa lại bằng nước sạch.

2. Bài thuốc sử dụng Bạch cập trị nứt nẻ tay chân (theo Hà nam Trung Y Tạp Chí 1985, 2:21)

  • Chuẩn bị: 30 gram Bạch cập, 3 gram Băng phiến cùng với 50 gram Đại hoàng.
  • Cách thực hiện: Đem những nguyên liệu đã được chuẩn bị tán thành bột mịn, thêm một ít mật ong để tạo thành một hỗn hợp hồ. Mỗi lần sử dụng một ít hỗn hợp để quệt lên vùng da bị nứt nẻ. Thực hiện mỗi ngày 3 lần vào mỗi buổi sáng, trưa và buổi tối trước khi đi ngủ.

3. Bài thuốc từ Bạch cập trị da dẻ nứt nẻ do trời lạnh (theo Tế Cấp Phương)

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Mang dược liệu Bạch cập tán thành bột mịn. Thêm một ít nước lọc rồi trộn đều rồi đem thoa trực tiếp lên vùng tay vùng chân có da bị nứt nẻ.

4. Bài thuốc sử dụng Bạch cập trị mụn nhọt bị lở loét (theo Tụ Trân Phương)

  • Chuẩn bị: 20 gram Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Đem dược liệu Bạch cập tán thành bột mịn rồi khuấy đều cùng với một lượng nước vừa đủ. Vớt gạn bột lên một miếng giấy mỏng rồi đem dán lên vị trí bị mụn nhọt. Thực hiện mỗi ngày một lần và kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh tình có dấu hiệu thuyên giảm hoàn toàn.

5. Bài thuốc từ Bạch cập trị chảy máu cam (theo Kinh Nghiệm Phương)

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Đem Bạch cập tán nhỏ rồi trộn cùng với một ít nước ấm, sau đó tiến hành đắp thuốc vào giữa sơn căn. Bên cạnh đó, kết hợp cùng với việc dùng thuốc, với mỗi lần sử dụng 4 gram cùng với nước ấm.

6. Bài thuốc từ Bạch cập trị chứng ho gà

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Mang dược liệu Bạch cập tán thành bột. Mỗi lần sử dụng một ít để uống cùng với nước ấm.

7. Bài thuốc sử dụng Bạch cập trị ho ra máu, giãn phế quản

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Đem dược liệu Bạch cập tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 2 – 4 gram để dùng cùng với nước ấm. Dùng thuốc mỗi ngày 3 lần và lộ trình sử dụng kéo dài trong vòng 3 tháng.

8. Bài thuốc từ Bạch cập trị ho ra máu (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

  • Chuẩn bị: 40 gram Bạch cập, 20 gram Ngẫu tiết, 12 gram Tỳ bà diệp, A giao (sao cùng với 12 gram Cáp phấn).
  • Cách thực hiện: Tiến hành sắc nước Sinh địa rồi trộn cùng với hỗn hợp bột (các vị thuốc trên đã tán thành bột mịn) để hoàn thành viên. Mỗi lần sử dụng 8 gram để uống cùng với nước ấm.

9. Bài thuốc sử dụng Bạch cập trị bệnh lao

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Đem tán thành bột và cất trữ vào trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 6 gram cùng với ly nước ấm.

10. Bài thuốc từ Bạch cập trị bệnh lao phổi trong đờm có ít máu

  • Chuẩn bị: 8 phần Bạch cập và 4 phần Tam thất.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên tán thành bột mịn. Mỗi lần sử dụng 4 gram cùng với nước ấm và dùng thuốc mỗi ngày 2 lần.

11. Bài thuốc sử dụng Bạch cập trị áp xe phổi, ho khạc ra máu (theo Sổ tay Lâm Sàng Trung Dược)

  • Chuẩn bị: Bạch cập, Bách hợp và Phục linh mỗi vị 12 gram cùng với 20 gram Ý dĩ và 6 gram Xuyên bối.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc lấy nước để dùng. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm, nếu thuốc đã nguội nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.

12. Bài thuốc từ Bạch cập trị bỏng lửa (theo Triệu Chân Nhân Phương)

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Đem Bạch cập tán thành bột mịn, thêm một ít dầu rồi quệt lên vùng da bị bỏng do lửa. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

13. Bài thuốc từ Bạch cập trị bỏng lửa, bỏng nước sôi và chấn thương ngoại khoa

  • Chuẩn bị: Chất nhớt từ dược liệu Bạch cập và Vaseline.
  • Cách thực hiện: Bôi một lớp mỏng chất nhớt Bạch cập, sau đó đắp gạc Vaseline lên và tiến hành bọc lại. Mỗi ngày thay băng một lần.
Bạch cập và những bài thuốc hay từ vị thuốc này
Bạch cập và những bài thuốc hay từ vị thuốc này

14. Bài thuốc sử dụng dược liệu Bạch cập trị chân khí đau nhức (theo Sinh Sinh Biên Phương)

  • Chuẩn bị: Bạch cập và Thạch lựu bì mỗi vị 8 gram.
  • Cách thực hiện: Mang hai vị thuốc đã được chuẩn bị nghiền nát thành bột mịn, thêm một ít mật rồi hoàn thành viên với kích thước bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần sử dụng 3 viên cùng với nước lá Ngải pha cùng với một ít giấm.

15. Bài thuốc từ Bạch cập trị lưỡi sưng cộm (theo Thánh Huệ Phương)

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Tán Bạch cập thành bột mịn, tẩm cùng với một ít sữa không đường. Sau đó, tiến hành đắp vào lòng bàn chân. Áp dụng mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.

16. Bài thuốc từ Bạch cập trị chứng sa tử cung ở phụ nữ (theo Quảng Tế Phương)

  • Chuẩn bị: Bạch cập và Xuyên ô với liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Mang hai nguyên liệu đã được chuẩn bị nghiền nát rồi cho vào giấy gói lụa với mỗi gói là 4 gram. Mỗi lần sử dụng 1 gói để đút vào trong lỗ âm đạo chừng 1 ngón trỏ. Khi có cảm giác nóng trong bụng dưới từ rút ra. Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

17. Bài thuốc từ Bạch cập giúp làm lành vết thương do dao chém đứt (theo Thánh Huệ Phương)

  • Chuẩn bị: Bạch cập và Thạch cao (nung) với liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Sau khi tán nhỏ hai vị thuốc trên, người bệnh tiến hành đắp vào vị trí bị thương.

18. Bài thuốc từ Bạch cập trị bụi phổi (biểu hiện: đau ngực, thở gấp, ho, ho ra máu, khạc đờm đen,…)

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Đem tán thành bột mịn, thêm một ít mật để làm thành viên với kích thước mỗi viên bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần sử dụng 5 viên để uống cùng với nước ấm và dùng thuốc mỗi ngày 3 lần.

19. Bài thuốc từ Bạch cập trị lao hang xơ hóa mãn tính

  • Chuẩn bị: 1000 gram Bạch cập cùng với Xuyên bối mẫu, Bách hợp, Mẫu lệ và Bách bộ mỗi vị 300 gram
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ các vị thuốc có trong một thang thuốc trên tán thành bột mịn. Sau đó thêm một ít mật rồi hoàn thành viên với mỗi viên nặng khoảng 10 gram. Mỗi lần sử dụng 1 viên cùng với ly nước ấm và dùng mỗi ngày 2 – 3 lần sau mỗi bữa ăn.

20. Bài thuốc từ Bạch cập trị tiêu ra máu do rách hậu môn

  • Chuẩn bị: Bạch cập và Thạch cao với liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Mang hai vị thuốc đã được chuẩn bị đem tán thành bột mịn rồi nấu thành cao. Mỗi lần sử dụng một ít để quét một lớp lên băng gạc rồi đem đắp lên vùng bị đau.

21. Bài thuốc từ Bạch cập trị xuất huyết do viêm loét dạ dày

  • Chuẩn bị: Bạch cập và Ô tặc cốt mỗi vị 2 gram.
  • Cách thực hiện: Tán hai vị thuốc trên thành bột mịn để dùng với nước ấm. Dùng thuốc mỗi ngày 3 – 4 lần với liều lượng đã được nêu trên.

22. Bài thuốc từ Bạch cập trị phế bị hang lâu ngày không khỏi, ho ra máu mủ

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Mỗi lần sử dụng 10 gram bột Bạch cập cùng với nước ấm. Dùng thuốc mỗi ngày một lần duy nhất vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

23. Bài thuốc từ Bạch cập trị phế ung, nôn ra máu (theo Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)

  • Chuẩn bị: Bạch cập.
  • Cách thực hiện: Đem Bạch cập nghiền nát thành bột mịn và cất vào trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 12 gram cùng với nước cơm.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dược liệu Bạch cập và một số bài thuốc hay từ dược liệu này. Những đối tượng quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu Bạch cập hay ung nhọt đã vỡ tuyệt đối không sử dụng những bài thuốc từ dược liệu này. Mặt khác, không được kết hợp dược liệu Bạch cập cùng với các vị thuốc vị đắng có tính hàn. Đồng thời, tham khảo ý kiến từ bác sĩ để biết thêm những công dụng khác cũng như liều lượng sử dụng dược liệu này.

Có thể bạn đọc quan tâm:

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *