Bệnh chàm vi khuẩn là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Bệnh chàm vi khuẩn hình thành và phát triển khi vết thương bị xâm nhập bởi các loại virus, vi khuẩn hoặc các loại nấm. Hầu hết người mắc bệnh thường phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu, bệnh dễ dàng chuyển biến theo chiều hướng xấu và quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, nếu điều trị không đúng cách, bệnh còn có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh chàm vi khuẩn là gì? Nguy hiểm như thế nào?
Tìm hiểu bệnh chàm vi khuẩn là gì? Nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị và phòng ngừa bệnh

Bệnh chàm vi khuẩn là gì?

Bệnh chàm vi khuẩn là một dạng viêm da nghiêm trọng có khả năng hình thành nên nhiều triệu chứng nguy hiểm như phát ban đỏ, ngứa ngáy, viêm loét. Những vết thương, vết loét mở có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm men và các loại virus xâm nhập. Từ đó dẫn đến nhiễm khuẩn và hình thành bệnh. Bệnh chàm nhiễm trùng là một cách gọi khác của bệnh chàm vi khuẩn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh chàm vi khuẩn

Bệnh chàm nhiễm trùng xuất hiện phổ biến ở những người thường xuyên bị viêm loét. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân mắc bệnh chàm đều rơi vào tình trạng nhiễm trùng. Chỉ khi những vết thương tồn tại ngay tại vị trí phát bệnh chàm bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn, nấm, virus thì bệnh mới chuyển biến theo chiều hướng xấu, gây biến chứng thành chàm vi khuẩn.

Bệnh chàm nhiễm trùng sẽ hình thành khi vết thương bị xâm nhập bởi một số tác nhân gây hại sau:

  • Staphylococcus aureus: Khi vết thương tại vùng da bị chàm bị xâm nhập bởi tụ cầu khuẩn, bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ và lây lan qua vùng da khác của cơ thể. Đồng thời gây nên tình trạng nhiễm trùng. Đối với nguyên nhân gây bệnh là Staphylococcus aureus, thời gian lành bệnh sẽ lâu hơn so với thông thường. Bên cạnh đó quá trình điều trị bệnh cũng gặp nhiều khó khăn.
  • Virus herpes: Những người mắc bệnh chàm nhiễm trùng do sự xâm nhập của virus herpes sẽ thường xuyên bị tái phát và có tỉ lệ lây nhiễm rất cao.
  • Nhiễm nấm, ký sinh: Giun đũa được xếp vào danh sách các nguyên nhân phổ biến khi bệnh chàm chuyển biến theo chiều hướng xấu và hình thành nên tình trạng nhiễm trùng.

Triệu chứng của bệnh chàm vi khuẩn

Khi mắc bệnh chàm vi khuẩn, người bệnh sẽ nhận thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện dưới đây:

  • Có cảm giác nóng rát da nghiêm trọng
  • Triệu chứng ngứa ngáy xuất hiện thường xuyên, nặng nề và không thể kiểm soát
  • Da viêm sưng và phồng rộp
  • Chảy dịch mủ có màu trắng hoặc màu vàng. Dịch mủ có mùi hôi khó chịu
  • Mụn nước xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên dày đặc trên da
  • Đau đớn.

Ngoài những triệu chứng nêu trên, khi bị chàm nhiễm khuẩn, người bệnh còn có biểu hiện nóng lạnh thất thường, sốt, ớn lạnh. Những triệu chứng này khiến người bệnh nhầm lẫn bệnh chàm nhiễm trùng với bệnh cúm, gây khó khăn cho việc điều trị.

Triệu chứng của bệnh chàm vi khuẩn
Triệu chứng của bệnh chàm vi khuẩn gồm viêm, sưng, chảy dịch mủ có màu trắng hoặc màu vàng, ngứa ngáy,  có cảm giác nóng rát da nghiêm trọng

Bệnh chàm vi khuẩn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh chàm vi khuẩn là một dạng biến chứng thường thấy của bệnh chàm. Bệnh có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt cho làn da và sức khỏe tổng thể. Bao gồm:

  • Bệnh kéo dài, khó điều trị
  • Để lại sẹo gây mất thẩm mỹ
  • Làm tăng tần suất xuất hiện và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng như viêm đỏ, phồng rộp da, ngứa rát…

Ngoài ra, nếu không có biện pháp điều trị thích hợp, người bệnh còn nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

Đối với nhiễm trùng tụ cầu khuẩn

Nếu không có chế độ chăm sóc và không có những biện pháp điều trị thích hợp, bệnh chàm nhiễm khuẩn do nhiễm tụ cầu khuẩn xâm nhập sẽ phát triển theo chiều hướng xấu. Bên cạnh đó, nhiễm trùng tụ cầu khuẩn khi xuất hiện lâu ngày sẽ có nguy cơ cao phát triển thành nhiễm trùng máu, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Đối với nhiễm trùng do nhiễm virus herpes

Bệnh chàm nhiễm khuẩn do nhiễm virus herpes nếu không sớm điều trị sẽ khiến những vết loét trên da trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, bệnh còn làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây hại của nhiều bệnh lý nguy hiểm khác xâm nhập. Cụ thể như bệnh giang mai, bệnh HIV… Ngoài ra nhiễm trùng do nhiễm virus herpes còn có thể gây mù lòa và dẫn đến tử vong.

Đối với nhiễm trùng do nhiễm giun đũa

Tình trạng nhiễm trùng do nhiễm giun đũa có khả năng tác động đến gan, hệ thần kinh và da. Sau đó hình thành nên các bệnh lý nguy hiểm gồm: Thiếu máu kéo dài, khối u não, gan to…

Bệnh chàm vi khuẩn nguy hiểm như thế nào?
Bệnh chàm nhiễm trùng do nhiễm giun đũa có khả năng tác động đến gan, hệ thần kinh và da, sau đó hình thành nên các bệnh lý nguy hiểm gồm thiếu máu kéo dài, khối u não, gan to…

Phương pháp điều trị bệnh chàm vi khuẩn

Phương pháp dùng trong điều trị bệnh chàm vi khuẩn sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và loại nhiễm trùng ở hiện tại. Chính vì thế, ngay sau khi những biểu hiện của bệnh xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi thông tin cùng với bác sĩ để được kiểm tra.

Trước khi áp dụng phương pháp chữa bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn chẩn đoán bệnh lý bằng cách quan sát các triệu chứng. Để kết quả chẩn đoán bệnh lý trở nên chính xác hơn, giúp việc chữa bệnh đi đúng hướng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu da để xác định mức độ tổn thương và nguyên nhân gây nhiễm trùng.

Sử dụng thuốc

Để kiểm soát bệnh lý và những biểu hiện khó chịu của bệnh chàm vi khuẩn, bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một trong những loại thuốc chữa bệnh dưới đây:

Thuốc kháng virus

Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng virus sẽ được sử dụng khi bệnh chàm nhiễm khuẩn của bạn xuất hiện là do sự xâm nhập của các loại virus. Việc sử dụng thuốc này sẽ giúp người bệnh kháng viêm, ức chế hoạt động của tác nhân gây hại. Đồng thời thúc đẩy những vết thương tồn tại trên bề mặt da mau chóng liền lại, giảm sưng và giảm ngứa ngáy.

Thuốc kháng sinh

Đối với những bệnh nhân bị chàm nhiễm khuẩn do sự tác động của virus, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng thuốc kháng sinh đường uống. Đối với những trường hợp nặng, thuốc kháng sinh đường tiêm có thể được xem xét và sử dụng. Việc sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị chàm nhiễm khuẩn sẽ giúp người bệnh ngăn chặn sự tác động của các loại vi khuẩn. Đồng thời kháng viêm, giảm đau, giảm sưng và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.

Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chàm nhiễm khuẩn do vi khuẩn, giúp bệnh mau chóng thuyên giảm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng đồng thời thuốc kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm cùng với kem steroid. Việc sử dụng kem steroid trong điều trị nhiễm khuẩn sẽ giúp bệnh nhân ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các loại vi khuẩn trên bề mặt da. Đồng thời cải thiện triệu chứng sưng đỏ da.

Kem chống nấm, thuốc diệt ký sinh

Kem chống nấm, thuốc diệt ký sinh sẽ được sử dụng khi bệnh chàm nhiễm khuẩn xảy ra do nhiễm nấm men hoặc bị ký sinh trùng xâm nhập. Tương tự như thuốc kháng sinh và thuốc kháng virus, kem chống nấm và thuốc diệt ký sinh sẽ giúp người bệnh cải thiện những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Đồng thời tiêu diệt các tác nhân gây hại và thúc đẩy quá trình tái tạo làn da.

Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng virus, kem chống nấm, thuốc diệt ký sinh để điều trị bệnh chàm vi khuẩn

Chăm sóc tại nhà

Để quá trình điều trị bệnh chàm nhiễm khuẩn trở nên suôn sẻ hơn, người bệnh cần chú ý và áp dụng chế độ chăm sóc phù hợp. Cụ thể như:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bệnh, tắm rửa mỗi ngày
  • Không chà xát, không gãi ngứa 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi ngoài da theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa 
  • Không sử dụng những loại thực phẩm có khả năng gây kích ứng da
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để tránh da bị chà xát và làm nặng hơn tình trạng nhiễm khuẩn.

Đối với những trường hợp kháng thuốc, người bệnh có thể xem xét và áp dụng các biện pháp tự nhiên. Người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một vài gợi ý dưới đây. Đồng thời trao đổi thêm ý kiến của của bác sĩ về việc bổ sung những biện pháp này vào quá trình điều trị bệnh chàm vi khuẩn.

  • Sử dụng những loại kem dưỡng da, xà phòng có nguồn gốc từ thiên nhiên để giảm viêm và làm mềm da.
  • Sử dụng men vi sinh để nâng cao sức khỏe của đường tiêu hóa, giúp giảm bớt những tác dụng phụ xảy ra trên cơ quan này khi sử dụng các loại thuốc khàn sinh.
  • Dùng các loại thảo dược đường uống. Những dưỡng chất có trong thảo dược sẽ giúp bạn nâng cao hiệu quả diệt trừ nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe.
  • Sử dụng muối và các loại tinh dầu để tắm. Bởi những dưỡng chất có trong muối và tinh dầu có khả năng kháng viêm, chống khuẩn và loại bỏ sự nhiễm trùng, giúp cải thiện vết thương trên bề mặt da.

Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm vi khuẩn

Khi bị chàm (chàm da, chàm bìu, chàm sinh dục ở phụ nữ và nam giới…), bất kỳ vùng da nào cũng có nguy cơ cao bị nhiễm trùng. Do đó, để đảm bảo vết thương của bệnh chàm không bị nhiễm khuẩn, không phát triển theo chiều hướng xấu dẫn đến chàm nhiễm khuẩn, người bệnh nên chú ý đến những điều dưới đây:

  • Giữ cho da luôn khô thoáng, sạch sẽ và đủ độ ẩm
  • Không dùng tay hoặc sử dụng đồ vật để chà xát, cào, gãi ngứa. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt các vết trầy xước trên vùng da đang bị chàm. Đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng.
  • Chú ý đến chế độ ăn uống mỗi ngày, bổ sung nhiều vitamin C để nâng cao sức đề kháng, uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm do da. Đồng thời tránh xa những yếu tố có khả năng tác động và tạo điều kiện cho các triệu chứng của bệnh chàm phát triển. Bao gồm đổ mồ hôi, nhiệt độ, dị ứng…
  • Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và phương pháp chữa bệnh chàm do bác sĩ chuyên khoa đề ra.
Biện pháp phòng ngừa bệnh chàm vi khuẩn
Tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị và phương pháp chữa bệnh chàm do bác sĩ chuyên khoa đề ra để phòng ngừa bệnh chàm vi khuẩn

Thời gian điều trị bệnh chàm vi khuẩn phụ thuộc vào loại nhiễm trùng, phạm vi và mức độ tổn thương, mức độ phát triển bệnh lý. Chính vì thế, để đảm bảo quá trình chữa bệnh đi đúng hướng, bệnh mau chóng thuyên giảm, người bệnh cần áp dụng đúng phương pháp chữa bệnh của bác sĩ. Bệnh nhân không được tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng sử dụng thuốc.

Bệnh chàm nhiễm trùng có nguy cơ tái phát trong tương lai. Do đó, bên cạnh phác đồ chữa bệnh, bạn nên áp dụng thêm một chế độ sinh hoạt và ăn uống phù hợp. Đồng thời áp dụng các biện pháp phòng ngừa và chăm sóc da hợp lý.

Ngày Cập nhật 19/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *