Bệnh động kinh có chữa khỏi được không? – Chuyên gia giải đáp

“Bé nhà tôi bị động kinh lúc 10 tuổi, đã chữa hơn 2 năm nay, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ (2 lần/ngày). Đến nay, bé chỉ còn bị 1 – 2 cơn nhỏ/tháng, mỗi cơn khoảng 20 – 30 giây thì dứt hẳn. Xin hỏi bác sĩ, bệnh động kinh có chữa khỏi được không?” (Minh Nguyệt, Đông Anh, Hà Nội)

Bệnh động kinh có chữa khỏi được không?

Minh Nguyệt thân mến, bệnh động kinh là căn bệnh phổ biến, ước tính chiếm 0,5-1% dân số. Ước tính, hơn 50% tỷ lệ người mắc bệnh xuất hiện ở trẻ em, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

Động kinh là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, xảy ra ở mọi lứa tuổi
Động kinh là căn bệnh phổ biến và nguy hiểm, xảy ra ở mọi lứa tuổi

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh động kinh vẫn có thể chữa khỏi hoàn toàn. Theo TS Cao Vũ Hùng – Trưởng khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhi Trung ương: “Trên 60% bệnh nhân bị động kinh kiểm soát được cơn và khỏi hoàn toàn sau liệu trình điều trị, chất lượng sống cải thiện. Khoảng 40% bệnh nhân động kinh nặng, tồn tại cơn dai dẳng, thậm chí kháng thuốc.”

* Cần điều trị tới cùng bệnh động kinh!

Cháu N.V.T (Hà Tĩnh) bị động kinh thể nhẹ. Sau khi điều trị động kinh bằng thuốc 2 năm, tình trạng sức khỏe của cháu đỡ nhiều và dần ổn định. Thấy cháu gần như khỏi bệnh, bố mẹ đã tự động giảm liều thuốc mà bác sĩ kê.

Sử dụng bài thuốc thảo dược bí truyền được nghiên cứu bài bản, người bệnh đã KHỎI HẲN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH và chia sẻ kinh nghiệm khỏi bệnh của mình. [ Mời bạn đọc tham khảo để có giải pháp điều trị bệnh hiệu quả]

Kết quả là, chỉ trong một thời gian ngắn, bệnh động kinh của cháu tiến triển nặng. Đi khám, bác sĩ mới biết, do gia đình chủ quan không tuân thủ điều trị, dẫn tới mất cơ hội chữa khỏi bệnh cho cháu. Đây là một trong số hàng trăm ca bệnh động kinh đáng tiếc vì không tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị dứt điểm, bệnh đáng lẽ khỏi mà trở thành nặng.

“Việc điều trị bệnh động kinh cần kiên trì. Sau khi điều trị giảm, dứt cơn co giật, người bệnh vẫn cần duy trì dùng thuốc đều đặn 2 – 3 năm sau đó mới có thể khỏi bệnh hoàn toàn. Việc tự ý dừng điều trị đột ngột cho bệnh nhân hoặc tự ý tăng/giảm liều có thể dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Cần chú ý rằng, khoảng 2 – 3% bệnh nhân sau khi điều trị động kinh vẫn bị lên cơn co giật. Trong trường hợp này, người bệnh và người thân không nên quá lo lắng vì khả năng khỏi bệnh trở lại của người bệnh cũng nhanh chóng hơn.”, TS Hùng nhấn mạnh.

Hiện nay, bệnh nhân điều trị động kinh có nhiều cách như dùng thuốc kháng động kinh để làm giảm cơn co giật, dùng thuốc Đông y hoặc phẫu thuật. Ở một vài trường hợp nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo chữa động kinh tại nhà bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống.

Việc điều trị động kinh cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng/giảm/ngưng liều đột ngột có thể dẫn tới tác dụng phụ không mong muốn.

Bỏ túi cách sơ cứu và phòng bệnh động kinh đúng cách?

Dưới đây là những điều nên làm để sơ cứu người co giật, động kinh:

  • Giữ bình tĩnh, không la lối om sòm
  • Yêu cầu người xung quanh lùi ra sau
  • Đỡ lưng người bị co giật nằm xuống 1 mặt phẳng như sàn nhà hoặc đệm, không nằm giường
  • Xoay người lên cơn động kinh về 1 bên, kê gối mềm dưới lưng người co giật để dễ thở hơn
  • Loại bỏ hết vật cứng, nhọn, dễ vỡ xung quanh người bệnh
  • Theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra để bạn có thể kể lại với bác sĩ
  • Xem đồng hồ, tính thời gian cơn co giật, nếu cơn co giật quá 5 phút phải gọi cấp cứu
Hướng dẫn sơ cứu bệnh động kinh nhất định bạn cần biết
Hướng dẫn sơ cứu bệnh động kinh nhất định bạn cần biết

Đối với người bị bệnh động kinh, việc duy trì chế độ ăn uống, sinh hoạt đúng cách là vô cùng quan trọng để phòng ngừa bệnh:

  • Ăn nhiều các loại rau và hoa quả, không ăn nhiều chất đạm
  • Hạn chế đồ cay nóng, rượu bia và các loại đồ uống kích thích
  • Uống 200ml nước ấm khi thức dậy và uống đủ 2 lít nước/ngày
  • Tránh căng thẳng, áp lực, luôn giữ tâm trạng thoải mái
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng để lao lực
  • Đi ngủ sớm, không thức khuya
  • Thăm khám bệnh định kỳ 6 tháng/lần
Bệnh động kinh nên ăn gì? kiêng ăn gì để bệnh mau khỏi
Người bị bệnh nên ăn nhiều quả phật thủ, rau củ quả xanh và hạn chế bia rượu

Nội dung bài viết kể trên đã đề cập tới vấn đề bệnh động kinh có chữa được không và hướng phòng bệnh hiệu quả. Mong rằng, những thông tin chia sẻ trên hữu ích dành cho bạn. Động kinh là căn bệnh nguy hiểm có thể gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng sống của người bệnh.

Ngay khi nhận thấy các triệu chứng động kinh dù là nhỏ nhất, người bệnh hãy chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám, điều trị kịp thời. Chúc các bạn sức khỏe!

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh được biết đến là thần y mát tay trong điều trị bệnh lý mất ngủ. Với y thuật cao siêu cùng bài thuốc đặc trị hiệu quả sẽ giúp người bệnh lấy lại giấc ngủ ngon tới sáng. XEM NGAY!

Bình luận (4)

  1. Trần Hải says: Trả lời

    Tình trạng cáu gắt bạo lực và đập đồ đạc là dấu hiệu của bệnh thần kinh rồi chứ ko phải động kinh bạn nhé. Động kinh là tổn thương não chứ ko phải tổn thương ý thức bạn nhé. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

  2. Nguyễn thị vui says: Trả lời

    Bị động kinh hơn 10 năm vẫn uống thuốc đều nhưng nhiều khi nóng tính hoặc k kìm chế được mình thì hay cáu gắt hoặc đánh đập người thân và những thứ đồ đạc xung quanh. Bác sỹ cho e lời khuyên và cách điều trị với ạ

    1. An Kỳ says: Trả lời

      Tình trạng cắu gắt bạo lực và đập đồ là dấu hiệu của bệnh thần kinh rồi chứ ko phải động kinh bạn nhé. Động kinh là tổn thương não chứ ko phải tổn thương ý thức nhé. Cảm ơn bạn đã chia sẻ.

  3. Nguyễn thị vui says: Trả lời

    Bệnh động kinh lâu năm liệu có chữa khỏi được không

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *