Bệnh động kinh có di truyền không?

“Bé nhà tôi hay bị sốt cao, có biểu hiện co giật nhẹ. Xin hỏi, đó có phải là triệu chứng động kinh không? Bệnh động kinh có di truyền không, thưa bác sĩ? Chồng tôi từng có tiền sử bị mắc căn bệnh này. Rất mong được tư vấn sớm.” (Thái Linh, 32 tuổi, Hà Nội)

Chuyên gia giải đáp: Bệnh động kinh có di truyền không?

Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường – Nguyên Phó giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc cho biết, sốt co giật là tình trạng co giật xảy ra khi trẻ bị sốt. Để biết chính xác rằng trẻ có bị động kinh hay không, bạn cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán chính xác.

Tỷ lệ động kinh ở trẻ ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh
Tỷ lệ động kinh ở trẻ ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh

Thực chất, động kinh là bệnh có liên quan tới yếu tố di truyền. Tỷ lệ di truyền sẽ phụ thuộc vào từng thể bệnh và sẽ khác nhau giữa các thế hệ trong mỗi gia đình.

Theo kết quả của các nghiên cứu cho thấy:

  • Nếu bố mẹ từng bị động kinh, con cái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Càng nhiều thành viên trong gia đình mắc động kinh, tỷ lệ di truyền càng cao.
  • Nếu bố mẹ bị bệnh này do tai nạn vùng đầu, tỷ lệ con cái bị động kinh thấp, thậm chí không có.
  • Tỷ lệ di truyền ở người bị động kinh vô căn cao hơn người mắc bệnh xác định được nguyên nhân.
  • Động kinh toàn thể có khuynh hướng di truyền nhiều hơn so với thể cục bộ.
Bệnh động kinh vẫn có nguy cơ di truyền, nhưng tỷ lệ khá thấp
Bệnh động kinh vẫn có nguy cơ di truyền, nhưng tỷ lệ khá thấp

Được biết, tỷ lệ bị động kinh trong cộng đồng là gần 2%. Trường hợp, cha mẹ từng bị động kinh, tỷ lệ con bị bệnh là:

  • Nếu chỉ cha mắc bệnh: gần 2 – 4%
  • Nếu chỉ mẹ mắc: gần 5%
  • Nếu cả cha và mẹ đều mắc: 9 – 12%

Bệnh động kinh ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm hoặc điều trị sai cách dễ gây nguy hiểm cho trẻ như: gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ, gây rối loạn tâm lý, làm giảm khả năng sinh sản của trẻ về sâu. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể gây tử vong do tim ngừng đột ngột.

Cách chữa bệnh động kinh phổ biến hiện nay

Có nhiều cách chữa bệnh động kinh như dùng thuốc Tây (Valproate, Barbituric, Carbamazépine, Vigabatrin…), thuốc Đông y, mẹo chữa dân gian từ cây cổ (cây xấu hổ, cây câu đằng, cây đinh lăng) hoặc phẫu thuật đối với các trường hợp kháng thuốc.

Để biết chính xác, người bệnh nên điều trị bằng phương pháp nào, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm chuyên khoa như thử máu, chụp CT, chụp MRI… Sau bị xác định chính xác vùng não bộ bị tổn thương gây ra những cơn co giật, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phác đồ điều trị phù hợp và chính xác nhất.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ mọi hướng dẫn của bác sĩ. Việc điều trị cần thường xuyên, đều đặn và lâu dài. Tuyệt đối không tự ý ngưng điều trị đột ngột có thể gây biến chứng hoặc tai biến.

Bố mẹ cần làm gì khi trẻ nhỏ lên cơn động kinh?

Khi trẻ có dấu hiệu động kinh, bố mẹ cần đảm bảo con đang ở không gian an toàn, ít vật dụng xung quanh. Tiếp theo, bố mẹ nên:

  • Cho trẻ nằm xuống sàn nhà, tuyệt đối không nằm trên giường
  • Tuyệt đối không kiềm chế cử động của trẻ
  • Nới lỏng quần áo cho trẻ, đặc biệt ở khu vực cổ hoặc đầu
  • Không cố mở miệng trẻ, đặt một vật vào giữa răng trẻ
Xử lý đúng cách khi trẻ bị động kinh giúp trẻ giảm thiểu tổn thương
Xử lý đúng cách khi trẻ bị động kinh giúp trẻ giảm thiểu tổn thương

Nhiều phụ huynh có quan niệm khi trẻ lên cơn động kinh sẽ cho trẻ ngậm khăn để tránh trẻ tự cắn lưỡi. Tuy nhiên, điều đó có thể khiến trẻ bị ngạt thở. Khi cơn co giật đi qua, trẻ thường có biểu hiện kiệt sức, mệt mỏi, thậm chí rơi vào trạng thái ngủ sâu vài giờ đồng hồ liên tục, bố mẹ hãy để trẻ được nghỉ ngơi.

Bệnh động kinh thường khởi phát là do gen di truyền, kết hợp với yếu tố môi trường. Chúng ta khó có thể can thiệp tới yếu tố gen, nhưng hoàn toàn có thể tác động tới môi trường sống.

Để hạn chế bệnh động kinh ở trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh, bố mẹ cần thực hiện theo một số lời khuyên dưới đây:

  • Tránh để trẻ bị sốt cao co giật nhiều lần
  • Không để trẻ bị căng thẳng, áp lực về tâm lý
  • Cho trẻ tiêm ngừa các bệnh về não
  • Cho con sử dụng các thực phẩm sạch, tốt cho người bị động kinh
  • Trang bị cho con những kiến thức tránh xa các chất kích thích, chất gây nghiện

Trên đây là một vài chia sẻ về vấn đề bệnh động kinh có di truyền không? Động kinh là bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Vì thế, khi trẻ có biểu hiện động kinh, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được tiếp nhận sự chăm sóc đặc biệt.

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *