Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em – Thường gặp, không khó trị

Bệnh trẻ phỏng ở trẻ em là bệnh ngoài da thường xuất hiện vào mùa hè, khí hậu nóng ẩm. Bệnh có tính lây nhiễm cao, nếu không được điều trị dứt điểm có thể trở thành dịch. Nguy hiểm hơn, bệnh chuyển biến xấu gây viêm cầu thận.

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em
Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em nếu không chữa trị sớm có thể gây biến chứng viêm cầu thận

Tìm hiểu về bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em là bệnh lý nhiễm trùng da do vi khuẩn hình cầu gây nên. Bệnh rất dễ lây nhiễm, không chỉ từ vùng da này sang vùng da khác mà còn lây lan từ người này sang người khác. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây nhiễm từ động vật hoặc từ đất sang người khỏe mạnh. 

Nguyên nhân lây nhiễm bệnh có thể là do vi khuẩn hình cầu khu trú trong móng tay xâm nhập vào cơ thể thông qua vết trầy xước khi trẻ gãi để lại trên da. Bên cạnh đó, bệnh hình thành cũng có thể là do trẻ tiếp xúc với người bệnh. Ngoài ra, ghẻ phỏng xuất hiện ở trẻ có thể là do trẻ dùng chung đồ dùng với đối tượng bệnh.

Tương tự như ở người lớn, dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em điển hình với các vết sưng đỏ, gây ngứa trên da. Các vết này hình thành các nốt mụn nước trông giống như bị phỏng. Sau thời gian, các nốt phỏng vỡ và khô lại, kết vảy màu vàng.

Nếu cha mẹ xử lý không tốt, dịch mủ chứa vi khuẩn có thể lan rộng và gây ghẻ phỏng ở vùng da mới. Ở trường hợp nhẹ, bệnh khi khỏi không gây sẹo. Tuy nhiên, ở những trẻ bị bệnh nặng, đặc biệt là ghẻ phỏng ở mũi và miệng có thể để lại sẹo và gây biến chứng viêm cầu thận nguy hiểm. Do đó, khi thấy trẻ xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ, cha mẹ cần đưa con thăm khám và chữa trị sớm.

trẻ bị ghẻ phỏng
Trẻ bị ghẻ phỏng thường được nhận biết bởi triệu chứng nổi mụn nước trên da

Điều trị bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Để chữa bệnh ghẻ phỏng cho trẻ cha mẹ có thể áp dụng các cách sau đây:

Dùng thuốc điều trị ghẻ phỏng ở trẻ em

Một số loại thuốc giúp kiểm soát triệu chứng ngứa và đau trên da thường được bác sĩ chỉ định dùng ở trẻ như:

  • Thuốc mỡ DEP: Nhờ chứa thành phần Diethyl phtalat 9,5g, thuốc mỡ DEP thường được chỉ định điều trị và phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng, ghẻ do côn trùng hoặc mạt, ve cắn. Thuốc có tác dụng giảm ngứa và cải thiện bệnh sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, cha mẹ không nên bôi thuốc lên vết thương hở hoặc vùng da bị trầy xước của con. Bên cạnh đó, không nên để thuốc dính vào miệng hoặc mắt của trẻ. Để sử dụng thuốc an toàn, cha mẹ nên tham khảo ý kiến chuyên gia da liễu trước khi áp dụng cho bé.
  • Kem Eurax 10%: Thuốc có tác dụng chống ngứa và giảm sưng ở vị trí nhiễm trùng da. Trước khi bôi Eurax điều trị, cha mẹ nên vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý. Mỗi ngày chỉ nên thoa 2 – 3 lần. Tuyệt đối không lạm dụng tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Ngoài các loại thuốc này trên, tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng ở mỗi trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chữa trị thích hợp. Vì vậy, để hạn chế tác dụng phụ và ngăn ngừa bệnh chuyển xấu do sử dụng sai thuốc, cha mẹ chỉ nên điều trị bệnh cho con theo đúng chỉ định từ chuyên gia. 

Thuốc trị ghẻ phỏng ở trẻ em
Điều trị ghẻ phỏng ở trẻ bằng kem Eurax

Chữa bệnh ghẻ phỏng cho trẻ tại nhà 

Cha mẹ có thể áp dụng các cách điều trị bệnh ghẻ phỏng tại nhà sau đây để kiểm soát triệu chứng bệnh cho trẻ.

  • Tinh dầu đinh hương: Một nghiên cứu đăng tải trên thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ về dầu đinh hương cho hay, các hoạt chất chiết xuất trong tinh dầu này có tác dụng chống bệnh ghẻ phỏng. Cha mẹ có thể nhỏ 4 – 5 giọt tinh dầu đinh hương và sữa tắm và tắm cho trẻ. Hoặc cũng có thể dùng tinh dầu thoa trực tiếp lên vùng da bị bệnh. 
  • Giấm trắng: Nguyên liệu có tính acid có thể giúp thay đổi độ pH của da và giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, cha mẹ có thể dùng chữa bệnh ghẻ phỏng cho trẻ. Cách điều trị đơn giản, các mẹ chỉ cần lấy 1 muỗng cà phê giấm trắng trộn với ½ bát nước ấm rồi nhúng bông và thoa đều lên làn da bị ghẻ phỏng. Sau khi thoa khoảng 10 phút, vệ sinh lại bằng nước ấm. Để triệu chứng bệnh nhanh chóng khỏi và ngăn ngừa nhiễm trùng, cha mẹ nên thoa giấm khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
  • Lá sầu đâu: Dược liệu có tác dụng diệt khuẩn, giúp hạn chế nhiễm trùng. Cha mẹ hái một nắm lá sầu đâu đem rửa sạch và giã nát. Sau khi vệ sinh vùng da bị bệnh, đắp lá sầu đâu lên 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể chữa bệnh cho con bằng cách nấu nước lá sầu đâu và tắm cho mỗi ngày cho trẻ.
  • Củ nghệ: Thảo dược có đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và chống viêm. Vì vậy, chúng có tác dụng giảm ngứa, sưng viêm và ngăn chặn vi khuẩn hình cầu lây nhiễm. Để chữa bệnh phỏng ghẻ ở trẻ, cha mẹ có thể sử dụng 1 củ nghệ tươi, rửa sạch, giã nát và trộn với nước cốt chanh, đắp lên khu vực bị tổn thương. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.

Lưu ý: Các biện pháp chữa ghẻ phỏng tự nhiên chưa được kiểm chứng rõ ràng. Do đó, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa trước khi áp dụng ở con.

Trẻ bị ghẻ phỏng
Kiểm soát triệu chứng bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em bằng lá sầu đâu

Phòng ngừa bệnh ghẻ phỏng ở trẻ em

Cha mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây để phòng ngừa sự lây nhiễm bệnh cho trẻ.

  • Ngăn ngừa sự lây lan của bệnh ghẻ phỏng ở trẻ bằng cách thường xuyên giặt quần áo, khăn choàng cổ hoặc vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng xà phòng diệt khuẩn hoặc nước nóng 100 độ C. Cha mẹ nên phơi đồ của trẻ dưới ánh nắng mặt trời sau khi giặt xong để loại bỏ vi khuẩn ẩn trong vải. Đồng thời nên thường xuyên ủi nóng giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Cắt móng tay và móng chân cho trẻ. Bên cạnh đó hướng dẫn trẻ cách vệ sinh thân thể và tay chân với xà phòng 
  • Khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên chăm sóc trẻ ở nhà. Không nên cho con đến trường học nhằm giúp kiểm soát sự lây nhiễm vi khuẩn gây ghẻ phỏng cho bạn. Trẻ chỉ có thể đến trường sau khi hoàn thành hai lần điều trị.
  • Hút bụi và vệ sinh nhà mỗi ngày giúp ngăn ngừa vi khuẩn lây lan, làm tăng nguy cơ tái phát bệnh

Bệnh phỏng ghẻ ở trẻ em cần được điều trị đúng để tránh gây biến chứng. Bên cạnh đó, để phòng ngừa bệnh lây nhiễm cho con, cha mẹ cần có kế hoạch chăm sóc và giữ vệ sinh sạch sẽ cho con mỗi ngày.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 12/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *