Bệnh Gout Cấp: Biểu Hiện & Cách Làm Giảm Nhanh Cơn Đau

Đặc trưng của gout cấp là các cơn đau nhức âm ỉ, khó chịu. Bệnh có khuynh hướng tái phát sau những bữa ăn giàu đạm hoặc uống bia rượu quá chén. Thay vì sử dụng thuốc, một số cách làm giảm nhanh cơn đau đơn giản như chườm lạnh, ngâm chân nước ấm,… mang lại hiệu quả đáng kể để đối phó với căn bệnh này.

Bệnh gout cấp
Bệnh gout cấp là giai đoạn giữa của gout với những biểu hiện viêm khớp đặc trưng

Các đợt tái phát bệnh gout cấp diễn ra không thường xuyên, triệu chứng ngắn hạn và dễ dàng đối phó. Nhưng nếu như không điều trị sớm, bệnh gout cấp sẽ tiến triển thành gout mạn tính khó điều trị dứt điểm. Từ đó, ở giai đoạn mạn tính bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều biến chứng xương khớp nguy hiểm hơn.

Gout cấp tính là gì?

Gout cấp tính trong Y học hiện đại được xác định là giai đoạn giữa của bệnh gout. Trong mỗi đợt tái phát, vùng bị gout có khuynh hướng tích trữ lượng tinh thể urat lớn hơn, lâu ngày hình thành gout mạn tính. Một số thống kê ghi nhận các cơn gout cấp tính lần đầu thường xảy ra ở nam giới có độ tuổi từ 35-55.

Nguyên nhân chính gây ra gout là do những rối loạn chuyển hóa acid uric trong cơ thể. Từ đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Đối với người bình thường, nồng độ acid uric trong máu chỉ vào khoảng 208-327μmol/l. Ở mức trên 416,5μmol/l sẽ được xem là tăng acid uric máu. Tình trạng này diễn biến lâu dài sẽ dẫn đến sự lắng đọng các tinh thể muối urat trong khớp và các tổ chức quanh khớp. Các tinh thể này có cấu trúc sắc nhọn và chúng là nguyên nhân gây ra các cơn đau nhức, sưng tấy dữ dội.

Bùng phát các đợt gout cấp thường diễn ra vào ban đêm, dấu hiệu xuất hiện đột ngột, người bệnh có cảm giác sưng đau dữ dội trong khoảng 12 – 24 giờ. Thường khởi phát gout cấp ở các ngón khớp cái (khoảng 75%), đồng thời các biểu hiện khác còn ở mu bàn chân, cổ gân, gót chân, đầu gối, cẳng tay, khủy tay,…

Triệu chứng gout cấp dễ nhận biết

Bệnh gout cấp có những biểu hiện đặc trưng là tình trạng đau nhức tại vùng khớp ngón chân, ngón tay cái, hoặc vùng đầu gối. Trong đó cơn đau nhức thường xuất hiện khi cơ thể bạn hấp thụ rượu, bia, hoặc do bữa ăn có nhiều thịt. Ngoài ra triệu chứng đau cấp tính còn xuất hiện sau khi người bệnh lao động nặng, sau nhiễm khuẩn cấp, ảnh hưởng phụ của một số thuốc,… 

Biểu hiện bệnh gout cấp
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh gout cấp là những cơn đau và sưng đỏ khớp diễn ra trong thời gian ngắn

Gout cấp là căn bệnh xương khớp dễ bị bỏ qua bởi những triệu chứng kém cụ thể, dễ bị nhầm lẫn với chứng đau nhức xương khớp thông thường. Cụ thể người bệnh có thể phân biệt dấu hiệu bệnh gout cấp so với những căn bệnh khác thông qua những biểu hiện sau:

– Cơn đau gout cấp xuất hiện đột ngột, thường kèm theo các triệu chứng sưng tấy, ửng đỏ tại những vùng khớp ngón tay cái, cổ chân, khớp gối.

– Bề mặt khớp có dấu hiệu phù nề, căng bóng, cảm giác nóng từ bên trong khớp, cơn đau có tiến triển dữ dội, chỉ cần va chạm nhẹ cũng rất đau.

– Các đợt bùng phát gout cấp thường xảy ra vào đêm hoặc sáng sớm, người bệnh có thể tỉnh giấc vì khớp rất đau. Cơn đau có thể kéo dài từ 12 – 24 giờ.

– Gout cấp có khuynh hướng tái đi tái lại nhiều lần trong năm, nhất là khi người bệnh thường xuyên tiếp xúc với bia rượu, thuốc lá, chế độ ăn uống kém khoa học.

Mặc dù vậy, đa số những đợt bùng phát gout đầu tiên đều không được chú ý và người bệnh thường chỉ áp dụng các phương pháp giảm đau tạm thời để đối phó. Để chẩn đoán bệnh gout cấp tính, ngoài dấu hiệu lâm sàng, người bệnh có thể xét nghiệm acid uric máu, chụp Xquang khớp đau để được đánh giá chính xác mức độ tổn thương tại khớp xương.

Nguyên nhân gây gout cấp tính

Bệnh gout cấp nói riêng và gout nói chung là bệnh đứng thứ 4 trong 15 bệnh viêm khớp thường gặp nhất. Trong đó những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu đến từ thói quen sinh hoạt kém lành mạnh, lười vận động, ăn nhiều đạm, lạm dụng bia rượu,…  Cụ thể bạn có nguy cơ bị gout cao nếu nằm trong những diện đối tượng sau:

  • Gặp trục trặc về gen: Có 5 cấu trúc gen gây bệnh gút và chủ yếu những gen này thường chỉ có ở nam giới. Đây cũng là nguyên nhân vì sao và tỷ lệ nam giới bị gout lên tới 95% .
  • Di truyền: Do cấu trúc gen gây bệnh gout có tính di truyền qua các thế nên có khoảng 25% trường hợp bị bệnh gout có người thân trong gia đình cũng bị bệnh này.
  • Sinh hoạt kém lành mạnh: Mặc dù không gây ra những tác động trực tiếp nhưng đa số những người thường xuyên thức khuya, ít tập thể dục, mất cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc… sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Từ đó acid uric không được loại bỏ đúng mức và thúc đẩy nguy cơ hình thành gout cấp.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Thói quen thường xuyên dùng các loại thực phẩm có lượng purin lớn như hải sản, các loại thịt đỏ (bò, chó, dê), và nội tạng động vật gây tăng acid uric trong máu và hình thành kết tủa urat gây bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân gout thường là những người lười uống nước và không bổ sung chất xơ đầy đủ.
  • Thói quen uống bia rượu: Việc uống bia rượu thường xuyên là nguyên nhân gây ra các căn bệnh về xương khớp chủ yếu. Trong đó bia và rượu là những nguồn cung cấp purin cực lớn, đồng thời đây cũng là nguyên nhân gây giảm chức năng gan và thận ảnh hưởng đến hoạt động đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.
Bệnh gout cấp
Nguyên nhân chính gây bệnh gout cấp đến từ thói quen ăn uống và sinh hoạt kém lành mạnh
  • Người thừa cân, béo phì: Đối tượng người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ bị bệnh gout cấp cao hơn so với những người bình thường. Do ở đối tượng này, hoạt động trao đổi chất diễn ra kém, từ đó không loại bỏ được acid uric ra khỏi cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn 5 lần so với người bình thường.
  • Nguyên nhân do bệnh lý: Một số người đã và đang điều trị viêm khớp, bệnh nhân bị rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, huyết áp cao… có khả năng mắc bệnh gout ở giai đoạn trung niên.
  • Lạm dụng các loại thuốc: Thói quen sử dụng thuốc lợi tiểu thiazid, furosemid, aspirin, hoặc các loại thuốc điều trị bệnh lao như pyrazinamid… đều ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa chất trong cơ thể. Điều này sẽ gây cản trở nhất định đến hoạt động thải bỏ acid uric của gan và và thận.

Phân biệt bệnh gout cấp tính và bệnh gút mạn tính

Người bệnh thường không chủ động phân biệt được giai đoạn chuyển giao giữa các đợt gout cấp tính sang mạn tính. Ở mỗi giai đoạn có những biểu hiện đặc trưng, cụ thể là:

Bệnh gout cấp

Tình trạng Gout cấp thường có biểu hiện tự phát sau các bữa ăn chứa nhiều đạm, uống rượu, bia,… Những cơn đau do bệnh gout cấp tính thường có đặc điểm như sau:

  • Cơn đau chủ yếu diễn ra ở chi dưới như vùng khớp ngón chân cái, khớp gối.
  • Mức độ cơn đau liên tục, dữ dội, đau nhiều hơn khi về đêm, hoặc đau khi đang ngủ.
  • Tại vùng khớp bị gout có biểu hiện sưng, nóng, nổi đỏ, hạn chế vận động các khớp.
  • Kèm theo đó là cảm giác mệt mỏi và người bệnh có thể sốt đến 38 – 38,5 độ C.
  • Những đợt viêm khớp cấp tính chỉ kéo dài trong 1 – 2 tuần và dễ tái phát tại cùng vị trí.
Bệnh gout cấp
Các đợt gout cấp tính có thể tiến triển và biến mất trong vòng 10 – 24h đồng hồ

Bệnh gút mạn tính

Hoạt động kết tủa và lắng đọng urat vẫn tiếp tục diễn ra sau khi đợt gout cấp kết thúc. Điều này khiến đa số người bệnh chủ quan và không chú ý điều trị tận gốc. Sau 1 khoảng thời gian dài có thể lên đến hàng năm kể từ đợt gout cấp diễn ra, bệnh lý có thể chuyển sang gút mạn tính. Những điểm đặc trưng của gout mạn tính là:

  • Cơn đau thường diễn ra từ từ và kéo dài trong nhiều ngày so với các đợt gout cấp tính.
  • Mỗi đợt bùng phát cơn đau có diễn biến dày đặc và khó giảm đau bằng thuốc.
  • Sự hình thành các hạt tophi tại nhiều khu vực như vành tai, bàn chân, lòng mạch máu, khớp bàn tay, và thậm chí là cả van tim.
  • Tình trạng khớp sưng tấy đỏ, không có biểu hiện giảm nhẹ cho thấy biến dạng vĩnh viễn khớp sụn.
  • Mức độ acid uric dư thừa quá lớn sẽ làm chức năng thận suy giảm, dẫn đến suy thận,…

Các cách làm giảm nhanh cơn đau gout cấp đơn giản

Mục đích điều trị khi gout tái phát là giảm đau và ngăn chặn sự tăng lên của acid uric. Để đối phó với những cơn đau trong từng đợt tái phát bệnh gout, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp giảm đau tại nhà sau:

Ngâm nước ấm

Một cách truyền thống giúp giảm đau sau các đợt gout cấp là ngâm vùng bị gout trong nước ấm. Đây là cách nhanh nhất để làm dịu tình trạng sưng tấy, đau nhức đặc trưng do tự lắng đọng tinh thể urat gây ra. Kết hợp sử dụng thảo dược chữa bệnh gout để ngâm rửa như lá tía tô hoặc lá lốt đun sôi cùng với muối, sả…

Bạn có thể áp dụng phương pháp này trong thời gian gout tái phát hoặc áp dụng hàng ngày để tăng cường lưu thông máu. Thời gian ngâm rửa tốt nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ khoảng 20 phút. Cách này sẽ giúp cơn đau được dịu hơn rất nhiều. Theo Đông Y, tác dụng nhiệt bằng cách này sẽ giúp ích cho quá trình hòa tan và đào thải tinh thể muối urat ra ngoài. Từ đó giúp khớp xương thư giãn và cơn đau sẽ biến mất dần đi.

Chườm đá lạnh

Nếu như bạn không có thời gian nấu nước nóng để ngâm rửa vùng bị đau thì sử dụng đá chườm lạnh cũng giúp giảm đau khi bị gout hiệu quả. Tác dụng của đá lạnh sẽ giúp vùng khớp bị viêm được thư giãn, đồng thời giảm sưng nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh không sử dụng đá lạnh chườm trực tiếp vào khu vực bị đau.

Bạn nên cho một vài viên đá vào một chiếc khăn mềm, sau đó chườm lên khu vực bị đau khoảng 20 – 30 phút. Áp dụng vào buổi tối trước khi ngủ sẽ mang lại hiệu quả giảm đau khả quan.

Ngâm nước muối

giảm đau khi bị bệnh gout cấp
Nước muối có thể đối phó tốt với những đợt gout cấp

Ngoài ngâm chân bằng nước ấm thì người bệnh có thể tiến hành ngâm chân, tay bị đau do gout trong dung dịch nước muối. Hỗn hợp nước muối có chứa lượng magie đáng kể, khi được pha loãng trong nước nóng sẽ giúp kích thích lưu thông máu diễn ra nhanh chóng và đào thải độc tố hiệu quả hơn. Tốt nhất bạn nên thực hiện hoạt động này là trước khi đi ngủ để điều hoàn khí huyết, giúp bạn ngủ ngon và không còn bị các cơn đau hành hạ.

Nâng cao chỗ khớp bị sưng

Khi bùng phát đợt gout cấp, tại vị trí này sẽ bị ức chế lưu thông máu và thay vào đó là sự hình thành các ổ viêm gây đau nhức. Bạn nên xử lý nhanh bằng cách nâng cao chỗ khớp bị sưng với một chiếc gối phía dưới chân, và đồng thời giữ vùng bị sưng được thoáng mát. Nghỉ ngơi và thư giãn trong vòng 1h, bạn sẽ nhận thấy các triệu chứng sưng đau giảm nhẹ đáng kể.

Uống đủ nước

Nước là dẫn xuất cần thiết trong cơ thể tham gia vào hoạt động vận chuyển các chất, và đồng thời loại bỏ những độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể. Hàm lượng acid uric trong máu quá cao khi cơ thể bạn không đào thải kịp thời chúng. Vì thế nếu uống nước thường xuyên sẽ hỗ trợ hoạt động loại bỏ acid uric ra khỏi cơ thể hiệu quả hơn. Đây cũng là cách xử lý đơn giản khi bạn bị cơn gout cấp tấn công, uống thật nhiều nước và bài tiết ngay sau đó.

Các bác sĩ cho rằng, bệnh nhân bị gout cấp nên uống trung bình 2,5 lít nước mỗi ngày. Trong đó người bệnh hãy ưu tiên uống nước lọc hoặc nước ép quả anh đào, nước ép dứa, nước ép bưởi… Đồng thời nguồn nước ion kiềm cao cũng hỗ trợ đào thải acid uric trong máu rất tốt.

Sử dụng thuốc giảm đau

Khi tiến hành điều trị cho bệnh nhân bị bệnh gout cấp,  một số thuốc giảm đau thường được kê để hỗ trợ người bệnh tức thì. Nếu như những cách giảm đau khi bị gout trên không đạt hiệu quả, bạn có thể tham khảo dùng thuốc kê đơn theo hướng dẫn điều trị.  Các nhóm thuốc chữa bệnh gout có thể ức chế sự viêm và kiểm soát cơn đau chủ yếu gồm:

– NSAIDS: Nhóm thuốc NSAID thường được sử dụng điều trị cho những đợt gout cấp tính bao gồm ibuprofen 800 mg ba đến bốn lần mỗi ngày. Hoặc thuốc indomethacin 25-50 mg x 4 lần mỗi ngày. Người bệnh chỉ sử dụng nhóm thuốc này trong thời gian điều trị và dừng ngay khi thấy các dấu hiệu giảm nhẹ.

– Colchicine: Nhóm thuốc Colchicine được sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch có liên quan đến độc tính nghiêm trọng và các phản ứng phụ. Do đó bệnh nhân có thể sử dụng Colchicin đường uống để giảm thiểu rủi ro. Trong đó thuốc có liều dùng cao (1,2 mg, tiếp theo là 0,6 mg mỗi giờ đối với 6 liều). Nhóm thuốc này có thể giảm độc tính của Colchicine với thận. Để tăng hiệu quả có thể kết hợp với thuốc thuộc nhóm NSAIDs

– Corticosteroid: Thường được chỉ định cho những bệnh nhân không sử dụng được thuốc nhóm NSAID. Corticosteroid được dùng dưới dạng thuốc tiêm vào khớp (steroid nội mạch) hoặc sử dụng dưới dạng uống. Có thể dùng Corticosteroid uống từ 30-40 mg và sau đó dần giảm liều lượng trong 10-14 ngày.

Mặc dù sử dụng thuốc giảm đau khi bị gout được đánh giá là tiện dụng nhưng hầu hết đều không thể dứt điểm được các cơn gout cấp tính. Trường hợp người bệnh lạm dụng thuốc lâu ngày có thể dẫn đến suy giảm hoạt động của gan, thận và dạ dày.

***Cần lưu ý, các loại thuốc được sử dụng điều trị giảm đau cho các đợt gout cấp cần nhận được chỉ định của bác sĩ, bởi vì tác dụng của thuốc có thể gây ra những phản ứng không mong muốn.

Để phòng gout cấp tái phát, người bệnh cần thực hiện chế độ ăn, uống khoa học. Hạn chế uống rượu, bia, không ăn các loại thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản, đồng thời bổ sung các thực phẩm có lợi. Người bị gút cần khám bệnh định kỳ để được kiểm tra acid uric máu. Khi nồng độ acid này tăng cao cần thực hiện các cách hạ acid uric ngay để phòng bệnh tái phát.

điều trị bệnh gout cấp
Người bệnh cần tiến hành thăm khám sớm để được hỗ trợ điều trị bệnh gout cấp phòng biến chứng

Bài viết đã tổng hợp những thông tin về Bệnh gout cấp cách làm giảm nhanh cơn đau nhanh chóng tại nhà. Bởi vì gout là căn bệnh nguy hiểm có thể tái phát mạn tính nên việc điều trị cần diễn ra cấp bách và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn. Người bệnh cần tham khảo phương pháp điều trị và phòng tránh gout của bác sĩ để nhận được hỗ trợ khắc phục bệnh sớm.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không cung cấp lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan: X cách giảm axit uric trong máu giúp phòng ngừa Gout hiệu quả

Ngày Cập nhật 18/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *