Bệnh Gout Có Chữa Được Không? Nhận Định Từ Bác Sĩ

Bệnh Gout ngày càng gia tăng ở các nước phát triển cũng như ở việt Nam. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là các cơn đau nhức, viêm khớp tiến triển ngày càng nghiêm trọng. Bài viết thông tin về vấn đề bệnh gout có chữa được không và những nhận định của bác sĩ về việc điều trị căn bệnh này.

Bệnh gout có chữa được không?
Bệnh gout có tiến triển kéo dài và người bệnh có khuynh hướng đối mặt với bệnh cả đời

Gout là căn bệnh mạn tính có diễn biến tái phát thành từng đợt. Thông thường đối với các bệnh mạn tính, việc điều trị dứt điểm tương đối khó khăn. Tuy nhiên các chuyên gia đã khẳng định, nếu người bệnh kiên trì áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện điều trị và theo dõi bệnh một cách chặt chẽ thì việc khống chế Gout là hoàn toàn có thể.

Nguyên nhân dẫn bệnh Gout?

Điều trị bệnh gout là một quá trình mất nhiều thời gian, nhưng để điều trị hiệu quả thì việc đầu tiên chính là loại bỏ những nguyên nhân gây bệnh. Nguyên nhân sâu xa của bệnh Gout là do trục trặc về gen, trong đó đối tượng nam giới có tỷ lệ trục trặc về gen cao gấp 3 lần so với nữ giới. Điều này cũng phản ánh đúng thực tế tỷ lệ nam giới ở độ tuổi trung niên bị gout chiếm đến 95%.

Nguyên nhân xúc tác của bệnh gout đến từ thói quen ăn uống và sinh hoạt. Người uống nhiều bia rượu, ăn uống kém khoa học, sử dụng nhiều chất béo và ít vận động khiến hàm lượng acid uric trong máu tăng cao (> 420 mol/l đối với nam và >360 mol/l đối với nữ).

Khi cơ thể lắng đọng acid uric, số lượng tinh thể sẽ hình thành tại các cơ quan, tổ chức mô cơ dưới dạng urat. Thông thường những tinh thể urat này tích trữ tại màng hoạt dịch gây viêm khớp, nếu xuất hiện ở thận gây viêm thận kẽ, sỏi tiết niệu dần dẫn đến suy thận. Còn xuất hiện ở cấu trúc xương: sụn khớp, sụn vành tai; khuỷu tay, mắt cá,… sẽ gây ra bệnh gout.

Bệnh gout có chữa được không? Nhận định từ bác sĩ
Bệnh gout xảy ra chủ yếu ở những đối tượng nam giới sử dụng bia rượu và ăn uống kém lành mạnh

Ở bệnh Gout, tình trạng  acid uric được tạo ra nhiều hơn hoặc do sự lọc thải bằng đường tiểu không kịp sẽ gây ứ đọng. Điều này xuất phát từ sự thay đổi khác thường của các phản ứng trong cơ thể do ảnh hưởng từ môi trường sống. Vì thế để điều trị bệnh gout, cơ bản là loại thải được lượng acid uric dư thừa nhằm phòng tránh tình trạng lắng đọng tinh thể.

Đối tượng nam giới hoặc nữ giới có thói quen ăn nhiều chất đạm, hải sản, đặc biệt là nội tạng động vật sẽ có tỷ lệ mắc bệnh cao ở độ trung niên. Do nhóm thực phẩm này có nhân purin đáng kể, khi vào cơ thể sẽ tạo nên vô số các gốc tự do, chúng di chuyển trong máu và sẵn sàng gắn vào bất kỳ gen nào có nguy cơ biến đổi. 

Tương tự như các vấn đề xương khớp khác, gout được xem là một dạng viêm khớp nghiêm trọng. Những người béo phì, tiền sử gia đình mắc bệnh gout, bệnh thận, người bị huyết áp cao, hoặc lạm dụng dùng thuốc đều nằm trong nhóm nguy cơ mắc bệnh.

Bệnh gout có chữa được không?

Từ những nguyên nhân đa dạng trên, có thể nhận thấy vấn đề bệnh gout có chữa được không phụ thuộc phần lớn và chính bản thân người bệnh. Nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và thực hiện những cải cách trong lối sống, sinh hoạt, ăn uống thì bệnh có thể được kiểm soát tốt. Tuy nhiên khi bạn đã có trục trặc về gen thì việc điều trị chỉ mang tính nhất thời.

Bệnh nhân gout thường được hướng dẫn điều trị theo phương pháp bảo tồn. Thực tế, các tinh thể muối này là hệ quả của sự gia tăng bất thường nồng độ axit uric trong máu, nên việc ngăn chặn sự hình thành tinh thể cần diễn ra đầu tiên. Không hẳn người có chỉ số acid uric cao sẽ mắc bệnh gout mà quan trọng hơn là cần thêm một yếu tố khác tác động mới xảy ra sự rối loạn chức năng chuyển hoá đường và đạm đi kèm, từ đó hình thành gout.

Bệnh gout hiện nay được điều trị theo hướng chỉ làm giảm axit uric trong máu, đồng thời kết hợp song song với việc làm tan những muối urat tích tụ trong khớp. Để việc điều trị bệnh quả tối ưu, bác sĩ điều trị sẽ chú trọng 2 mục tiêu chính là giảm axit uric máu và ngăn chặn sự phát triển của hạt tophi. Nếu đạt được mục đích, cơn đau cấp tính tại vị trí lắng đọng sẽ được cải thiện, đồng thời ngăn chặn nguy cơ tái phát trong thời gian lâu nhất. Điều này cũng lý giải cho vấn đề “Bệnh gout có chữa được không?” còn phụ thuộc vào người bệnh chủ động điều trị phối hợp thế nào.

Bệnh gout có chữa được không?
Bệnh gout có chữa được không phụ thuộc vào sự chủ động của bệnh nhân và phương pháp điều trị

Có những bệnh nhân không gặp lại các cơn tái phát gout trong nhiều năm, hoặc mỗi lần tái phát chỉ là những cơn đau nhức trong thời gian ngắn. Điều này cho thấy quá trình điều trị trước đó của bệnh nhân được kiểm soát tốt, các tinh thể không tồn đọng đáng kể tại cơ, khớp xương. Ngoài ra việc điều trị cũng nằm mục đích phòng ngừa các biến chứng xảy ra như phá huỷ cấu trúc xương khớp, suy thận mãn tính, các bệnh về tim mạch,…

Hiện nay đa số người bệnh được hướng dẫn điều trị gout bằng cách sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, thuốc hạ axit uric máu. Những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân biến dạng khớp và có biểu hiện nhiễm trùng nghiêm trọng mới được can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy những cách này giúp bệnh nhân giảm đau nhanh chóng, nhưng chỉ cần ngưng thuốc hay lơ là chủ quan thì bệnh lại quay trở lại và tiến triển nghiêm trọng hơn.

Các phương pháp điều trị bệnh Gout hiệu quả

Bệnh nhân chẩn đoán và phát hiện bệnh gout sớm có thể điều trị bảo tồn tại nhà mà không cần sử dụng thuốc. Việc nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng cũng như vận động cơ thể hợp lý sẽ thúc đẩy quá trình đào thải độc tố tự nhiên, trong đó có acid uric. Vì thế các chuyên gia sẽ khuyến cáo bạn thăm khám lâm sàng ngay nếu có biểu hiện đau nhức xương khớp. Sau đây là một số lời khuyên về cách điều trị gout ở những người bệnh mới tiến triển ở giai đoạn đầu:

Nguyên tắc dinh dưỡng

  • Hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa nhiều nhân purin bao gồm: Thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu, thịt dê,..);  thịt xông khói; nội tạng động vật (tim, gan, lòng bầu dục), các loại hải sản (tôm, cua, cá hồi, cá mòi); đậu các loại, măng tây, cải bó xôi; thức ăn chua ( hoa quả chua, đồ muối chua)
  • Không nên uống bia, rượu mạnh, có thể dùng rượu vang mỗi ngày tối đa 1 ly sau bữa ăn. Đồng thời người bệnh nên uống nhiều nước ( trung bình 2 lít/ngày), kết hợp với các loại nước trái cây để tăng cường hàm lượng vitamin bổ sung cho cơ thể.
  • Tránh sử dụng các thuốc lợi tiểu, cocticoid khi không nhận được sự cho phép của bác sĩ. Lạm dụng thuốc tây có thể khiến tình trạng gout tiến triển nhanh và nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây, hoa quả giàu vitamin. Trung bình người bệnh gout cần bổ sung khoảng 500mg Vitamin C mỗi ngày.
  • Thay vì bổ sung đạm từ thịt đỏ, người bệnh có thể uống sữa, ăn trứng, ăn thịt trắng, cá nước ngọt. Nhìn chung chế độ dinh dưỡng hạn chế năng lượng và đạm, chất béo vì bệnh gút hay đi kèm với các bệnh rối loạn chuyển hóa khác.
Bệnh gout có chữa được không?
Bệnh nhân gout cần hạn chế một số loại thực phẩm nhất định để phòng tái phát gout

Điều trị gout bằng thuốc Nam

Những bài thuốc nam chữa bệnh gout thực tế chỉ có tác dụng giảm cơn đau nhức và hỗ trợ đào thải acid uric tạm thời. Tuy nhiên đối với những bệnh nhân bị gout giai đoạn đầu, các bài thuốc này có thể đem đến hiệu quả đáng kể. Cụ thể bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị gout tại nhà như sau:

  • Bài thuốc chữa gout từ đậu xanh

Đậu xanh được ghi nhận là vị thuốc giá trị trong Đông Y. Bài thuốc có tác dụng kháng viêm, giúp giảm sưng đau do gout gây ra. Cách thực hiện đơn giản, người bệnh sử dụng đậu xanh đãi bỏ vỏ đem ninh nhừ, không cho gia vị, dùng hỗn hợp này ăn ngày 2 bát vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

  • Bài thuốc chữa bệnh gout từ lá tía tô

Trong nghiên cứu Y học cổ truyền ghi nhận công dụng điều trị gout và các bệnh xương khớp của dược liệu này. Trong đó lá tía tô có hiệu quả chính là lợi tiểu, làm tăng đào thải axit uric trong máu và chống viêm nhiễm trong và ngoài cơ thể.

Người bệnh chỉ cần đem lá tía tô rửa sạch và giã nát, đem hỗn hợp đắp trực tiếp lên vị trí sưng viêm. Ngoài ra có thể dùng lá tía tô để bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày, hoặc uống trà tía tô để đào thải độc tố và acid uric trong cơ thể. Áp dụng lâu dài, cơn đau gout sẽ giảm nhanh.

  • Bài thuốc chữa bệnh gout bằng lá lốt

Tác dụng chính của lá lốt là hiệu quả chống viêm, giúp làm giảm cơn đau, giảm sưng, ngăn ngừa sự hình thành các ổ nhiễm trùng trong xương khớp. Chính vì những ưu điểm này mà lá lốt được ứng dụng phổ biến trong các bài thuốc chữa bệnh xương khớp trong Y học dân gian.

Để chữa đau nhức do bệnh gout, bệnh nhân lấy 5 – 10g lá lốt phơi khô sắc nước uống hoặc nấu lá tươi để ngâm chân mỗi ngày. Ngoài ra đun nước lá lốt uống cũng có thể đào thải các acid uric dư thừa ra khỏi cơ thể.

Bệnh gout có chữa được không?
Chữa bệnh gout bằng lá lốt là phương pháp dân gian được sử dụng rộng rãi

Điều trị gout bằng thuốc Tây

Các loại thuốc điều trị gout thường là thuốc giảm đau và thuốc hạ acid uric tạm thời.Trong cơn đau nhức cấp tính, bệnh nhân có thể được điều trị bằng các thuốc chống viêm. Đối với trường hợp bệnh nhân bị gout mạn tính sẽ được chữa trị lâu dài bằng các thuốc giảm acid uric huyết.

Các loại thuốc điều trị gout được chỉ định dưới dạng thuốc kê đơn, vì thế người bệnh nên tuân thủ hướng dẫn dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ. Đồng thời để phòng tránh đợt gout tái phát, cũng như khống chế bệnh một cách hiệu quả nhất thì người bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chủ động thăm khám thường xuyên, và thực hiện đúng phác đồ điều trị kéo dài từ bác sĩ chuyên khoa.

Bài viết đã đưa ra các nhận định từ bác sĩ về vấn đề bệnh gout có chữa được không. Thực tế, điều trị gout là cuộc đua đường dài mà người bệnh cần chuẩn bị tinh thần và ý chí mạnh mẽ để đối mặt. Người bệnh cần hết sức thận trọng và tỉnh táo trước những thông tin điều trị chưa được xác thực. Phối hợp với bác sĩ điều trị và chủ động tái khám định kỳ sẽ giúp bệnh nhân chủ động kiểm soát bệnh tốt. 

Bài viết liên quan: Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?

GỢI Ý XEM THÊM

Ngày Cập nhật 20/12/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *