Cách Điều Trị Hắc Lào Ở Trẻ Em Và Trẻ Sơ Sinh An Toàn Hiệu Quả

Bệnh hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng phổ biến và rất dễ lây lan. Do đó, tìm hiểu thông tin cơ bản về bệnh là cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, phụ huynh nên ưu tiên các giải pháp an toàn đến từ Đông y không chỉ có hiệu quả tận gốc mà còn đảm bảo an toàn cho da nhạy cảm của trẻ.

hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là bệnh gì
Hắc lào ở trẻ gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ

Hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là gì? Có nguy hiểm không?

Hắc lào là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ra. Loại nấm gây ra hắc lào thường là Trichophyton rubrum và Epidermophyton Floccosum. Bệnh mang lại cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và có tính chất lây lan rất nhanh.

Hắc lào có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất ở trẻ từ 2 – 10 tuổi. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hắc lào thường xuất hiện ở mặt, da đầu và các vùng khác trên cơ thể. Về biểu hiện, hắc lào ở trẻ em rất dễ bị nhầm lẫn thành bệnh chàm hoặc viêm da dị ứng. Do đó, điều trị quan trọng là cha mẹ cần tìm hiểu rõ các thông tin về bệnh để có cách xử lý đúng đắn.

Hắc lào có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng trên da trẻ như tổn thương vĩnh viễn, bội nhiễm, ăn vào máu, chàm da hoặc gây ngứa ngáy, quấy khóc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.

hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là gì
Hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh là bệnh nhiễm trùng do nấm gây ngứa ngứa, khó chịu

Nguyên nhân gây hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Hắc lào được gây ra bởi một nhóm nấm được gọi là Dermatophytes. Trong đó Trichophyton, Microsporum và Epidermophyton được cho là loại nấm phổ biến nhất có thể gây ra hắc lào.

Trong điều kiện bình thường, các loại nấm này tồn tại trên da với số lượng nhất định và không gây ra bất cứ vấn đề nghiêm trọng nào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các loại nấm này có thể phát triển nhanh và dẫn đến các triệu chứng hắc lào.

Sau khi xâm nhập vào da, các loại nấm này sẽ nhân lên nhiều lần, lan rộng ra và tạo nên một lớp vảy cứng trên bề mặt da, móng tay và da đầu. Các loại nấm này thường lan truyền theo dạng hình tròn, giống như hình đồng xu. Do đó, hắc lào còn được gọi là lác đồng tiền.

nguyên nhân gây hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ
Tiếp xúc với thú nuôi mang mầm bệnh có thể gây hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Một số yếu tố tác động làm tăng nguy cơ nhiễm nấm gây hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Khí hậu: Các loại nấm này thường phát triển mạnh mẽ ở môi trường nóng ẩm. Do đó, trẻ sinh sống ở môi trường nhiệt đới, nóng ẩm rất dễ mắc bệnh hắc lào.
  • Điều kiện vệ sinh da kém: Da trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đặc biệt nhạy cảm. Do đó, nếu vệ sinh không đúng cách hoặc vệ sinh kém có thể khiến các loại vi khuẩn, nấm xâm nhập vào da và gây bệnh.
  • Cơ địa: Một số trẻ có thể có cơ địa nhạy cảm và hệ thống miễn dịch kém. Do đó, trẻ dễ bị nấm hoặc các mầm bệnh khác tấn công và gây bệnh.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu và các vấn đề về sức khỏe: Trẻ em có hệ thống miễn dịch kém và bệnh tiểu đường rất dễ bị vi nấm tấn công, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da và gây bệnh hắc lào.
  • Sự lây nhiễm: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị lây nhiễm hắc lào từ người nhà hoặc thú nuôi trong gia đình. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung vật dụng cá nhân cũng làm tăng nguy cơ nhiễm hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Chơi các môn thể thao tiếp xúc: Trẻ chơi đấu vật hoặc các môn thể thao tiếp xúc với da đều có nguy cơ nhiễm hắc lào rất cao.

Ngoài ra, đôi khi hắc lào ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến tình trạng dinh dưỡng hoặc các loại thuốc bé đang sử dụng. Do đó, cách tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.  

Triệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Biểu hiện đầu tiên của hắc lào là hình thành những mảng da đỏ, có vảy, hình tròn và có ranh giới rõ ràng với vùng da xung quanh. Kích thước của tổn thương khoảng 1.5 – 2.5 cm có có xu hướng lớn dần theo thời gian.

Ở trẻ sơ sinh và trẻ em, hắc lào thường có xu hướng phát triển ở má, mũi, da đầu, cằm, xung quanh mắt, trán, ngực, bụng, tay chân và 2 bên bẹn. Hắc lào xuất hiện trên da đầu thường bị nhầm lẫn thành nấm da đầu, chàm da đầu và viêm da tiết bã. Hắc lào trên da đầu có thể làm tăng nguy cơ rụng tóc, gãy tóc và gây hói đầu ở trẻ nhỏ.

triệu chứng hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ
Hắc lào tạo nên những vùng tổn thương da có hình tròn gây ngứa ngáy khó chịu

Hắc lào có thể phát triển theo thời gian và dẫn đến các triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy ở vùng da bệnh, đặc biệt là về đêm.
  • Nổi mẩn đỏ hoặc mụn nước ở phần rìa của hắc lào.
  • Phát ban và nổi hạch ở cổ.

Hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em cần được điều trị kịp thời. Nếu không điều trị, vùng da bệnh hắc lào có thể bị chàm hóa gây khó khăn cho việc điều trị.

Cách trị hắc lào ở trẻ sơ sinh

Việc điều trị hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh thường phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và độ tuổi của trẻ. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, hắc lào không nghiêm trọng và không gây ảnh đến sức khỏe của trẻ. Một số biện pháp điều trị phổ biến bao gồm:

Đối với trẻ sơ sinh

Việc điều trị hắc lào ở trẻ sơ sinh thường là sử dụng các loại thuốc chống nấm, kháng nấm thoa ngoài da. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc cần trao đổi với bác sĩ về các loại kem an toàn và phù hợp cho làn da của trẻ sơ sinh.

Một số loại thuốc bôi điều trị hắc lào được sử dụng phổ biến bao gồm:

  • Miconozale
  • Lotrimin
  • Clotrimazole
  • Lamisil
  • Tolnaflate
  • Terbinafine, chỉ dùng khi các loại thuốc khác không mang lại hiệu quả và có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Các loại kem, thuốc chống nấm cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày. Cha mẹ có thể thoa thuốc ở khu vực bị ảnh hưởng và khu vực xung quanh để phòng ngừa lây lan.

Đối với trường hợp hắc lào ở da đầu, bác sĩ có thể kê các loại thuốc ở dạng dầu gội chống nấm. Sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Nếu các triệu chứng bệnh không thuyên giảm sau vài ngày đến một tuần hoặc nếu vùng da bệnh có xu hướng lan rộng, hãy thông báo cho bác sĩ.

Trong trường hợp nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc bệnh hắc lào lây lan trên toàn thân, bác sĩ có thể kê thuốc chống nấm dạng uống. Trẻ có thể cần sử dụng thuốc trong 4 – 6 tuần để điều trị dứt điểm. Trao đổi với bác sĩ về lợi ích và rủi ro khi sử dụng thuốc điều trị hắc lào cho trẻ sơ sinh.

Điều trị hắc lào ở trẻ em

Đối với trẻ em, các loại thuốc thường được sử dụng để điều trị hắc lào bao gồm:

điều trị hắc lào ở trẻ em và trẻ sơ sinh
Sử dụng thuốc trị hắc lào theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn
  • Thuốc bôi trị hắc lào tại chỗ như Miconazole, Clotrimazole và Tolnaftate. Trong hầu hết các trường hợp thuốc sẽ được sử dụng 2 – 3 lần mỗi ngày, liên tục trong 2 – 4 tuần để cải thiện các triệu chứng.
  • Thuốc chống nấm đường uống như Terbinafine, Fluconazole và Itraconazole. Thuốc chỉ được sử dụng khi các loại thuốc bôi không mang lại hiệu quả hoặc khi nhiễm trùng lan rộng. Thuốc chống nấm đường uống có hiệu quả tương đối cao tuy nhiên có thể mang lại một số tác dụng phụ.
  • Đôi khi bác sĩ cũng có thể kê thêm xà phòng chống nấm và kem dưỡng da để hạn chế sự lây lan của hắc lào.

Việc sử dụng thuốc điều trị hắc lào cho trẻ em cần nhận được chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Không tự ý sử dụng thuốc để tránh rủi ro và tác dụng không mong muốn.

Ngoài ra, làn da của trẻ vốn nhạy cảm, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ tổn thương và khó lành. Phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định liệu pháp điều trị phù hợp. Lạm dụng thuốc tây có thể gây nên tác dụng phụ không mong muốn. Chính bởi vậy, ngày càng nhiều cha mẹ có xu hướng tìm kiếm các bài thuốc điều trị lành tính từ Đông y.

Điều trị hắc lào ở trẻ em an toàn bằng thảo dược từ y học cổ truyền

Trẻ em thường là nhóm đối tượng có khả năng nhiễm bệnh hắc lào cao. Tuy nhiên, do làn da đặc biệt nhạy cảm và các hệ chức cơ quan chưa phát triển toàn diện khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn hơn. Thấu hiểu những khó khăn đó của phụ huynh, các bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã nghiên cứu và bào chế nên bài thuốc đặc trị lang ben hắc lào có khả năng loại bỏ chỉ sau 1 liệu trình.

>> Xem chi tiết: Bài thuốc đặc trị hắc lào hàng người tin dùng và khỏi bệnh

Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào được nhiều người tin dùng

Không giống với các bài thuốc Đông y khác trên thị trường, bài thuốc là thành quả của công trình nghiên cứu “Ứng dụng thảo dược quý trong điều trị bệnh ngoài da”, được tiến hành bởi nhiều chuyên gia trong và ngoài ngành. Đến năm 2019, bài thảo dược đặc trị lang ben hắc lào đã chữa khỏi thành công bệnh hắc lào cho gần 4000 bệnh nhân. Bài thuốc sở hữu những ưu điểm vượt trội được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao như:

  • Kết tinh từ những chân lý trong hơn 100 bài thuốc cổ, Thảo mộc đặc trị lang ben vừa kết hợp khéo léo giữa yếu tố thừa kế và cải tiến trong công thức bào chế, giúp bài thuốc phù hợp hơn với cơ địa người Việt hiện đại.
  • Thay vì chỉ sử dụng 1 bài thuốc chủ trị, Thảo mộc đặc trị lang ben hắc lào chứa đựng 3 chế phẩm nhỏ: Thảo mộc bôi ngoài da, giải độc hoàn, bình can hoàn. Ngoài tác dụng giảm thiểu triệu chứng, bài thuốc tập trung đi sâu loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh, đồng thời tăng cường sức đề kháng. Từ đó ngăn trở bệnh quay lại sau nhiều tháng kết thúc liệu trình.
  • Bài thuốc cho tác động nhanh và triệt để. Trung bình từ 2 đến 4 tháng, người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng hiệu quả của thuốc.
  • Giải quyết nỗi lo sẹo thâm do hắc lào để lại với công dụng dưỡng da và phục hồi vượt trội.
  • Thành phần của thảo mộc đặc trị lang ben sử dụng các thảo dược chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, an toàn cho mọi đối tượng. Trong đó nổi bật là một số vị thuốc chủ lực: Phòng phong, cúc tần, xuyên khung, bạch truật, phục linh, diệp hạ châu, đơn đỏ, bồ công anh, ké đầu ngựa, ngải cứu, hồng hoa, xích đồng, bách bộ…
  • Bào chế dạng cao đặc giúp giữ lại dược tính ở mức cao, vị ngọt dịu. Đồng thời giúp người bệnh hạn chế được thời gian đun sắc và bảo quản. Phù hợp với người bận rộn, gia đình có con nhỏ.
  • Trung tâm Thuốc dân tộc với lịch sử và hình thành 10 năm, là đơn vị hàng đầu trong công tác khám chữa và ứng dụng y học cổ truyền. Hiện nay, trung tâm đã mở rộng thành công 3 chi nhánh tại các thành phố lớn, cải thiện chất lượng dịch vụ, đảm bảo uy tín và chất lượng số 1.

Xem thêm chi tiết: Chữa hắc lào ở Trung tâm Thuốc dân tộc có tốt không?

Biện pháp phòng ngừa hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em

Hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ em có nguy cơ tái phát rất cao. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ một số biện pháp phòng tránh và ngăn ngừa hắc lào ở trẻ.

phòng ngừa hắc lào ở trẻ sơ sinh
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để tránh hắc lào tái phát

Một số biện pháp ngăn ngừa hắc lào phổ biến bao gồm:

  • Duy trì vệ sinh tốt, rửa tay sau khi tiếp xúc với đất, cát, thú cưng hoặc các bề mặt khác. Ngoài ra, thay đổi khăn trải giường và giặt chăn của trẻ mỗi tuần để ngăn chặn nấm hình thành và phát triển.
  • Không sử dụng chung vật dụng cá nhân, nói với trẻ không chia sẻ quần áo hoặc khăn cho trẻ khác.
  • Thường xuyên tắm cho vật nuôi để tránh việc lây lan nấm từ vật nuôi trong nhà. Nếu nhận thấy vật nuôi có dấu hiệu nhiễm nấm hoặc có các vết thương kỳ lạ hãy đưa trẻ đến bệnh viện thú ý để được điều trị phù hợp.
  • Mặc quần áo thích hợp, rộng rãi, làm bằng cotton hoặc các chất liệu không gây kích ứng da. Nếu quần áo của trẻ bị ướt, hãy lau khô người và thay quần áo ngay lập tức.
  • Cắt ngắn móng tay để tránh việc trẻ cào xước gây tổn thương bề mặt da.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm da theo chỉ định của bác sĩ.
  • Hắc lào ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể gây ngứa ngáy và khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên, đây là bệnh lý không nghiêm trọng và có thể điều trị thông qua thuốc bôi và các biện pháp phòng ngừa tại nhà.

Một số trẻ em có thể bị tái nhiễm hắc lào. Do đó, điều quan trọng là thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Mong rằng những thông tin trên đây đã giúp các bậc phụ huynh có được phương pháp điều trị hắc lào ở trẻ em tốt nhất. Đồng thời có giải pháp chăm sóc da cho bé để hạn chế tổn thương, sẹo xấu trên da.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bình luận (30)

  1. Hồ Văn Toàn says: Trả lời

    Nhờ tư vấn cho tôi, con tôi 6 tuổi bị hắc lào hơn năm nay có chữa thuốc bệnh viện kê mà không khỏi, không biết có thuốc nào chữa khỏi hoàn toàn bệnh này cho con được không?

  2. Trịnh Tú Anh says: Trả lời

    Nghĩ đến bây giờ vẫn thấy hãi các chị ạ. Con nhà em trước bị hắc lào nhưng do em không biết xong cứ ra tiệm thuốc bôi linh tinh khiến tình trạng bệnh ngày 1 nặng hơn. Bé ngứa nên gãi làm các nốt càng lan rộng và nhiều hơn. Em đưa bé đi khám bác sĩ nói bi hắc lào thì mới biết xong đưa thuốc về cho bé dùng. Mới dùng thì có đỡ nhưng chỉ đỡ chứ không khỏi hẳn được các chị ạ. Cũng thấy có lỗi vì không tìm hiểu kĩ mà dùng thuố linh tinh khiến con phải khổ. Nhưng cũng may mắn trời phật thương được biết đến trung tâm thuốc dân tộc và đưa bé đến để bác sĩ khám và kiểm tra. Sau khi khám rất kĩ bác sĩ cungx tư vấn, giải thích rất kĩ rồi kê đơn thuốc về dùng. May sao bé nhà em dùng 2 tháng là bệnh khỏi các chị ạ. Thuốc dùng tầm hơn 1 tuần là bắt đầu thấy hiệu quả rồi, cứ dùng thì tình trạng các nốt không lan rộng nữa, ngứa cũng giảm nên tối bé ngủ ngon hơn. Bây giờ nhìn con lớn lên khỏe mạnh là điều hạnh phúc nhất đối với em rồi.

    1. Chíp Tồ says: Trả lời

      May quá là con đã khỏi. Bây giờ các con bị sao các mẹ cứ đi khám cho an tâm chứ đừng tự ý dùng thuốc linh tinh nguy hiểm lắm.

    2. Hằng Nguyễn says: Trả lời

      Chị ơi thuốc này là thuốc uống hay bôi vậy ạ? Mà bé bao nhiêu tuổi thì có thể dùng được bài thuốc ở đây vậy?

    3. Trịnh Tú Anh says: Trả lời

      Đây là thuốc đông y, bác sĩ kê cho bé nhà mình cả uống cả bôi bạn ạ. Dùng cái này lành tính nên an tâm lắm. Độ tuổi thì mình cũng không rõ lắm, bạn gọi điện trực tiếp đến là sẽ được tư vấn cụ thể đó. Mà có thể vào tìm hiểu thêm về thuốc ở đây này https://www.thuocdantoc.org/bai-thuoc-nam-chua-tan-goc-hac-lao-duoc-ngan-nguoi-tin-dung.html

    4. Nga Subin says: Trả lời

      Thuốc đông y là phải đun sắc phải không bạn? Thời gian sắc bạn sắc trong mấy tiếng vậy?

    5. Hồ Lê Nga says: Trả lời

      Thuốc này trung tâm họ làm thành viên hoàn rồi nên không phải sắc đâu bạn. Nói chung bây giờ họ làm công nghệ hiện đại vừa tiện lợi lại tiết kiệm được bao nhiêu thời gian.

  3. Bích Thảo says: Trả lời

    Các chị ơi, em ở Hồ Chí Minh các chị có biết địa chỉ nào chữa hắc lào cho trẻ ok không ạ?

    1. Nguyễn Ngọc Lan says: Trả lời

      Đưa con đi viện đi bạn. Trẻ con da yếu rồi nhạy cảm đừng chữa ở nơi linh tinh nha. Nhiều người chữa không đúng cách và đúng nơi khiến da con bị nặng và hỏng luôn da đấy.

  4. Tạ Thị Hiền says: Trả lời

    Em muốn hỏi về cái nguyên nhân của bệnh hắc lào này, nhà em không có ai bị nhưng chẳng hiểu sao bé con nhà em 3 tuổi lại bị mặc dù em cho bé ăn uống khoa học. vệ sinh sạch sẽ hằng ngày

    1. Mun Shop says: Trả lời

      Thấy bảo cái hắc lào này là do nấm đấy, cứ bảo vệ sinh sạch sẽ những đâu phải lúc nào mình cũng ở bên con 24/24 đâu, giờ bị thế thì nên đưa con đi khám rồi điều trị cho con sớm chứ để lâu lại khổ con

    2. Phương Anh says: Trả lời

      Xin kinh nghiệm của các mẹ chữa hắc lào cho con, bé nhà em 5 tuổi bị hắc lào trên người, có cho bôi thuốc mua ngoài tiệm thuốc rồi nhưng mà không khỏi

  5. Hạnh Nguyễn says: Trả lời

    Em đọc thấy nhiều mẹ khen thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc điều trị hắc lào an toàn và rất hiệu quả. Có chị nào khám ở đây cho em hỏi em ở Hà Nội thì khám bác sĩ nào ok ạ?

    1. Gái Bắc says: Trả lời

      Trước con nhà tui khám bác sĩ Lệ Quyên. Bác sĩ ở đây khám tận tình chu đáo và kĩ lắm. Tui đi khám nhiều nơi bác sĩ khám qua cho xong rồi hỏi 1 vài câu là xong. Bác sĩ ở đây khám kĩ mà hỏi bệnh rất cẩn thận, chi tiết. Không biết dùng thuốc như thế nào nhưng riêng khoản khám đã khiến tui yên tâm lắm rồi. Tui tìm hiểu thấy thuốc được nhiều người khen nên mới lựa chọn https://drbacsi.com/chua-lang-ben-hac-lao-tai-trung-tam-thuoc-dan-toc-co-tot-khong/

    2. Phương Linh says: Trả lời

      Công nhận đấy. Các bác sĩ ở đây khám đúng là cẩn thận thật. Khám như vậy khiến mình cũng yên tâm hơn rất nhiều. Chứ bác sĩ không cả nhìn xem tình trạng bệnh con mình như thế nào đã kê đơn rồi cũng khiến mình lo và hoang mang. Bác sĩ của trung tâm dù bệnh nhân đông nhưng khám vẫn rất vẩn thận, nói chuyện nhẹ nhàng mình rất ưng.

    3. Hoa Hồng Gai says: Trả lời

      Khám bác sĩ Lệ Quyên có cần phải đặt lịch trước không các chị nhỉ?

    4. Phương Linh says: Trả lời

      Khách ở đây đông lắm nên tốt nhất cứ gọi điện đặt lịch trước cho chủ động thời gian không đến phải đợi lâu. Bạn cứ gọi đến số 02471096699 mà đặt lịch nhé.

    5. Lê Thị Thu says: Trả lời

      Nếu muốn gọi điện đặt lịch khám bác sĩ riêng như vậy thì phí khám chắc phải đắt lắm đấy nhỉ?

    6. Trần Thị Mai Dung says: Trả lời

      Ui…bác sĩ xịn xò mà phí khám rất nhình dân nha. Phí có 200 nghìn và mất 1 lần duy nhất thôi.

    7. huyền says: Trả lời

      đọc về lý lịch bác sĩ ở đây hơi bị choáng luôn đấy. toàn đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm rồi công tác ở các viện lớn hội tụ về đây làm thôi. Bảo sao mà trung tâm này được nhiều người khen thế
      https://www.thuocdantoc.org/bac-si

  6. Thúy Quỳnh says: Trả lời

    Hiazz..Mk người lớn bị muỗi cắn đã thấy ngứa không chịu được rồi mà giờ các con còn nhỏ như vậy bị hắc lào ngứa ngáy khó chịu mà thương quá.

    1. Mi Chin says: Trả lời

      Đúng rồi đấy chi. Con nhà em bị xong ngứa đêm ngủ cứ quáy khóc, ăn uống thì kém đi mà cả nhà lo luôn ý. Thấy mọi người mách lấy nước giềng chấm vào các nốt sẽ khỏi nên em cũng đang làm được 2,3 hôm rồi không biết có khỏi được không đây.

    2. Yến TuTi says: Trả lời

      Trước con nhà em thì bà nội lấy chuối xanh nguyên mủ chà vào các nốt hắc lào em thấy cũng đỡ đấy ạ. Chị thử dùng cách này cho con xem.

  7. Angela Phạm says: Trả lời

    Có mẹ nào dùng thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc chưa ạ? Thuốc dùng có tốt không các mẹ? Chữa là khỏi được luôn chứ

    1. Lại Phương Anh says: Trả lời

      Con nhà mk đang dùng được hơn 2 tuần thấy ổn phết nha. Các nốt không lan ra và hiện tượng ngứa cũng giảm đi đấy. Cũng mong dùng hết liệu trình bác sĩ kê thì con sẽ khỏi chứ nhìn con bị như này vừa tội vừa thương.

    2. Dương Thanh says: Trả lời

      Bạn ơi thuốc này dùng tác dụng hơi châm 1 chút nhưng hiệu quả thì cực kì tốt bạn ạ. Con nhà tớ bị hắc lào cũng đi chữa ở viện dùng thuốc bôi với uống nhưng không khỏi hẳn được, chỉ đỡ xong ngưng thuốc lại bị lại. Nhưng may mắn dùng snag thuốc đông y tại trung tâm nên giờ cũng khỏi rồi, dừng thuốc khá lâu nhưng không thấy bị lại nên cũng mừng.

  8. Mẹ Sam says: Trả lời

    Các chị ơi giúp em với ạ. Con nhà em hơn 5 tuổi hơn tuần nay nổi các nốt tròn tròn ở má rồi lan xuống cổ. Em đi khám bác sĩ bảo bé bị hắc lào. Các chị có cách nào điều trị hắc nào hiệu quả không ạ?

    1. Nguyễn Hà Thái Trinh says: Trả lời

      Hắc lào là do nấm đấy. Bạn thử mua nizoral bôi cho con nhà bạn xem sao. Trước mình bị cũng hay bôi cái này.

    2. Cao Thị Thuỳ Trang says: Trả lời

      Trẻ con da mỏng và yếu không nên dùng thuốc tây đâu. Mình tìm hiểu được mấy cách trị hắc lào tại nhà khá hay. Dùng mấy cái này an toàn không sợ hỏng da bạn ạ. Bạn đọc tham khảo xem rồi làm cho bé nhá.
      https://vhea.org.vn/cach-tri-hac-lao-tai-nha-14972.html

    3. Nguyễn Gia Hân says: Trả lời

      Mấy cái cách trị bằng củ giềng hay đu đủ tớ dùng cho con nhà tớ rồi nhưng chẳng thấy khỏi gì cả. Nhưng chuyển sang dùng thuốc đông y của trung tâm thuốc dân tộc thấy ok lắm. Bạn thử đưa bé đến khám rồi dùng thuốc ở đây xem sao nhé.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *