Bệnh Nhân Thoát Vị Đĩa Đệm Có Nên Tập Aerobic?

Tập luyện các bài tập Aerobic là một trong những phương pháp vận động mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong đó, một số tác dụng của bài tập này đã được chứng minh có thể cải thiện các vấn đề về xương khớp, cũng như giúp cơ thể dẻo dai hơn. Vậy cụ thể bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic hay không, bài viết sẽ thông tin cụ thể hơn về vấn đề này.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic?
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm tập Aerobic khoa học sẽ nhận được nhiêu lợi ích với sức khỏe

Aerobic hay còn gọi là thể dục nhịp điệu được nhiều nữ giới lựa chọn để đốt mỡ, làm đẹp dáng. Tuy nhiên một số người mắc bệnh xương khớp, bị đau vùng lưng hay thoát vị đĩa đệm thường tránh bộ môn này do lo ngại chứng bệnh sẽ tiến triển nặng hơn. Thực tế các chuyên gia đã nhận định việc tập luyện đúng cách có thể cải thiện các triệu chứng xương khớp nói chung ở mức độ nhất định.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic?

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh xương khớp mãn tính ở đối tượng trung nhiên, thường xảy ra do thói quen sinh hoạt sai tư thế, thiếu dinh dưỡng. Ở giai đoạn đầu, bệnh có thể cải thiện đơn giản thông qua chế độ ăn uống, tập thể dục và thay đổi lối sinh hoạt mà không dùng đến thuốc.

Tròng đó, yếu tố vận động góp phần rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Các bác sĩ khẳng định ở những bệnh nhân mới phát triển bệnh ở giai đoạn nhẹ, vẫn còn khả năng vận động thì nên tập thể dục đều đặn. Việc duy trì những bài tập nhẹ thường xuyên sẽ giúp máu huyết lưu thông, giúp tăng sức đề kháng và ức chế lại sự phát triển của bệnh. Vận động khoa học cũng giúp người bệnh hạn chế cơn đau nhức và hỗ trợ quá trình phục hồi bệnh tiến triển tốt.

Tuy nhiên bệnh nhân thoát vị đĩa đệm chỉ phù hợp với một số bộ môn thể thao nhất định. Cụ thể là những bài tập như đi bộ nhẹ nhàng, bơi lội, chạy xe đạp, tập yoga, và tập aerobic đều có thể hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm. Do đó, bệnh nhân cần thăm khám và chẩn đoán sớm mức độ bệnh lý để có phương pháp luyện tập phù hợp. Nếu vận động với cường độ nặng, hay lười vận động cũng đều ảnh hưởng đến hệ thống khớp xương, từ thoát vị dễ dẫn đến thoái hóa đốt sống, ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh nói chung.

Nổi tiếng suốt hơn 150 năm, bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã giúp HÀNG TRĂM ngàn bệnh nhân dứt điểm bệnh mà không cần đụng "DAO KÉO".
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic?
Người bệnh thoát vị đĩa đệm nên chọn những bài tập Aerobic phù hợp với tình trạng bệnh lý và sức khỏe

Tập luyện Aerobic là một trong những bộ môn thể thao được khuyến khích. Không chỉ giúp tình trạng khớp xương nhận được những tác động tốt, tinh thần người bệnh cũng được cải thiện tốt hơn khi lập luyện trên nền nhạc nhanh có tiết tấu. Những động tác vận động thường đơn giản, không quá mạnh, không quá nhanh, tốt cho tim mạch lẫn hệ thống tuần hoàn của người tập. Vì thế ở những người bệnh thoát vị đĩa đệm nhẹ hoàn toàn có thể lựa chọn bộ môn này để rèn luyện sức khỏe.

Lợi ích của bài tập aerobic khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm

Những bài tập Aerobic mang lại vô số lợi ích đối với người bệnh thoát vị đĩa đệm nếu như bệnh nhân biết cách rèn luyện hợp lý.  Một số bài tập aerobic có liên quan đến ngón tay, cánh tay, bả vai,… và một số bài tập tác động đến cột sống nói chung đều thúc đẩy các chất dinh dưỡng đồng đều đến khớp xương. Từ đó tăng cường tính dẻo dai, linh hoạt của cột sống.

Bài tập cũng hỗ trợ điều trị giảm đau cho những người bệnh bị đau thần kinh tọa, đau nhức tại vùng thắt lưng, thần kinh liên sườn. Kết hợp với việc điều trị bằng thuốc, tập vật lý trị liệu sẽ làm tăng tiến triển phục hồi cấu trúc khớp xương, tăng cường chức năng vận động vốn có của cơ thể, đặc biệt là bệnh thoát vị đĩa đệm.

Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic?
Khi bị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân nên duy trì vận động nhẹ và đều đặn để hỗ trợ hoạt động tuần hoàn máu.

Các bác sĩ và chuyên gia về xương khớp đã dẫn chứng những lợi ích thiết thực khi người bệnh thoát vị đĩa đệm tập luyện aerobic. Khi luyện tập một cách khoa học, bài tập sẽ tác động lên tổng thể cấu trúc cơ – xương – khớp, từ đó sẽ đem lại kết quả rất tích cực với cơ thể:

  • Hỗ trợ tăng cường sức mạnh xương khớp, từ đó tăng tính đàn hồi của các cơ.
  • Giúp hoạt động tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, tăng cường hô hấp, giảm stress,
  • Giảm nhẹ những gánh nặng và áp lực tác động lên vùng xương khớp, dây thần kinh.
  • Kiểm soát được mức cân nặng, ngăn chặn lượng mỡ thừa của cơ thể chèn ép lên vùng cổ, hông, lưng,…
  • Phòng tránh sớm tình trạng co cứng cơ, xương khớp do biến chứng của bệnh gây ra tình trạng đau nhức.
  • Hỗ trợ nâng cao tính đàn hồi cho vùng cơ, tăng cường dẻo dai cho cột sống cổ, cột sống thắt lưng.
  • Tạo nền tảng thể lực ổn định, vững chắc, từ đó phòng tránh được các biến chứng xương khớp xảy ra.

Từ những tác động tích cực của bài tập trên mà việc luyện tập các bài tập Aerobic có thể tham gia vào quá trình điều trị phục hồi sức khoẻ cho người bệnh. Tuy nhiên để tránh những chấn thương khi tập luyện, bệnh nhân nên nhờ đến sự tư vấn và hỗ trợ từ phía các chuyên gia để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Lưu ý khi tập aerobic khi bị thoát vị đĩa đệm

Trường hợp mắc bệnh thoát vị đĩa đệm nói riêng và xương khớp nói chung, bệnh nhân nên chủ động thiết lập chế độ vận động phù hợp để đảm bảo hoạt động tuần hoàn máu luôn diễn ra thuận lợi. Không chỉ đối với bộ môn aerobic, mọi môn thể dục thể thao khác đều cần được duy trì hợp lý, luyện tập điều độ mới phát huy được lợi ích của bài tập. Nên như việc tập luyện không cẩn thận sẽ gây ra những hậu quả phản tác dụng. Cụ thể bệnh nhân nên lưu ý những vấn đề sau khi luyện tập:

  • Nếu bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm ở vùng cổ, bạn cần tránh những động tác tập luyện đòi hỏi tư thế cúi hay ngửa đầu.
  • Nếu như bệnh nhân chỉ mắc bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh vẫn nên luyện tập các bài tập xoay cổ và không nên cong lưng, bẻ cổ quá mức để bảo vệ đốt sống khỏi những chấn thương khác.
  • Đối với người bệnh bị thoát vị đĩa đệm ở lưng thì nên tránh các bài tập có động tác khom hoặc gù lưng. Đồng thời tránh tập luyện với tạ kết hợp để giảm gánh nặng lên đốt sống.
  • Kết hợp với lịch tập luyện aerobic điều độ, người bệnh cần chủ động phối hợp với lịch làm việc, nghỉ ngơi điều độ, ngủ đủ giấc là những tiêu chí quan trọng để cơ thể duy trì năng lượng cho quá trình tập luyện.
  • Trong thời gian điều trị và luyện tập, người bệnh tuyệt đối không bỏ bữa và bổ sung năng lượng bằng cách sử dụng những loại thực phẩm có nhiều carbonhydrat như gạo, bánh mì, …
  • Khi tập luyện, bệnh nhân cần bổ sung nước nếu thấy khát, tốt nhất trước khi tập luyện 10 phút bạn nên uống nửa cốc nước sẽ hỗ trợ hoạt động lưu thông máu khắp cơ thể.
  • Bắt đầu bài tập aerobic, người bệnh cần bắt đầu khởi động trong khoảng 10 phút để làm cơ thể nóng cơ thể. Tập luyện từ chậm đến nhanh, từ nhẹ đến cường độ nặng hơn đảm bảo quá trình cung cấp oxy đến các cơ bắp đồng bộ,  hạn chế việc bị căng cứng cơ. 
  • Trung bình mỗi tuần bạn nên luyện tập 5 ngày, mỗi ngày tập luyện từ 30 – 40 phút. Tần suất và cường độ luyện tập có thể tăng hoặc giảm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng cá nhân.
  • Người bệnh cần đặc biệt chú ý đến nhịp thở khi tập luyện, rèn luyện cách thở đều là tiêu chuẩn quan trọng hơn cả thời gian luyện tập hàng ngày.
  • Nên dừng bài tập nếu nhận thấy chỉ số huyết áp thay đổi đột ngột, bạn có triệu chứng chóng mặt, choáng váng đầu óc, ngất xỉu, mệt mỏi.
  • Có thể kết hợp tập luyện aerobic song song với các bộ môn thể thao khác như bơi lội, đi bộ, yoga, đạp xe cũng mang đến hiệu quả tích cực với người bệnh thoát vị đĩa đệm.
Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic?
Duy trì chế độ luyện tập Aerobic khoa học mang lại nhiều lợi ích tích cực cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Bài viết đã tổng hợp một số thông tin làm rõ vấn đề “Bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có nên tập Aerobic không?”. Để việc điều trị đạt hiệu quả như mong muống, người bệnh nên tìm đến các trung tâm vật lý trị liệu, hoặc chuyên gia bộ môn để được hướng dẫn cụ thể hơn. Duy trì vận động vừa sức, kết hợp với ăn uống hợp lý sẽ giúp bệnh nhân cải thiện bệnh nhanh chóng, hỗ trợ điều trị chuyên môn diễn ra tốt hơn. 

Bài viết liên quan: Bí quyết vượt qua cơn đau thoát vị đĩa đệm cổ, lưng của những người mắc bệnh kinh niên

Ngày Cập nhật 21/11/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *