Bệnh sởi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh sởi là một bệnh lành tính. Bệnh chỉ trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nghiêm trọng trên cơ thể của những người có cơ địa đặc biệt. Thông thường, các triệu chứng của bệnh sẽ dần thuyên giảm, cơ thể có dấu hiệu hồi phục sau 3 – 4 ngày phát ban xong. Cho đến hiện tại vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo thống kê có đến 90% trường hợp mắc bệnh sởi là tự khỏi và 10% trường hợp có biến chứng nặng.

Bệnh sởi: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Tìm hiểu bệnh sởi, nguyên nhân gây bệnh, dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả

Bệnh sởi và nguyên nhân gây bệnh

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính. Bệnh hình thành và phát triển do sự xâm nhập và tác động của virus Paramyxoviridae. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên đông – xuân là thời điểm mà bệnh xảy ra phổ biến nhất.

Bệnh sởi và những triệu chứng của bệnh thường hình thành trên cơ thể của trẻ em. Tuy nhiên người lớn cũng có thể mắc bệnh, khả năng gây thành dịch rất cao.

Do bệnh sởi là bệnh cấp tính do virus nên bệnh có thể lây truyền qua đường không khí. Nếu không cẩn thận bệnh sẽ bùng phát thành dịch. Đặc biệt dịch sẽ lan rộng ở những quần thể, khu vực có tỉ lệ miễn dịch thấp với bệnh. Ổ chứa của bệnh (nguồn lây truyền của bệnh) là con người.

Những ai dễ mắc bệnh sởi?

Tất cả những người chưa tiêm phòng cũng như chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị sởi nhất. Mức độ tổn thương cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh lý trên cơ thể của mỗi người cũng không giống nhau. Mức độ nặng nhẹ của bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của từng đối tượng.

Sau khi trải qua bệnh sởi và những triệu chứng của bệnh, bệnh nhân sẽ có miễn dịch duy trì và bền vững với bệnh.

Tất cả những người chưa tiêm phòng cũng như chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có khả năng mắc bệnh
Tất cả những người chưa tiêm phòng cũng như chưa có miễn dịch với bệnh sởi đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên trẻ em thuộc nhóm đối tượng dễ bị sởi nhất

Triệu chứng của bệnh sởi

Triệu chứng điển hình của bệnh sởi gồm:

  • Phát ban
  • Sốt
  • Viêm kết mạc mắt (mắt đỏ)
  • Ho
  • Chảy nước mũi.

Thông thường, giai đoạn ủ bệnh của bệnh sởi là từ 12 – 14 ngày. Ở một số trường hợp, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài lên đến 21 ngày. Sởi và virus gây bệnh có thể lây truyền từ 1 ngày trước khi cơ thể của bệnh nhân bắt đầu giai đoạn tiền triệu (tương đương với khoảng 4 ngày trước khi phát ban) đến 4 ngày sau khi những nốt ban xuất hiện, ít nhất là sau ngày thứ hai kể từ khi ban đỏ xuất hiện.

Bệnh sởi khởi phát khiến bệnh nhân mắc phải nhiều biểu hiện khó chịu, bao gồm: Viêm long đường hô hấp trên, sốt cao, viêm kết mạc, viêm thanh quản, các hạt Koplik có thể xuất hiện.

Sau 3 – 4 ngày kể từ khi cơn sốt xuất hiện, những nốt ban có màu hồng bắt đầu hình thành, ban dát sẩn. Những nốt ban xuất hiện lần lượt theo thứ tự từ sau tai đến trán, xuống vùng ngực, lan rộng ra sau lưng, rồi xuống dưới đùi và bàn chân. Ở giai đoạn hồi phục, những nốt ban mất đi cũng mất theo thứ tự nêu trên. Những nốt thâm sẽ xuất hiện khi ban bong vảy và biến mất.

Mức độ nguy hiểm của bệnh sởi

Bệnh sởi được đánh giá là một bệnh lành tính. Bệnh và các triệu chứng của bệnh có thể tự khỏi sau 7  -10 ngày để từ khi phát ban mà không để lại biến chứng nguy hiểm. Biến chứng thường chỉ xảy ra trên cơ thể của những người có cơ địa đặc biệt.

Đối với những trẻ em mắc bệnh sởi giai đoạn nhẹ, ba mẹ có thể cho trẻ nằm cách lý tại nhà.Trẻ sẽ dần hồi phục kể từ 3 – 4 ngày phát ban xong.

Đối với những trường hợp nặng và có cơ địa đặc biệt, bệnh nhân có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Bao gồm: Viêm cơ tim, viêm phổi, viêm não do bội nhiễm vi khuẩn hoặc do phản ứng kháng nguyên. Ở trường hợp này cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để tiến hành kiểm tra. Đồng thời áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời và thích hợp.

Mức độ nguy hiểm của bệnh sởi
Bệnh sởi được đánh giá là một bệnh lành tính. Bệnh và các triệu chứng của bệnh có thể tự khỏi sau 7  -10 ngày để từ khi phát ban mà không để lại biến chứng nguy hiểm

Biện pháp chẩn đoán bệnh sởi

Để chẩn đoán bệnh sởi, bác sĩ chuyên khoa thường quan sát đặc điểm phát ban. Thông thường, bác sĩ sẽ quan sát và kiểm tra đặc điểm phát ban trên da. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể kiểm tra cổ họng và khoang miệng để xác định sự xuất hiện của đốm trắng Koplik ở những khu vực này.

Ở một số trường hợp có biểu hiện phức tạp, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân tiến hành xét nghiệm máu. Kết quả xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác bạn có đang mắc bệnh sởi hay không.

Bệnh sởi được điều trị như thế nào?

Bệnh nhân cần được cách ly trong 4 ngày kể từ khi bắt đầu phát ban. Bên cạnh đó bệnh nhân cần được nghỉ ngơi cho đến khi phát ban biến mất và cơ thể hết sốt. 

Khi bị sởi, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau không chứa aspirin như paracetamol trong trường hợp bạn bị sốt. Thuốc aspirin không được khuyến cáo sử dụng cho những trẻ em có độ tuổi dưới 16 bị sởi do sự tác động của hội chứng Reye hoặc có nghi ngờ

Sởi là một bệnh truyền nhiễm xảy ra do sự xâm nhập của virus chứ không phải sự xâm nhập của vi khuẩn. Chính vì thế bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lý này. Ngoài ra để tránh bị mất nước, bệnh nhân cần phải uống nước mỗi ngày.

Chế độ sinh hoạt dành cho người bị bệnh sởi 

Để giúp bệnh sởi mau chóng khỏi và phòng ngừa biến chứng, bệnh nhân bị sởi cần áp dụng chế độ sinh hoạt như sau:

  • Bệnh nhân cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi tại buồng thoáng khí. Bên cạnh đó, nơi nghỉ ngơi phải có đủ ánh sáng. Bệnh nhân lưu ý tránh ở những nơi có ánh sáng mạnh bởi khi mắc bệnh bạn có thể mất chứng sợ ánh sáng. Nơi nghỉ ngơi cần được vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày.
  • Người bị sởi cần được cách ly, tránh tiếp xúc với nhiều người và cần mang khẩu trang y tế.
  • Nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc.
  • Thường xuyên vệ sinh thân thể và tắm rửa mỗi ngày, vệ sinh răng miệng tốt, giữ cho cơ thể đủ ấm, tuyệt đối không kiêng gió, kiêng nước.
  • Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh mũi và nhỏ mắt. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng dung dịch nhỏ mắt chuyên dụng để vệ sinh mắt, nhỏ mắt từ 3 – 4 lần mỗi ngày.
  • Người bị sởi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày. Điều này sẽ giúp nâng cao thể trạng. Bạn cần ăn những loại thực phẩm, món ăn dễ tiêu, chia nhỏ thức ăn để ăn thành nhiều bữa. Bệnh nhân bị sởi cần chú ý thêm vào khẩu phần ăn của mình các loại thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt là vitamin A và vitamin C có trong trái cây, rau củ và nước ép hoa quả. Đối với những trẻ còn bú mẹ, phụ huynh nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ. Trẻ cần bú nhiều hơn khi bị tiêu chảy.
  • Những người mắc bệnh sởi cần bổ sung cho cơ thể nhiều nước lọc, nước hoa quả. Ngoài ra bạn nên sử dụng Oresol để đảm bảo đủ nước và đủ điện giải.
  • Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị nào. Đặc biệt là thuốc kháng sinn.
  • Những người tiếp xúc hoặc chăm sóc cho bệnh nhân bị sởi cần mang khẩu trang y tế. Đồng thời rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn trước và sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm virus sởi.
  • Đối với những trường hợp sốt nhẹ, bạn có thể sử dụng biện pháp chườm ấm để hạ sốt và cải thiện nhiệt độ trong cơ thể. Đối với những trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hạ số theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng của bác sĩ chuyên khoa.
Chế độ sinh hoạt dành cho người bị bệnh sởi 
Ở trường hợp sốt nhẹ, bạn có thể sử dụng biện pháp chườm ấm để hạ sốt và cải thiện nhiệt độ trong cơ thể. Ở trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C, bệnh nhân cần sử dụng thuốc hạ số theo chỉ định của bác sĩ

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nặng của bệnh sởi, nhất là trẻ em, người nhà cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và xử lý. Các dấu hiệu nặng của bệnh sởi gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi, li bì
  • Bú kém hoặc bỏ bú
  • Kích thích
  • Sốt cao
  • Thở nhanh
  • Khó thở
  • Ho nhiều
  • Bệnh nhân vẫn còn số khi hiện tượng phát ban đã hết.

Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi

Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm và bùng phát thành dịch do bệnh hình thành bởi sự xâm nhập của virus. Chính vì thế tiêm phòng vắc xin sởi được đánh giá là biện pháp phòng tránh hàng đầu. Ngoài ra việc tiêm phòng virus gây sởi còn là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Đặc biệt là trẻ nhỏ.

Để phòng ngừa bệnh sởi, trẻ em cần được tiêm chủng đầy đủ hai mũi. Mũi thứ nhất cần được tiêm khi trẻ đủ 9 tháng tuổi, tiêm mũi thứ hai khi trẻ đủ 18 tháng tuổi.

Ngoài ra để phòng ngừa bệnh sởi, bạn có thể áp dụng thêm một số biện pháp dưới đây:

  • Những người mắc bệnh sởi và đang trong thời gian điều trị cần được cách ly. Ngoài ra tránh tập trung đông người khi dịch bệnh xảy ra.
  • Những người tiếp xúc hoặc chăm sóc bệnh nhân và bệnh nhân cần phải mang khẩu trang y tế. Bên cạnh đó để phòng chống bệnh lan truyền, bạn cần sử dụng xà phòng diệt khuẩn để vệ sinh tay trước và sau khi tiếp xúc với bệnh nhân.
  • Thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống và môi trường làm việc.
Biện pháp phòng ngừa bệnh sởi
Bệnh sởi có khả năng lây nhiễm và bùng phát thành dịch do bệnh hình thành bởi sự xâm nhập của virus. Vì thế tiêm phòng vắc xin sởi được đánh giá là biện pháp phòng tránh hàng đầu

Khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu mắc bệnh sởi, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị. Điều này sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh phát triển mạnh và gây biến chứng nguy hiểm. 

Đối với những trường hợp không có tiền sử mắc bệnh sởi thì việc tiến hành tiêm phòng vắc xin sởi là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để phòng ngừa bệnh. Ba mẹ cần lưu ý tiêm phòng bệnh sởi cho trẻ càng sớm càng tốt. Đặc biệt là khi trẻ đủ 9 tháng tuổi.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *