Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? 

Bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không? Có di truyền không? là những thắc mắc của nhiều người. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cũng như gợi ý một số phương pháp điều trị và phòng tránh nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi biến chứng và phục hồi sức khỏe.

Tai biến mạch máu não có nguy hiểm không?

Tai biến mạch máu não (Đột quỵ) là một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh xảy ra khi quá trình cung cấp oxy và máu lên não bị ngưng trệ, gián đoạn do các mạch máu não bị tắc nghẽn. Điều này sẽ khiến cho các tế bào não bị tổn thương, các hoạt động của cơ quan thần kinh bị tê liệt, nguy cơ tử vong cao.

Tai biến mạch máu não có chữa được không là vấn đề được nhiều người quan tâm vì đây là một căn bệnh có chuyển biến nhanh, phức tạp. Sau cơn tai biến nếu giữ được tính mạng, nhiều trường hợp để lại di chứng nặng nề, tàn phế suốt đời hoặc mất một số chức năng của cơ thể.

Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm
Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm

Dưới đây là một số hậu quả của bệnh tai biến mạch máu não:

Nguy cơ tử vong cao, giảm tuổi thọ: Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm đứng thứ 2 gây tử vong cao (Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO).

Tàn phế suốt đời, mất khả năng lao động: Người bệnh phải chịu những di chứng suốt đời, tàn phế, không thể tự chăm sóc bản thân, mất khả năng lao động hoàn toàn. 

Di chứng tai biến: Đột quỵ não nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách có thể khiến cho bệnh nhân bị méo miệng, nói ngọng hoặc hoàn toàn không nói được. Ngoài ra, một số trường hợp bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ, mất hoặc kém khả năng nhận thức.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, tai biến mạch máu não là một căn bệnh cực kỳ nguy hiểm. Vậy, căn bệnh này hiện nay có chữa được không?

Tai biến mạch máu não có chữa được không?

Chữa tai biến mất thời gian bao lâu? Có chữa khỏi được hoàn toàn không? Điều này còn phụ thuộc vào mức độ ảnh hưởng của tai biến cũng như chế độ chăm sóc, quá trình điều trị cho người bệnh. Nếu biết cách phòng tránh thì bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn.

Một số trường hợp tai biến mạch máu nhẹ có thể phục hồi hoàn toàn nhưng người bệnh cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để tránh tai biến lần 2.

Bệnh tai biến não có chữa được không còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương não và quá trình chăm sóc điều trị
Bệnh tai biến não có chữa được không còn phụ thuộc vào mức độ tổn thương não và quá trình chăm sóc điều trị

Trường hợp người bệnh bị di chứng, mất một số chức năng của cơ thể nếu thực hiện đúng phác đồ điều trị tai biến phù hợp cũng có thể dần phục hồi và kéo dài sự sống. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi và có chế độ chăm sóc hợp lý để tránh bệnh tái diễn. 

Đối với trường hợp tai biến mạch máu nặng khiến bệnh nhân tàn phế, nằm một chỗ, mất khả năng nhận thức và người thân phải chăm sóc thì khả năng phục hồi rất hiếm.

Cách chữa và phòng tránh tai biến mạch máu não

Người bị tai biến cần kiên trì thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện đúng cách để sớm phục hồi và phòng tránh bệnh tái phát như sau:

Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh. 

  • Nên ăn một số thực phẩm giàu tinh bột và đạm như thịt, cá, trứng, bánh mì, cơm,..
  • Ăn nhiều rau củ, trái cây tươi và nước ép trái cây giàu khoáng chất và Vitamin.
  • Nếu bệnh nhân ăn kém có thể chia thành nhiều bữa phụ trong ngày. Băm nhuyễn, ninh nhừ, cắt nhỏ thức ăn để giúp người bệnh dễ hấp thụ hơn.

Chế độ ăn kiêng

Một số trường hợp người bệnh cần phải kiêng một số thực phẩm nếu không muốn bệnh càng có nguy cơ nặng hơn và khả năng tái phát cao. Vì vậy, bệnh nhân tai biến cần tránh hoặc hạn chế ăn các thực phẩm giàu calo và chất béo, mỡ động vật, không uống rượu bia và không hút thuốc lá.

Bệnh nhân tai biến cần có chế độ chăm sóc hợp lý
Bệnh nhân tai biến cần có chế độ chăm sóc hợp lý

Chế độ tập luyện

Ngoài chế độ ăn kiêng và dinh dưỡng, chế độ tập luyện giúp phục hồi chức năng đã bị mất sau cơn tai biến. Đây cũng chính một trong những yếu tố giúp bạn có thể giảm bớt lo lắng “bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?”. Người bệnh cần tập luyện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Đối với bệnh nhân bị liệt toàn thân: Người thân hỗ trợ bệnh nhân tập các bài tập với ngón tay, ngón chân, khớp tay chân, khớp háng với thời gian tập đều đặn mỗi ngày khoảng 15- 30 phút/lần. Mỗi ngày tập từ 2-3 lần để giúp máu dễ lưu thông hơn.

Bệnh nhân liệt toàn một phần: Người thân có thể hỗ trợ nếu quá trình tập khó khăn, thực hiện các bài tập ở khớp chân, tay, vai,…

Bệnh nhân liệt nhẹ: Tự thực hiện các bài tập vật lý trị liệu tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Sử dụng bài thuốc Đông y chữa tai biến mạch não

Chữa tai biến mạch máu não theo Y học cổ truyền cũng là một phương pháp chữa bệnh hiệu quả, được nhiều bệnh nhân áp dụng. Bài thuốc có công dụng phòng tránh và ngăn ngừa hình thành các cục máu đông trong mạch máu não, giúp tăng khả năng tuần hoàn và lưu thông khí huyết. Ngoài ra thuốc còn hỗ trợ điều trị một số di chứng bệnh như méo miệng, liệt, nói ngọng, tăng cường trí nhớ, giảm đau đầu sau tai biến,…

Tai biến mạch máu não có di truyền không?

Nhiều người thắc mắc rằng “bệnh tai biến mạch máu não có di truyền không?” Các chuyên gia y tế đã khẳng định đây không phải là căn bệnh di truyền tuy nhiên một số thói quen ăn uống không lành mạnh trong gia đình chính là nguyên nhân gây bệnh.

Thói quen ăn mặn, uống nhiều bia rượu và hút thuốc lá,…là những yếu tố gây nên một số chứng bệnh như tăng huyết áp, béo phì, rối loạn mỡ máu, tiểu đường,…trong khi đây chính là nhóm bệnh dẫn đến tai biến mạch máu não.

Tai biến mạch máu não không phải là căn bệnh di truyền
Tai biến mạch máu não không phải là căn bệnh di truyền

Vì vậy, nếu trong gia đình có người thân đang mắc một số chứng bệnh trên cần thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt để phòng tránh tai biến mạch máu não có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc “bệnh tai biến mạch máu não có chữa được không?” cũng như gợi ý một số phương pháp chữa và phòng tránh bệnh hiệu quả. Bạn nên nắm được để làm kiến thức phòng thân hoặc cứu người khác nếu không may mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *