Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không? Coi chừng bị cắt bỏ các chi

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng, tập luyện kết hợp thuốc điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm về tim mạch, thần kinh, mắt,…thậm chí tử vong. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể về vấn đề này.

Tiểu đường (đái tháo đường) là tình trạng lượng đường trong máu của cơ thể luôn cao hơn ở mức bình thường do bị đề kháng hoặc thiếu hụt lượng insulin. Bệnh được chia thành 2 cấp độ đó là:

  • Tiểu đường type 1 thường xuất hiện ở người trẻ tuổi (dưới 30 tuổi) xảy ra khi cơ thể không thể tự sản xuất ra insulin hoặc rất ít. Vì vậy muốn sống được phải tiêm insulin mỗi ngày.
  • Tiểu đường type 2 thường xuất hiện ở độ tuổi 30 trở lên, cơ thể vẫn tự sản xuất được insulin nhưng không đủ và có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp. 
Người bị tiểu đường luôn có chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường
Người bị tiểu đường luôn có chỉ số đường huyết cao hơn mức bình thường

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Trong các cấp độ đái tháo đường, tiểu đường tuýp 2 phát triển một cách âm thầm, khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh cũng là lúc bệnh đã trở nên nặng nề và bắt đầu biến chứng. Đặc biệt biến chứng của tiểu đường type 2 và tiểu đường thai kỳ rất đa dạng và phức tạp. Dưới đây là một số biến chứng điển hình:

Bệnh tiểu đường type 2 có nguy hiểm không? 

Các biến chứng của đái tháo đường được chia thành 2 cấp độ bao gồm cấp tính và mãn tính.

  • Biến chứng cấp tính 

Các biến chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn tiểu đường tuýp 1, bao gồm:

Hạ đường huyết: Nếu người bệnh ăn uống và sinh hoạt không điều độ hoặc uống quá liều thuốc giảm đường huyết có thể khiến cho lượng đường máu hạ xuống còn 3,6mmol/l. Lúc này cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như bủn rủn chân tay, mệt mỏi, vã mồ hôi, đánh trống ngực, choáng váng, thậm chí hôn mê, tử vong.

Tăng áp lực thẩm thấu: Lượng đường huyết trong cơ thể tăng quá cao có thể khiến cho người bệnh bị hôn mê, cần được sớm cấp cứu, biến chứng nặng nhất là tử vong.

Nhiễm toan ceton: Khi nồng độ axit tăng do thiếu hụt insulin làm cho quá trình chuyển hóa bị dang dở dẫn tới hiện tượng nhiễm độc máu toan hóa. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh rất dễ tử vong.

Một số biến chứng của tiểu đường tuýp 1
Một số biến chứng của tiểu đường tuýp 1
  • Biến chứng mãn tính

Những biến chứng này thường xuất hiện ở giai đoạn tiểu đường type 2, bao gồm: 

Biến chứng về tim mạch: Tiểu đường làm tăng nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim khiến người bệnh có thể bị liệt hoặc đột quỵ.

Biến chứng về thận: Đái tháo đường có thể khiến cho thận hoạt động kém hoặc suy thận do chúng làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận. 

Biến chứng về thần kinh: Khi huyết áp và lượng glucose tăng cao sẽ gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể tại các vị trí như sọ não, thần kinh thực vật, tứ chi,… Người bệnh có thể bị liệt mặt, sụp mí mắt, tê bì chân tay, mất cảm giác, teo cơ, phải cắt bỏ các chi, nhồi máu cơ tim,…

Biến chứng về mắt: Biến chứng của đái tháo đường có thể gây mù lòa hoặc giảm thị lực, bệnh lý võng mạc.

Nguy cơ nhiễm trùng cao:  Lượng đường trong máu cao chính là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng làm cho vết thương lâu lành, thậm chí hoại tử, khó điều trị. 

Cắt bỏ chi là một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường
Cắt bỏ chi là một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? 

Bệnh tiểu đường thai kỳ là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu. Nếu không có biện pháp kiểm soát kịp thời có thể gây ra những nguy hiểm khó lường cho cả mẹ và con. Cụ thể là:

  • Với con: Một số biến chứng có thể xảy ra đó là thai nhi tăng cân quá mức, thai lưu, sinh non hoặc trẻ sau sinh có nguy cơ bị hạ đường huyết đột ngột hoặc bị tiểu đường trong tương lai.
  • Với mẹ: Nguy cơ mắc phải tiền sản giật, tổn thương các bộ phận khác của cơ thể như suy giảm trí nhớ, bệnh xương khớp hoặc bệnh về da,…
 
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy cơ khó lường
Tiểu đường thai kỳ có thể gây ra nhiều nguy cơ khó lường

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, bệnh tiểu đường là vô cùng nguy hiểm và được xếp vào nhóm bệnh nguy cơ gây tử vong hàng đầu. Đây là căn bệnh không có thuốc điều trị triệt để mà phụ thuộc khả năng kiểm soát lượng đường huyết thông qua việc chế độ ăn uống, tập luyện, sinh hoạt  kết hợp thuốc hỗ trợ trị bệnh.

Cách phòng tránh bệnh tiểu đường hiệu quả

Bệnh tiểu đường có thể được ngăn ngừa hiệu quả nếu thực hiện thói quen ăn uống và sinh hoạt một cách điều độ, khoa học như sau:

  •  Kiểm soát cân nặng, thực hiện chế độ giảm cân hợp lý, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Chế độ ăn uống nhiều trái cây, rau xanh, hạn chế ăn đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga,…
  • Nên dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để tập thể dục
  • Hạn chế rượu bia và tránh hút thuốc lá
  • Không thức khuya, ngủ muộn,…

Trên đây là một số thông tin nhằm giải đáp cho thắc mắc “bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?”. Đái tháo đường là một bệnh vô cùng nguy hiểm, tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát được nếu có một tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh kết hợp phương pháp điều trị hợp lý. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm:

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *