Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không? Lời khuyên từ bác sĩ

Rất nhiều người bị trĩ ngoại chủ quan không điều trị bệnh ngay từ đầu. Chỉ khi tình trạng đau rát vượt sức chịu đựng mới tìm đến bác sĩ. Lúc này, thắc mắc chung của nhiều người là bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không? Chắc chắn có. Và có thể bạn vẫn chưa hình dung hết những nguy hiểm nếu để bệnh này quá lâu.

Bệnh trĩ ngoại để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng
Bệnh trĩ ngoại để lâu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng

Biểu hiện từ nhẹ đến nặng của bệnh trĩ ngoại

Búi trĩ hình thành dưới đường lược hậu môn được gọi là trĩ ngoại. Bản chất của nó là các đám rối tĩnh mạch bị phình giãn quá mức. Biểu hiện bệnh trĩ ngoại thường dễ nhận biết ngay từ đầu. Lúc mới xuất hiện, búi trĩ có thể không gây chảy máu nhưng sẽ gây đau rát và ngứa dữ dội. Trĩ ngoại không chia cấp độ, người ta thường căn cứ vào tình trạng xuất huyết và kích thước búi trĩ để đánh giá bệnh tình.

Khi đại tiện, các đám rối tĩnh mạch có thể bị căng phình nhiều hơn. Điều này gây ra tình trạng đại tiện ra máu. Đồng thời, vị trí của búi trĩ ngoại rất dễ bị các tác động từ bên ngoài. Chỉ cần người bệnh không chú ý kỹ là nó sẽ bị viêm nhiễm. Lúc này, cảm giác đau rát, ngứa ngáy và xuất huyết sẽ xuất hiện nhiều hơn. Máu có thể bắn thành tia hoặc nhỏ thành giọt.

Mất quá nhiều máu sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, hay chóng mặt và luôn trong tâm trạng bồi hồi. Đồng thời, nếu người bệnh là nữ giới, nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa khi búi trĩ xuất huyết là rất lớn.

Những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn trĩ nội nhưng nhiều người thường bỏ qua cho đến khi bệnh trở nặng mới hối hận
Những dấu hiệu ban đầu của bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết hơn trĩ nội

Bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không?

Theo PGS.TS. Bùi Khắc Hậu (Nguyên trưởng khoa Nội tổng hợp – Bệnh viện Đại học Y Hà Nội), bệnh trĩ ngoại có thể không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu để lâu, bệnh rất dễ chuyển sang nhiều biến chứng. Đây đồng thời cũng là yếu tố trực tiếp dẫn đến tử vong. Do đó, với câu hỏi bệnh trĩ ngoại để lâu có sao không thì câu trả lời chắc chắn là có.

Nếu bạn vẫn còn ngần ngại thông báo với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình thì sau khi tìm hiểu sơ qua các biến chứng dưới đây, bạn sẽ phải suy nghĩ lại. Biến chứng của bệnh trĩ ngoại khá nhiều. Nó gây ảnh hưởng đến hàng loạt các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, phổ biến nhất là tắc mạch trĩ ngoại, sa nghẹt búi trĩ và bội nhiễm.

  • Tắc mạch trĩ ngoại

Biến chứng này xảy ra khi cơ chế tự đông máu bị rối loạn. Bình thường, khi bị thương ngoài da, sau một lúc vết thương sẽ ngừng chảy máu vì sự xuất hiện của một cục máu đông hàn kín miệng vết thương. Tuy nhiên, đối với người bị trĩ ngoại, cục máu đông này lại hình thành phía trong búi trĩ. Điều này khiến nó bị hoại tử, sưng to và gây đau đớn dữ dội.

Diện tích hoại tử dần lan ra. Búi trĩ có thể bị vỡ và gây nhiễm trùng toàn bộ hậu môn. Song song đó, cục máu đông có thể tạo thành một lớp màng mỏng bám chặt lấy hậu môn, rất khó gỡ ra. Lúc này nguy cơ hoại tử hậu môn rất cao. Tuy nhiên, nếu được xử lý trong vòng 48 giờ sẽ không đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Tắc mạch búi trĩ là biến chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ ngoại. Tình trạng này có thể gây hoại tử toàn bộ ống hậu môn, tiếp đến là nhiễm trùng máu và đe dọa trực tiếp đến tính mạng người bệnh
Tắc mạch búi trĩ có thể gây hoại tử toàn bộ ống hậu môn và nhiễm trùng máu
  • Sa nghẹt búi trĩ

Không chỉ xảy ra ở trĩ nội, biến chứng sa nghẹt búi trĩ còn xuất hiện ở trĩ ngoại. Nó khiến cho quá trình lưu thông máu ở hậu môn gặp nhiều khó khăn. Lâu dần, máu ứ đọng tại các búi trĩ sẽ gây hoại tử. Búi trĩ rất dễ bị vỡ ra, gây lở loét và nhiễm trùng toàn bộ ống hậu môn. Nặng hơn, các vi khuẩn có thể theo đường này đi ngược vào trong cơ thể và gây nhiễm trùng máu.

  • Bội nhiễm

Biến chứng này rất hay xảy ra khi người bệnh là nữ. Môi trường âm đạo rất nhạy cảm và dễ tấn công bởi vi khuẩn. Trong khi đó, vị trí của hậu môn và âm đạo lại khá gần nhau. Búi trĩ ngoại khi đã xuất huyết thường kèm theo dịch nhầy và mủ. Đây là điều kiện thuận lợi  cho vi khuẩn phát triển. Những vi khuẩn này không chỉ gây nhiễm trùng khu vực hậu môn mà còn di chuyển qua âm đạo và gây ra các bệnh phụ khoa.

Trĩ ngoại càng để lâu càng khó điều trị

TS.BS Nguyễn Thị Thư khuyên rằng, phát hiện bệnh trĩ ngoại càng sớm thì khả năng chữa khỏi càng cao. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh lý, bạn hãy nhanh chóng thăm khám ngay và chữa trị kịp thời.

1/ Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa

Điều trị bệnh trĩ ngoại không phải lúc nào cũng cần đến phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được áp dụng trong các trường hợp bệnh nặng hoặc đã chuyển sang biến chứng. Đối với người bệnh mới chớm, giai đoạn nhẹ người bệnh có thể áp dụng điều trị nội khoa, dùng những đơn thuốc dưới đây:

  • Thuốc bôi: Titanoreine, HemorrhoSTOP, Proctolog, Preparation H, Rectostop, Hemopropin,…
  • Thuốc uống: BoniVein, Daflon 500mg, Agiosmin,…
  • Thuốc đạn: Proctolog,…
  • Thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm: Aspirin, Ibuprofen, Acetaminophen,…
  • Thuốc giảm ngứa: Corticoid,…

Ưu điểm: Thuốc tân dược nhanh chóng giảm đau, khó chịu trong vài liều thuốc đầu tiên.

Nhược điểm: Không giải quyết dứt điểm triệu chứng bệnh. Trong quá trình điều trị có nhiều tác dụng phụ như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kháng thuốc.

2/ Điều trĩ ngoại bằng thuốc Đông y

Thuốc Nam có cơ chế điều trị bệnh trĩ ngoại hoàn toàn khác với thuốc tân dược. Những vị thảo dược tự nhiên đi sâu vào bên trong cơ thể, giải quyết nguyên căn bệnh, tiêu diệt tác nhân gây bệnh. Đồng thời, làm lành viêm loét, khôi phục sức khỏe con người, phòng bệnh tái phát hiệu quả.

Với mong muốn giới thiệu đến người bệnh bài thuốc chữa trĩ ngoại hiệu quả, chúng tôi đã tham khảo ý kiến chuyên gia và lựa chọn ra bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thanh. Bài thuốc quý này được bào chế tại Thuốc dân tộc.

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang “khắc tinh” của bệnh trĩ
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang “khắc tinh” của bệnh trĩ

Nguồn gốc bài thuốc Thăng trĩ Dưỡng huyết thang:

Năm 2011, bài thuốc được công bố rộng rãi trong giới y học và nhân được nhiều khen ngợi. TS.BS Nguyễn Thị Thư nhận xét:

Tôi đã tham gia thẩm định nhiều bài thuốc Đông y chữa trĩ. Nhưng chưa thấy bài thuốc nào có hiệu quả cũng như cơ chế điều trị như Thăng trĩ Dưỡng huyết thang. Kết hợp lý thuyết YHCT và YH hiện đại, liệu trình chữa trĩ ngoại tại Thuốc dân tộc bao gồm bài thuốc uống và thuốc ngâm. 

Sự kết hợp thuốc này mang đến hiệu quả 2 trong 1 ít bài thuốc nào có được. Vừa điều trị bên ngoài, kết hợp bên trong là cơ chế sáng tạo và hiệu quả. Chính nhờ cơ chế này, có khoảng vài ngàn người bệnh đã chữa dứt điểm bệnh trĩ trong gần một thập kỷ”.

TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, nguyên trường khoa Nội, BV YHCT TW cũng đưa ra đánh giá: “Thăng trĩ Dưỡng huyết thang là bài thuốc chất lượng và hiệu quả nhất tôi từng gặp. Nguyên liệu bào chế thuốc điều được lấy tại vườn thuốc sạch chuẩn GACP-WHO do Thuốc dân tộc tự phát triển. Chính vì vậy, bài thuốc hoàn toàn không có tác dụng phụ, an toàn, lành tính, có thể dùng cho mọi đối tượng.

Ngoài ra thuốc còn được bào chế dưới dạng viên hoàn và túi lọc rất dễ sử dụng. Người bệnh không cần đun sắc. Có đến 96% người bệnh sau khi dùng thuốc đều có phản hồi tốt”.

Bên cạnh đó BS Vân Anh cũng khuyến khích người bệnh nên đến Thuốc dân tộc thăm khám trực tiếp và bốc thuốc. Tuy nhiên, số lượng người bệnh tại đây luôn quá tải. Vì vậy, người bệnh nên đặt lịch thăm khám trước để không phải chờ lâu.

Bệnh trĩ

Báo chí đánh giá về bài thuốc chữa bệnh trĩ tại Thuốc dân tộc:

Xem thêm video VTC2 đồng hành cùng Thuốc dân tộc trong chuyên đề “chữa bệnh trĩ bằng Đông y”

Lời khuyên của bác sĩ khi bị trĩ ngoại

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, ngoài việc quan tâm đến thời điểm chữa trị, người bệnh còn phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hằng ngày của mình. Đây là một phương pháp điều trị nội khoa vô cùng cần thiết cho người bệnh trĩ nói chung và trĩ ngoại nói riêng.

Trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày, người bị trĩ ngoại cần ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Mục đích là cải thiện tình trạng táo bón và giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Đồng thời, trong các loại rau củ quả nhiều chất xơ cũng thường chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Chất chất dinh dưỡng này sẽ góp phần nâng cao sức đề kháng để cơ thể “chiến đấu” tốt hơn với bệnh.

Người bị trĩ ngoại nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón
Người bị trĩ ngoại nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ

Bên cạnh đó, người bệnh nên tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, cafe và thuốc lá. Các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá mặn hoặc cay nóng cũng cần hạn chế. Bởi chúng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng táo bón. Khi đó, các đám rối tĩnh mạch vốn đã bị phình giãn quá mức lại phải chịu thêm áp lực.

Ngoài ra, giữ cho hậu môn sạch sẽ là điều luôn luôn cần thiết dù có bị trĩ hay không. Đồng thời, khi bị trĩ ngoại, bạn cũng nên chú ý mặc quần rộng và thoáng. Mục đích là giúp hậu môn không hầm bí và hạn chế viêm nhiễm. Cuối cùng, hãy đến bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị nhưng gặp dấu hiệu bất thường.

“Trĩ ngoại để lâu có sao không?”. Đây là vấn đề được nhiều người bệnh quan tâm. Tất cả những thông tin trên đã giúp người bệnh tìm được phương pháp chữa bệnh dứt điểm. Người bệnh có thể tham khảo thêm về đầu bệnh cũng như bài thuốc Đông y chữa trĩ tại Thuốc dân tộc theo địa chỉ: www.thuocdantoc.org.

ĐỪNG BỎ QUA

Ngày Cập nhật 11/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *