Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có lây không?

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc không phải là căn bệnh được hình thành từ một loại virus lây nhiễm mà chỉ hình thành do da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng. Do đó, bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc không có khả năng lây lan từ người này sang người khác.

Bệnh viêm da dị ứng có khả năng lây lan từ người này sang người khác không? - Bác sĩ da liễu giải đáp thắc mắc
Bệnh viêm da dị ứng có khả năng lây lan từ người này sang người khác không? – Bác sĩ da liễu giải đáp thắc mắc

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc có lây từ người ngày sang người khác không?

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc là tình trạng da bị phát ban đỏ, có thể xuất hiện các mụn nước mọc rộp, kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy khó chịu do tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây dị ứng như: hóa chất, bụi bẩn, mỹ phẩm, kim loại,… Bên cạnh đó, việc hệ miễn dịch phản ứng quá mức và tạo ra những kháng thể cũng có thể gây nên tình trạng dị ứng. Căn bệnh này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai.

Theo nhận định của các bác sĩ da liễu, bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng không phải là bệnh lý quá nguy hiểm và đe dọa đến tính mạng con người. Đặc biệt, căn bệnh này không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Bởi vì, bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc được hình thành là do lớp da tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng mà không phải do một loại virus lây nhiễm nào gây nên. Chính vì vậy, người bệnh cũng không nên quá lo lắng khi tiếp xúc với người khỏe mạnh.

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc không có khả năng lây bệnh từ người bệnh sang người khỏe mạnh
Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc không có khả năng lây bệnh từ người bệnh sang người khỏe mạnh

Khi nào bạn nên cần gặp bác sĩ?

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng có xu hướng tiêu cực, bạn cần nhanh chóng tìm gặp bác sĩ da liễu tại các cơ sở khám chữa bệnh da liễu uy tín để có những biện pháp điều trị hợp lý. Cụ thể như các triệu chứng sau:

  • Cơn ngứa ngáy tại vùng da bị tổn thương và vùng da lân cận tăng lên nhiều lần;
  • Kèm theo triệu chứng sốt cao hoặc lặp lại nhiều lần;
  • Vết thương trên da có kích thước lan rộng trên diện tích rộng hơn.

Để chẩn đoán bệnh và trước khi đưa ra kết luận chính xác về nguyên nhân cũng như phương án điều trị phù hợp, các bác sĩ da liễu sẽ tiến hành các khâu quan sát các vết thương trên da, đôi khi đưa ra một số chỉ định khác như: xét nghiệm máu, test da, soi da,…

Tìm gặp bác sĩ da liễu nếu tình trạng bệnh viêm da dị tiếp xúc chuyển sang hướng tiêu cực
Tìm gặp bác sĩ da liễu nếu tình trạng bệnh viêm da dị tiếp xúc chuyển sang hướng tiêu cực

Một số phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc

Với nền y khoa ngày càng hiện đại, hiện không ít phương pháp điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc. Do đó, người bệnh có thể tự lựa cho chính mình những phương án điều trị phù hợp hoặc điều trị bệnh lý theo chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, việc lựa chọn phương án điều trị còn phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh lý.

Dưới đây là một số phương án điều trị bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng điều trị:

Dùng thuốc Tây y trị bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng

Thuốc Tây y là một trong những liệu pháp điều trị được khá nhiều người bệnh lựa chọn để cải thiện bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Với bản chất tiện lợi, tác dụng nhanh chóng, chữa bệnh bằng thuốc Tây y luôn là sự lựa chọn hàng đầu.

Một số loại thuốc chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc thường được các bác sĩ da liễu chỉ định điều trị với các loại thuốc kê đơn, có thể là những loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng histamin bao gồm: Benadryl, Zyrtec, Claritin,…;
  • Thuốc bôi tại chỗ chứa corticosteroid để hỗ trợ tình trạng viêm da;
  • Thuốc giảm đau, tiêu viêm;
  • Thuốc giảm ngứa;
  • Kem dưỡng ẩm chống khô da, dưỡng ẩm cơ thể.

Khi điều trị bệnh viêm da tiếp xúc bằng thuốc Tây y, người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc sử dụng thuốc và chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

Thoa kem dưỡng lên vùng da bị viêm da dị ứng để cải thiện tình trạng khô da và kích ứng da
Thoa kem dưỡng lên vùng da bị viêm da dị ứng để cải thiện tình trạng khô da và kích ứng da

Chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc bằng các bài thuốc dân gian

Đối với những bệnh lý ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà bằng các mẹo vặt trong dân gian mà nguyên liệu chính là những loại thảo dược có sẵn trong tự nhiên với bản chất lành tính. Một số bài thuốc dân gian có tác dụng tốt trong việc điều trị viêm da dị ứng tiếp xúc có thể kể đến, bao gồm:

  • Lá khế: Đem một nắm lá khế rửa sạch qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó đem nấu cùng với một lượng nước vừa đủ, thêm 2 – 3 muỗng muối biển để tăng tính sát khuẩn. Khi nước sôi, tắt bếp và cho ra thau và tiến hành rửa vùng da bị tổn thương do bị viêm. Bạn có thể sử dụng phần bã để chà sát nhẹ nhàng lên vùng da viêm để tăng công dụng chữa bệnh của lá khế.
  • Lá trầu không: Đem một nắm lá trầu không đã được làm sạch cho vào nồi nước với dung tích là 3 – 4 lít nước. Đun cho đến khi lá ngả già là có thể tắt bếp. Đổ toàn bộ phần nước ra thau, có thể pha thêm một chút nước lạnh để tắm. Phần bã trầu không người bệnh có thể sử dụng để đắp lên vùng da bị tổn thương.
  • Lá trà xanh: Làm sạch một nắm lá trà xanh để loại bỏ phần bụi bẩn bám trên lá rồi đem đun cùng với một lượng nước vừa đủ. Khi lá có dấu hiệu chuyển màu, tắt bếp và đổ ra thau, đợi nước nguội dần là bạn có thể tiến hành ngâm rửa vùng da bị viêm.

Nếu áp dụng phương thức điều trị từ các loại lá cây có sẵn trong tự nhiên, người bệnh phải thực hiện bài thuốc đều đặn và kiên trì, không nên điều trị bỏ ngang. Điều đó có thể khiến cho bệnh lý dễ tái phát trở lại sau một thời gian. Mặt khác, người bệnh cũng cần hết sức lưu ý trong vấn đề lựa chọn thảo dược chữa bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, nên lựa chọn những loại thảo dược phù hợp với cơ địa, làm sạch dược liệu để tránh tình trạng nhiễm trùng da.

Bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc cần kiêng những gì?

Để bệnh tình được hồi phục một cách nhanh chóng, ngoài việc điều trị đúng cách, đúng chỉ định điều trị của bác sĩ, người bệnh cũng cần lưu ý đến chế độ chăm sóc da và kiêng cử hợp lý, cụ thể như sau:

# Hạn chế sử dụng các thực phẩm gây ngứa, kích ứng da

Một số thực phẩm như: hải sản, đậu phộng, thức ăn đống hộp hay các thức ăn có chứa nhiều gia vị cay, đồ ăn nhiều dầu mỡ,… rất dễ gây kích ứng da và gây nên các tình trạng ngứa ngáy. Tốt nhất, bạn nên sử dụng các loại thực phẩm trên ở liều lượng vừa phải, không nên sử dụng ở mức độ quá nhiều, đặc biệt là các đối tượng bị viêm da dị ứng tiếp xúc.

# Không sử dụng các loại quần áo, vật dụng gây kích ứng da

Khi mắc bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc, tốt nhất bạn nên lựa chọn những trang phục thoải mái, vải thun cotton. Bạn không nên sử dụng các loại quần áo bó sát cơ thể hoặc các loại trang phục làm từ sợi tổng hợp gây ngứa. Mặt khác, hạn chế đeo các loại trang sức, bởi chúng cũng có thể gây ngứa.

# Tuyệt đối không tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc

Một số tác nhân gây nên bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc bạn cần né tránh như: hóa chất, không khí lạnh, không khí khô hay thời tiết thay đổi đột ngột, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm, phấn hoa,… và hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Các nhân tố trên đều khiến cho da của bạn bị kích ứng.

# Không nên quá căng thẳng, mệt mỏi

Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày cũng chính là nhân tố tác động gián tiếp đến vùng da bị viêm. Bởi vì những cơn mệt mỏi, căng thẳng luôn khiến người bệnh không ngừng nghĩ về nó và khiến cho bệnh tình ngày một nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi bằng cách biết cân đối giữa công việc và cuộc sống, nghe nhạc để tinh thần được thoải mái, nên tập thói quen đi ngủ sớm.

Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để bệnh tình chuyển hướng sang tình trạng tích cực
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi để bệnh tình chuyển hướng sang tình trạng tích cực

Tóm lại, bệnh viêm da dị ứng tiếp xúc không phải là bệnh truyền nhiễm. Do đó, bạn không quá lo lắng khi tiếp xúc với người mắc bệnh viêm da tiếp xúc dị ứng. Đồng thời, người bệnh nên tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để bệnh tình không phải phát tán sang vùng da lành khác.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *