Bệnh viêm gan B có di truyền không? Mẹ bị sinh con có bị không?

Không có bằng chứng cho thấy viêm gan B có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái. Tuy nhiên trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm Hepatitis B virus do tiếp xúc với máu của người mẹ trong quá trình sinh nở.

Bệnh viêm gan B có di truyền không
Bệnh viêm gan B có di truyền không? Mẹ bị sinh con có bị không?

Bệnh viêm gan B có di truyền không?

Viêm gan B là tình trạng gan bị viêm nhiễm và tổn thương do HBV (Hepatitis B virus). Bệnh lý này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây viêm gan D, suy giảm chức năng gan, xơ gan, tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ và ung thư gan.

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với bệnh lý này nên khá nhiều phụ huynh lo lắng liệu “Bệnh viêm gan B có di truyền sang con cái hay không?”.

Theo nghiên cứu, virus gây viêm gan B có khả năng lây nhiễm thông qua đường máu, hoạt động tình dục và lây từ mẹ sang con. Vì vậy không có bằng chứng cho thấy bệnh có khả năng di truyền từ cha mẹ sang con cái.

Mẹ bị viêm gan B sinh con có bị không?

Chủng virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm từ mẹ sang con. Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm có sự khác biệt ở từng giai đoạn cụ thể, bao gồm:

1. Trong giai đoạn mang thai

Nghiên cứu cho thấy, chỉ có khoảng dưới 2% nguy cơ lây nhiễm Hepatitis B virus từ mẹ sang con trong thai kỳ. Khi mang thai trẻ được bao bọc bởi nhau thai và không có khả năng tiếp xúc với máu của người mẹ nên virus viêm gan B rất khó xâm nhập vào cơ thể.

mẹ bị viêm gan b con có bị không
Chỉ có khoảng 2% trường hợp trẻ bị lây nhiễm virus viêm gan B trong thời gian mang thai

Tuy nhiên khi bước vào tháng thứ 4, hàng rào bảo vệ nhau thai có xu hướng mỏng và giảm các mô liên kết đáng kể. Vì vậy nếu trong thời gian này mẹ bị té ngã hoặc có tác động lên vùng tử cung, virus viêm gan B có thể xâm nhập vào nhau thai và lây nhiễm cho thai nhi.

2. Trong giai đoạn sinh nở

Có đến 90% trường hợp trẻ bị lây nhiễm Hepatitis B virus từ mẹ trong giai đoạn sinh nở. Bởi trong quá trình sinh, trẻ có thể tiếp xúc với máu của mẹ và có nguy cơ nhiễm virus cao.

Thống kê cho thấy, mẹ nhiễm viêm gan B và dương tính với HBeAg (chỉ số cho thấy Hepatitis B virus đang hoạt động và phát triển mạnh) có nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh đến 95%. Trong khi đó, mẹ nhiễm viêm gan B nhưng âm tính với HBeEg tỷ lệ lây nhiễm giảm xuống còn 32%.

3. Trong thời kỳ cho con bú

Các nhà khoa học nhận thấy DNA của Hepatitis B virus trong sữa non của người mẹ dương tính với HBsAg. Tuy nhiên nồng độ này rất thấp và hầu như không có hiện tượng lây nhiễm sang trẻ nhỏ. 

Ở thời kỳ cho con bú, nguy cơ lây nhiễm có thể tăng lên nếu đầu núm vú của mẹ bị nứt, tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với máu và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.

Bố bị viêm gan B con có bị không?

Ngoài lây nhiễm qua đường máu, Hepatitis B virus còn có khả năng lây qua hoạt động tình dục. Vì vậy người bố bị viêm gan B có thể lây nhiễm qua mẹ và lây gián tiếp qua trẻ sơ sinh.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể nhiễm viêm gan B do tiếp xúc với máu từ người bố. Do đó trước khi mang thai, cả bố và mẹ đều cần sàng lọc sức khỏe để kịp thời xử lý và giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con cái.

Biện pháp giảm lây nhiễm viêm gan B ở trẻ sơ sinh

Hiện nay chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm gan B. Phần lớn các trường hợp nhiễm bệnh chỉ có thể làm giảm triệu chứng, bảo toàn chức năng gan và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vì vậy các cặp vợ chồng nên sàng lọc sức khỏe và thực hiện các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm viêm gan B cho con trẻ.

1. Trong trường hợp bố nhiễm viêm gan B

Trường hợp bố nhiễm viêm B, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

  • Nếu kịp thời phát hiện trước hôn nhân, người vợ nên xét nghiệm kháng thể và chích ngừa viêm gan B nếu chưa có đủ miễn dịch.
  • Ngoài ra, người bố cần hạn chế để máu tiếp xúc với con trẻ. Virus có thể lây qua đường máu và gây bệnh ở trẻ nhỏ.
  • Đối với trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B từ bố, thực hiện các biện pháp ở mục sau.

Thống kê cho thấy nếu thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, nguy cơ lây nhiễm từ bố sang con cái chỉ khoảng 3%.

2. Trong trường hợp mẹ nhiễm viêm gan B

Đối với trường hợp mẹ bị nhiễm viêm gan B, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

mẹ bị viêm gan b con có bị không
Đối với trẻ có mẹ nhiễm viêm gan B, cần tiêm vaccine và tiêm huyết thanh đối kháng với HBV
  • Phụ nữ nên thăm khám sức khỏe tổng thể trước khi mang thai. Nếu bị nhiễm viêm gan B, cần tích cực điều trị và tránh mang thai trong giai đoạn viêm gan B cấp tính. Ở giai đoạn này, HBeAg tăng lên đáng kể và làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho trẻ sơ sinh đến 95%.
  • Sau khi trẻ chào đời, cần tiến hành tiêm vaccine ngừa viêm gan B cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu (tốt nhất là trong 12 giờ đầu tiên). Ngoài ra, trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm viêm gan B cần tiêm thêm 1 mũi kháng nguyên (Globulin miễn dịch viêm gan B/ HBIG). Kháng nguyên có tác dụng miễn dịch thụ động giúp trung hòa Hepatitis B virus trong lúc chờ hiệu quả của vaccine. Hai mũi này được tiêm trong vòng 12 – 24 giờ sau sinh và được tiêm tại 2 vị trí khác nhau.
  • Sau khi trẻ chào đời, mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian sớm nhất. Sữa mẹ cung cấp kháng thể giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch và hạn chế nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn ở trẻ sơ sinh.
  • Nên kiểm tra đầu núm vú trước khi cho trẻ bú để tránh lây nhiễm bệnh.

Phụ nữ bị viêm gan B rất dễ lây nhiễm cho con cái. Do đó bạn nên theo dõi sức khỏe thường xuyên và tham vấn y khoa để lựa chọn thời điểm thụ thai phù hợp nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm virus cho con trẻ.

Bài viết đã giải đáp một số thắc mắc vấn đề di truyền và lây nhiễm viêm gan B. Để được tư vấn cụ thể hơn, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa. 

Tham khảo thêm: Mẹ bị viêm gan B nên sinh thường hay sinh mổ? [Tư vấn]

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *