Viêm phổi có lây không? Biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả

Viêm phổi có lây không và lây lan qua những con đường nào? Thực tế thì viêm phổi là căn bệnh có khả năng truyền nhiễm từ người sang người nhưng không phải trường hợp nào cũng phát triển thành bệnh. Tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và ngăn ngừa bằng chính việc thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống hàng ngày. 

Viêm phổi có lây không? Bệnh lây qua đường nào?

Viêm phổi có lây không? – Theo các chuyên gia y tế, viêm phổi là căn bệnh có khả năng truyền nhiễm do tác nhân gây bệnh chủ yếu là do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng. Viêm phổi có 3 dạng chủ yếu là viêm phổi kẽ, viêm phổi thùy và viêm phổi hít. Trong đó nguyên nhân dẫn đến mỗi loại bệnh lý lại khác nhau:

  • Viêm phổi thùy: Chủ yếu do các vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, hemophilus influenza và virus cúm, sởi, ho gà cùng các loài ký sinh trùng.
  • Viêm phổi kẽ: Nhiễm khuẩn do tiếp xúc với hóa chất, tác dụng phụ của thuốc, tác động của bức xạ, hít phải hóa chất
  • Viêm phổi hít: Bệnh thường gặp ở những người giảm phản xạ nuốt, nghiện rượu bia, vệ sinh răng miệng kém, khiến vi khuẩn từ dạ dày hoặc họng tràn vào phổi gây nhiễm trùng. 
Viêm phổi có lây không?
Viêm phổi có thể truyền nhiễm tác nhân gây bệnh

Tuy các nguyên nhân gây bệnh khác nhau nhưng viêm phổi kẽ, viêm phổi thùy hay viêm phổi hít đều có khả năng phát tán và lây lan từ người này sang người khác. Các con đường lây nhiễm viêm phổi có thể gặp phải như:

  • Đường hô hấp: Người khỏe mạnh có thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh khi tiếp xúc với nước bọt, dịch mũi của người bệnh (trò chuyện, ho, hắt hơi, khạc nhổ, ôm hôn…)
  • Dùng chung đồ vật: Sử dụng chung bát đũa, thức ăn, khăn mặt, quần áo của người bệnh có thể khiến người khỏe mạnh gặp các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, việc hình thành bệnh sẽ không phụ thuộc vào chủng loại virus, vi khuẩn lây nhiễm mà chủ yếu do sức đề kháng của người bị truyền nhiễm. Người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, đủ sức tiêu diệt các tác nhân gây bệnh thì không phát triển thành viêm phổi. Ngược lại, người có hệ miễn dịch yếu, không đủ khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể sẽ dễ bị nhiễm bệnh.

Những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm và phát triển thành bệnh bao gồm:

  • Trẻ em
  • Người già
  • Phụ nữ mang thai
  • Người đã bị nhiễm khuẩn do cúm H5N1, H1N1, SARS…
  • Người bị suy giảm miễn dịch do dùng thuốc kháng sinh lâu ngày, trị liệu hóa trị…
  • Người nghiện thuốc lá, rượu bia, chất kích thích
  • Người bị mắc các bệnh mãn tính như viêm phế quản, hen suyễn…

Biện pháp phòng tránh lây nhiễm viêm phổi 

Với những đối tượng có nguy cơ lây nhiễm và phát triển thành bệnh viêm phổi, cần đặc biệt lưu ý các biện pháp phòng tránh sau:

  • Tiêm vắc-xin: không có biện pháp nào phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc-xin, giúp vô hiệu hóa các tác nhân gây bệnh. Đặc biệt trẻ em từ 2-5 tuổi dễ mắc phải các khuẩn liên cầu, phế cầu, virus cúm…thì cha mẹ tuyệt đối phải tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh. 
Phòng tránh bệnh viêm phổi
Biện pháp phòng tránh bệnh viêm phổi
  • Vệ sinh sạch sẽ: vi khuẩn thường trú ngụ chủ yếu ở mũi họng và khi hệ miễn dịch suy yếu sẽ tấn công vào cơ thể gây ra các bệnh nhiễm trùng hô hấp như viêm phổi. Do đó bạn cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ khu vực này bằng nước muối sinh lý có tác dụng diệt khuẩn.
  • Không sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá là tác nhân phá hủy mọi cơ quan trong cơ thể và cũng là một nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh viêm phổi ở người già và trung niên. 
  • Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: môi trường có nhiều khói bụi, hóa chất…sẽ tạo điều kiện cho một số lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp gây nhiễm trùng cho cơ thể. Do đó, khi ra ngoài đường, đến nơi công cộng hoặc tiếp xúc với hóa chất, bạn nên đeo khẩu trang chống khuẩn.
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể: hệ miễn dịch là yếu tố then chốt trong phòng chống các bệnh nhiễm trùng. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp bạn có khả năng đề kháng với các tác nhân truyền nhiễm và không bị phát triển thành bệnh.

Như vậy, thông qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ vấn đề viêm phổi có lây không và biết cách phòng tránh để không bị nhiễm bệnh. Sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh, nếu bạn gặp các triệu chứng như ho kéo dài, có đờm màu, sốt, khó thở…thì cần đến ngay các cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị nhanh chóng. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *