Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không? Giải đáp

Bệnh trĩ trong quá trình mang thai luôn là một nỗi ám ảnh của các bà mẹ bỉm sữa. Chúng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe còn ảnh hưởng cả tâm sinh lý của người mẹ. Vậy, bệnh trĩ có tự khỏi sau khi sinh con? Các chuyên gia trang vpeg.vn sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ có tự khỏi sau khi sinh con? [ Chuyên gia giải đáp ]
Phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ có tự khỏi sau khi sinh con? [ Chuyên gia giải đáp ]

Tại sao phụ nữ đang mang thai thường hay bị trĩ? [ Chuyên gia giải đáp ]

Một bạn đọc quan tâm về vấn đề này có gửi đến trang vpeg.vn một tâm tư với nội dung như sau: “Thưa bác sĩ, hiện em đang mang thai ở thời kỳ cuối, chỉ còn mấy tuần nữa thôi là con bé sẽ chào đời. Nhưng không may, em lại mắc phải bệnh trĩ. Chúng luôn khiến em mệt mỏi, ngứa ngáy, khó chịu, đôi khi đi vệ sinh thấy máu. Và hiện em cũng đang áp dụng một số phương pháp để cải thiện bệnh tình. Vậy bác sĩ cho em hỏi, bệnh trĩ có tự khỏi sau khi sinh con không ạ. Mong nhận được lời tư vấn của bác sĩ”. (Chị Trúc Hà, 26 tuổi, Bình Thuận).

Chào bạn Trúc Hà. Bệnh trĩ là một bệnh lý thường gặp ở phụ nữ đang mang thai và thường mắc phải ở thời kỳ ba tháng cuối thai kỳ. Và đây cũng chính là một vấn đề khá phổ biến ở phụ nữ đang mang thai và sau khi sinh. Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc thì bạn nên tiếp tục sử dụng để cải thiện. Lưu ý, bạn chỉ được sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc theo sự mách bảo của những người xung quanh. Bởi việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chuyên gia giải đáp vấn đề "Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?"
Chuyên gia giải đáp vấn đề “Bị bệnh trĩ sau sinh có tự khỏi không?”

Để trả lời câu hỏi của bạn Trúc Hà, trước hết, bạn cần phải biết thêm lý do vì sao phụ nữ đang mang thai thường hay bị bệnh trĩ “rượt đuổi”.

Thứ nhất, hiện tượng táo bón ở phụ nữ mang thai là không thể tránh khỏi. Và đây cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ cao nhất. Chứng táo bón thường có xu hướng gây căng thẳng khi đi vệ sinh, việc cố rặn mạnh khiến cho các mô thành hậu môn bị cọ xát mạnh và gây nên bệnh trĩ.

Thứ hai, mang thai đồng nghĩa với việc tử cung phát triển, nồng độ hormone progesteroen bị mất cân bằng khiến cho tĩnh mạch bị sưng, dẫn đến hiện tượng hình thành bệnh trĩ.

Thứ ba, do sự rặn nhiều trong lúc chuyển dạ và sinh con không đúng cách, gây áp lực lên vùng xương chậu và hậu môn, khiến cho máu tự lại và gây sưng. Đôi khi, lực rặn quá mạnh có thể khiến búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn.

Thứ tư, do trọng lượng của cơ thể thai nhi đã tạo áp lực khá lớn lên vùng trực tràng và hậu môn khiến cho tĩnh mạch bị chèn ép nhiều, dẫn đến tình trạng tuần hoàn máu dẫn đến khó khăn. Các mạch máu căng phồng lên và giãn nở, từ đó hình thành búi trĩ.

Cuối cùng, chị em phụ nữ có tiền sử mắc bệnh trĩ thì nguy cơ mắc bệnh trĩ trong quá trình mang thai càng cao và có thể chuyển biến ở thể nặng hơn gây sa búi trĩ hay chảy máu hậu môn.

Bị bệnh trĩ sau khi sinh có tự khỏi không?

Bạn Trúc Hà thân mến, bệnh trĩ không phải là một căn bệnh đe dọa đến tính mạng của người mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng chúng gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến chế độ sinh hoạt của người bệnh, gây nên nhiều mệt mỏi, phiền muộn, có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm sau khi. Tuy nhiên, bệnh sẽ không tự lành nếu không được khắc phục hoặc có sự can thiệp của y khoa.

Thông thường, bệnh trĩ sẽ dần biến mất nếu mức độ bệnh trĩ ở mức nhẹ và được phát hiện điều trị sớm. Nhưng ở những mức độ nhẹ thường rất khó để nhận biết và đôi khi còn bị nhầm với một số bệnh lý khác. Nhiều trường hợp bệnh trĩ đều được bác sĩ phát hiện ở mức độ 2 trở lên. Và tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người sẽ được chỉ định dùng thuốc để điều trị hoặc phải phẫu thuật để cắt búi trĩ.

Ở những trường hợp bệnh trĩ của phụ nữ đang trong thời kỳ mang, thường được các bác sĩ đưa ra những biện pháp cải thiện bệnh an toàn, hạn chế đối đa tác động đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất, khi phát hiện bản thân có dấu hiệu của bệnh trĩ, cần nhanh chóng thu xếp thời gian để tìm gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra những biện pháp khắc phục hữu hiệu nhất.

Bệnh trĩ sau khi sinh không tự khỏi nếu không có sự can thiệp của y tế hoặc những biện pháp khắc phục tại nhà
Bệnh trĩ sau khi sinh không tự khỏi nếu không có sự can thiệp của y tế hoặc những biện pháp khắc phục tại nhà

Biện pháp đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh trĩ sau khi sinh

Sau khi sinh, để đẩy nhanh quá trình cải thiện bệnh trĩ, trước hết bạn Trúc Hà nên biết chính xác mức độ bệnh trĩ mình đang mắc phải. Từ đó, chị sẽ lựa chọn các phương pháp điều trị phù hợp. Điều đầu tiên, bạn nên làm là tìm gặp bác sĩ để được bác sĩ chẩn đoán lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm cần thiết.

Điều trị y khoa

Trong suốt quá trình điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ sau khi sinh, ưu tiên hàng đầu là nên sử dụng các biện pháp an toàn, hạn chế sử dụng thuốc để giảm thiểu tối đa sự tác động của thuốc ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa của mẹ. Khi đó, bạn cần cân nhắc giữa việc điều trị bằng thuốc và cho con bú.

Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp buộc bạn phải sử dụng thuốc để điều trị, thông thường là mức độ 1 và 2. Ở những trường hợp nặng hơn, các bà mẹ bỉm sữa sẽ được chỉ định áp dụng phương pháp cắt búi trĩ để điều trị.

Tự điều trị tại nhà

Tại nhà, phụ nữ sau khi sinh có thể tự khắc phục bệnh trĩ bằng những phương pháp đơn giản sau:

  • Sử dụng các bài thuốc dân gian để trị bệnh trĩ từ các nguyên liệu lành tính, có sẵn trong tự nhiên;
  • Mỗi ngày, ngâm hậu môn dưới nước ấm khoảng 10 – 20 phút, hoặc có thể cho một ít muối để tăng tính sát trùng, kháng viêm. Ngâm cho đến khi nước nguội dần và dùng khăn bông khô lau ráo nước, sau đó bôi kem thoa búi trĩ (nếu được bác sĩ yêu cầu). Lưu ý, các vết thương vừa mới sinh còn rất nhảy cảm. Do đó, chị em nên thật cẩn thận khi thực hiện, để tránh nhiễm trùng vết thương;
  • Chườm lạnh lên vị trí bị sưng đau nhiều lần để giảm cảm giác khó chịu. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời để giảm đau, không thực sự là biện pháp trị bệnh. Bởi môi trường lạnh khiến cho các dây thần kinh ở hậu môn tạm thời tê liệt;
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.

Lời khuyên:

  • Nên bổ sung cho cơ thể những thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng táo bón (nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ) như: rau xanh, củ quả, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên chất,…;
  • Uống đủ lượng nước để bù lại sự mất nước cho cơ thể (uống khoảng 2 – 2,5 lít nước lọc);
  • Sử dụng khăn giấy vệ sinh loại mềm, không mùi để phòng tránh tình trạng trầy xước vùng hậu môn, tránh trường hợp vết thương bị nhiễm trùng;
  • Không cố gắng rặn mạnh hoặc ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Điều này chỉ gây áp lực lên trực tràng và hậu môn;
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe. Đối với phụ nữ đang trong thời kỳ ở cử, không nên ngồi hoặc nằm quá lâu tại một vị trí, nên đi lại khắp phòng để cho dây thần kinh ở phần hậu môn được thư giãn.
Phụ nữ sau khi sinh mắc bệnh trĩ nên sử dụng loại khăn giấy mềm, không mùi thơm khi đi vệ sinh
Phụ nữ sau khi sinh mắc bệnh trĩ nên sử dụng loại khăn giấy mềm, không mùi thơm khi đi vệ sinh

Trên đây là những giải đáp từ chuyên gia về vấn đề Bị bệnh trĩ có tự khỏi sau khi sinh con hay không? Chúng tôi hy vọng rằng, những lời giải đáp, những lời khuyên sẽ giúp bạn Trúc Hà cũng như các bà mẹ bỉm sữa khác hiểu thêm về vấn đề này. Từ đó sẽ có những cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ sao cho phù hợp.

Những thông tin được chúng tôi đưa ra trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo là chính.

ĐỪNG BỎ QUA

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Nhiều người cứ nghĩ phẫu thuật có thể chữa khỏi bệnh trĩ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo rằng, đây không phải là giải pháp tối ưu nhất. Thực tế, có những bài thuốc hiệu quả rất cao mà người bệnh vẫn luôn bỏ lỡ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *