Bị đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? Làm sao khỏi?

Đau cột sống lưng dưới là một bệnh lý có khả năng gây ra những cơn đau nhức nghiêm trọng tại khu vực lưng dưới gần sát với phần mông. Bệnh có thể xảy ra ở lưng bên trái, lưng bên phải hoặc giữa lưng. Vậy cụ thể bị đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? Làm sao khỏi? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Bị đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? Làm sao khỏi?
Tìm hiểu bị đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? Làm sao khỏi?

Bị đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? 

Đau cột sống lưng dưới là tình trạng đau nhức xuất hiện tại khu vực ngang lưng dưới. Khi xuất hiện, cơn đau có thể lan tỏa xuống mông và xuống dưới chân.

Dựa theo thời gian hình thành và phát triển bệnh lý, tình trạng đau cột sống lưng dưới được phân thành cơn đau cấp tính (cơn đau xuất hiện và kéo dài dưới 6 tuần) cơn đau nửa mãn tính (cơn đau xuất hiện và kéo dài từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 12) và cơn đau mãn tính (cơn đau kéo dài trên 12 tuần). Ngoài ra bệnh còn được phân loại dựa trên những nguyên nhân. Cụ thể như nguyên nhân cơ học, nguyên nhân phi cơ học và bệnh lý.

Những cơn đau lưng dưới thường xuất hiện một cách âm ỉ, kéo dài liên tục trong một khoảng thời gian. Trong một số trường hợp khác, cơn đau có thể xuất hiện một cách dữ dội, xuất hiện đột ngột. Tính từ khi cơn đau xảy ra, triệu chứng đau nhức thường sẽ cải thiện trong khoảng vài tuần. Có đến 40 – 90% bệnh nhân hoàn toàn khỏe hơn sau khi cơn đau xuất hiện khoảng 6 tuần.

Nguyên nhân gây đau cột sống lưng dưới

Trong nhiều trường hợp đau cột sống lưng dưới có liên quan đến bệnh thoái hóa cột sống. Thoái hóa cột sống là một tên gọi chỉ tình trạng phần xương cột sống bị lão hóa khiến các chức năng bình thường và cấu trúc xương dần mất đi theo thời gian. Tình trạng thoái hóa thường xảy ra ở xương cột sống, đĩa đệm và các khớp khi già đi.

Một số nguyên nhân cơ học khiến người bệnh bị đau cột sống lưng dưới gồm:

  • Bong gân: Bong gân là tên gọi chỉ tình trạng tổn thương của bao khớp. Tình trạng này xuất hiện phổ biến tại các dây chằng sau khi người bệnh va chạm hoặc đối mặt với một động tác quá mạnh nhưng không dẫn đến gãy xương hoặc trật khớp. Tình trạng bong gân sẽ gây rách dây chằng hoặc căng dây chằng. Cả hai trường hợp này có thể xảy ra do bệnh nhân xoắn hoặc nâng đồ vật quá nặng nâng đồ vật cồng kềnh không đúng cách. Đây đều là những động tác có khả năng kích hoạt tình trạng co thắt dẫn đến đau nhức lưng dưới.
  • Bệnh thoái hóa đĩa đệm: Đây là một bệnh lý biểu hiện cho sự thoái hóa đang diễn ra tại các đĩa đệm. Từ đó khiến các cấu trúc của khớp, dây chằng, bề mặt xương của đốt sống… có những chuyển động bất thường. Theo nghiên cứu, bệnh thoái hóa đĩa đệm là nguyên nhân phổ biến nhất trong số những nguyên nhân gây nên tình trạng đau cột sống lưng dưới. Hiện tượng vỡ hoặc thoát vị đĩa đệm có thể xuất hiện khi những đĩa đệm của bạn chèn ép và vỡ hoặc phình to ra. Từ đó gây nên những cơn đau thắt lưng.
  • Bệnh lý rễ dây thần kinh: Tình trạng đau cột sống lưng dưới có thể xuất hiện do bệnh lý rễ dây thần kinh. Bệnh xuất hiện khi có sự chèn ép, tổn thương và/hoặc diễn ra tại rễ dây thần kinh cột sống. Khi có sự chèn ép, tình trạng đau nhức sẽ diễn ra. Bên cạnh đó là cảm giác ngứa ran hoặc tê khi di chuyển. Những triệu chứng này có thể lan tỏa sang những vị trí khác của cơ thể, thường lan tỏa theo chính đường đi của dây thần kinh đó. Bệnh lý rễ dây thần kinh có thể xuất hiện khi bị thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống hoặc vỡ đĩa đệm chèn ép lên rễ dây thần kinh.
  • Hẹp cột sống: Tình trạng hẹp cột sống có thể tác động và tạo áp lực lên dây thần kinh và tủy sống. Từ đó dẫn đến triệu chứng tê hoặc đau nhức khi đi bộ hay thực hiện các hoạt động. Lâu ngày người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng yếu chân và mất cảm giác.
  • Chấn thương: Những chấn thương như tại nạn xe, tai nạn thể thao hoặc ngã có thể khiến dây chằng, gân và cơ bị tổn thương. Từ đó dẫn đến sự xuất hiện của những cơn đau. Khi chấn thương, cột sống cũng có thể bị tác động và bị chèn ép quá mức. Điều này có thể làm cho đĩa đệm bị thoát vị hoặc bị vỡ. Từ đó tạo áp lực lên bất kỳ dây thần kinh nào có nguồn gốc từ tủy sống. Khi sự kích thích và sự chèn ép diễn ra tại các dây thần kinh cột sống, tình trạng đau thần kinh tọa và đau lưng dưới có thể xảy ra.
  • Bất thường về xương: Những bất thường về xương thường gặp như vẹo cột sống và loài lách (Lordosis) là một đường cong cong hướng về phía trước của xương sống. Tình trạng này thường nằm ở ổ tử cung và các bộ phận thắt lưng do bệnh lý về cột ống hoặc tư thế không thích hợp, những dị tật bẩm sinh khác diễn ra tại vùng cột sống.
Nguyên nhân cơ học khiến người bệnh bị đau cột sống lưng dưới
Bất thường về xương như như vẹo cột sống và loài lách là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị đau cột sống lưng dưới

Tình trạng đau thắt lưng nói chung và đau cột sống lưng dưới nói riêng ít khi liên quan đến những bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên khi bệnh xảy ra, bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh lý. Đồng thời nhận sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Danh sách những nguyên nhân nghiêm trọng gồm:

  • Khối u: Khối u là một trong những nguyên nhân khiến bệnh nhân bị đau cột sống lưng dưới. Tuy nhiên nguyên nhân này tương đối hiếm gặp. Thỉnh thoảng những khối u sẽ hình thành và phát triển ở lưng. Nhưng điều nguy hiểm là những khối u thường xuất hiện do ung thư di căn từ một số vị khác trên cơ thể đến lưng.
  • Nhiễm trùng: Nhiễm trùng là nguyên nhân gây đau cột sống lưng dưới nhưng không phổ biến. Tuy nhiên tình trạng nhiễm trùng khi liên quan đến cột sống sẽ gây đau thường xuyên hơn. Đây còn được gọi là viêm đĩa đệm, viêm tủy xương, viêm khớp giữa xương chậu và cột sống.
  • Hội chứng chùm đuôi ngựa: Hội chứng chùm đuôi ngựa có tên tiếng anh là Cauda Equina Syndrome – CES. Bệnh hình thành khi có sự chèn ép xảy ra tại các rễ thần kinh của chùm đuôi ngựa. Bệnh làm cản trở, gián đoạn chức năng vận động, tín hiệu và cảm giác dưới bàng quang và hai chi dưới. Đa phần những bệnh nhân mắc hội chứng này thường đến bệnh viện trong tình trạng cấp cứu. Hội chứng chùm đuôi ngựa có thể gây ra hiện tượng tiểu không tự chủ, những trường hợp nặng hơn có thể tê liệt vĩnh viễn. Ngoài ra nếu hội chứng này không được điều trị, tình trạng tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn có thể xảy ra.
  • Phình động mạch chủ bụng AAA (abdominal aortic aneurysm): Động mạch chủ bụng là động mạch dài nhất và lớn nhất tồn tại trong cơ thể. Đồng mạch này xuất phát từ tim đi xuống ổ bụng thông qua lồng ngực và kết thúc bằng cách chia hai động mạch chậu. Theo định nghĩa trong Y học, phình động mạch là tình trạng khu trú lòng mạch giãn nở. Đường kính của đoạn giãn thường lớn hơn 50% so với đường kính của những đoạn động mạch bình thường. Đau lưng dưới là một trong những triệu chứng của bệnh phình động mạch chủ bụng AAA. Triệu chứng đau lưng báo hiệu tình trạng phình động mạch ngày càng nghiêm trọng và có nguy cơ vỡ nên cần được thăm khám ngay lập tức.
  • Sỏi thận: Sỏi thận là nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhói ở vùng lưng dưới và thường xuất hiện ở một bên.

Tình trạng đau cột sống lưng dưới còn xuất hiện do những nguyên nhân cơ bản sau:

  • Những bệnh lý về viêm khớp: Viêm cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm đốt sống… có thể khiến bệnh nhân bị đau cột sống lưng dưới.
  • Loãng xương: Đây là một bệnh lý về xương chuyển hóa. Bệnh được đánh dấu bằng sự suy giảm sức mạnh và mật độ của xương khớp. Bệnh xuất hiện có thể dẫn đến gãy xương.
  • Lạc nội mạc tử cung: Đây là một bệnh lý biểu hiện tình trạng nội mạc không nằm bên trong tử cung. Thay vào đó chúng đi lạc vào trong bàng quang, khoang bụng, buồng trứng và trực tràng.
  • Hội chứng đau nhức toàn thân, hội chứng đau cơ xơ, hội chứng Fibromyalgia: Đây đều là những bệnh lý thể hiện cho tình trạng đau mạn tính trong dây chằng, gân, cơ và những tổ chức phần mềm của cơ thể. Bệnh đau cơ xơ hóa khi xuất hiện thường kèm theo tình trạng mất ngủ, cơ thể mệt mỏi hoặc trầm cảm nhưng không gây ra những tổn thương thực thể tại khớp, xương và cơ.
Hội chứng đau cơ xơ
Hội chứng đau nhức toàn thân, hội chứng đau cơ xơ, hội chứng Fibromyalgia đều là những bệnh lý gây đau cột sống lưng dưới

Những người có nguy cơ bị đau cột sống lưng dưới

Ngoài những bệnh tiềm ẩn nêu trên, một số yếu tố rủi ro có thể xuất hiện và làm tăng nguy cơ bị đau cột sống lưng dưới, bao gồm:

  • Tình trạng đau cột sống lưng dưới thường xuất hiện ở những người có độ tuổi từ 30 – 50 tuổi. Tình trạng đau nhức sẽ ngày càng nghiêm trọng khi độ tuổi càng cao.
  • Những người không thường xuyên vận động, luyện tập thể chất thường có nguy cơ mắc bệnh đau cột sống lưng dưới cao.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Thừa cân béo phì hoặc tăng cân một cách đột ngột và nhanh sẽ gây ra những áp lực lên lưng. Từ đó dẫn đến tình trạng đau nhức.
  • Di truyền
  • Yếu tố nghề nghiệp như thường xuyên đẩy, nâng hoặc kéo mạnh, thường xuyên rung hoặc xoắn cột sống dẫn đến đau nhức và chấn thương.
  • Người thường xuyên lo lắng, trầm cảm hoặc mắc một số bệnh lý liên quan đến sức khỏe tâm thần khác.
  • Đeo cặp hoặc đeo balo quá tải.

Phương pháp điều trị đau cột sống lưng dưới

Một số phương pháp giúp điều trị đau cột sống lưng dưới gồm:

Điều trị tại nhà

Trong vòng 72 giờ đầu tiên sau khi cơn đau cột sống lưng dưới bắt đầu, phương pháp tự chăm sóc tại nhà có thể mang đến những kết quả khả quan. Tuy nhiên nếu cơn đau không thể thuyên giảm sau 72 giờ áp dụng những phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh nên đến bệnh viện và trao đổi thông tin với bác sĩ chuyên khoa.

Bệnh nhân cần dừng ngay những hoạt động thể chất trong vài ngày. Đồng thời sử dụng một chiếc khăn bọc đá lạnh chườm ngay phần lưng dưới – vị trí đau. Các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng, người bệnh nên giảm đau bằng nước đá từ 48 – 72 giờ đầu tiên. Sau đó bạn cần chuyển sang dùng nhiệt.

Để cải thiện tình trạng đau nhức, người bệnh có thể sử dụng những loại thuốc giảm đau không kê đơn. Cụ thể như acetaminophen (Tylenol) hoặc ibuprofen (Advil, Motrin IB). 

Việc nằm ngửa đôi khi sẽ khiến bạn có cảm giác khó chịu hơn. Do đó, bạn nên thử nằm nghiêm với tư thế cong đầu gối, sau đó đặt một chiếc gối ở giữa hai chân. Trong trường hợp bạn cảm thấy thoải mái khi nằm ngửa, hãy đặt một chiếc khăn cuộn hoặc một chiếc gối bên dưới đùi. Điều này sẽ giúp bạn giảm những áp lực lên lưng dưới.

Thường xuyên massage hoặc tắm nước ấm có thể giúp cơ thể, các cơ bị cứng ở lưng và cột sống của bạn thư giãn. Từ đó giúp cải thiện cơn đau.

Điều trị tại nhà
Thường xuyên massage hoặc tắm nước ấm có thể giúp cơ thể, các cơ bị cứng ở lưng và cột sống của bạn thư giãn. Từ đó giúp cải thiện cơn đau cột sống lưng dưới

Điều trị nội khoa

Đau cột sống lưng dưới có thể xuất hiện với một số bệnh phổ biến sau:

  • Dây thần kinh bị chèn ép
  • Căng cơ và yếu cơ
  • Sai lệch tủy sống.

Người bệnh có thể  áp dụng các phương pháp điều trị bằng:

  • Các loại thuốc
  • Trang thiết bị y tế
  • Vật lý trị liệu.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định cách sử dụng thuốc và liều lượng thích hợp dựa trên những biểu hiện cũng như những triệu chứng của bệnh nhân. Một số loại thuốc điều trị có thể được sử dụng gồm:

  • Những loại thuốc thuộc nhóm thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
  • Thuốc giãn cơ
  • Những loại thuốc gây nghiện như codein được sử dụng để giảm đau
  • Tiêm corticosteroid
  • Sử dụng Steroid để giảm viêm.

Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn sử dụng một số bài tập vật lý trị liệu để cải thiện cơn đau. Bao gồm:

  • Kéo giãn
  • Mát xa
  • Xoa bóp cột sống và lưng.

Phẫu thuật

Khi những phương pháp điều trị tại nhà và điều trị nội khoa không mang đến kết quả khả quan, bệnh tình trầm trọng hoặc có liên quan đến những bệnh lý nguy hiểm, cơn đau làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống… bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn tiến hành phẫu thuật.

  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng, người bị đau cột sống lưng dưới có thể được bác sĩ yêu cầu áp dụng phương pháp phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật sẽ được sử dụng khi tất cả những phương pháp điều trị khác đều được thực hiện nhưng thất bại. Tuy nhiên đối với những trường hợp khẩn cấp, phương pháp phẫu thuật phải được xem xét và ưu tiên hàng đầu. Cụ thể như mất kiểm soát bàng quang, mất kiểm soát ruột hoặc bệnh lý thần kinh tiến triển.
  • Tiến hành phẫu thuật cắt bỏ sẽ giúp cải thiện những áp lực xảy ra ở rễ dây thần kinh khi bị đè nén do gai xương hoặc đĩa phình. Khi thực hiện, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ lamina. Lamina là một phần của xương, đóng vai trò hình thành nên một đốt sống trong cột sống.
  • Áp dụng phương pháp nhiệt điện nội đĩa – IDET (IntraDiscal Electrothermal Therapy) giúp tạo hình nhân nhầy. Đây là một trong những phương pháp điều trị can thiệp ít xâm lấn. Phương pháp này phù hợp với những người bị đau thắt lưng thấp ở thể mãn tính mà nguyên nhân hình thành bệnh là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng hoặc từ bệnh lý thoái hóa đĩa đệm. Phương pháp nhiệt điện nội đĩa có thể giúp cho nhiều bệnh nhân tránh khỏi một số can thiệp phẫu thuật. Bao gồm: Hàn xương cột sống, giải ép lấy thoát vị hoặc thay đĩa đệm cột sống.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật sẽ được sử dụng trong điều trị đau cột sống lưng dưới khi tất cả những phương pháp chữa bệnh khác đều được thực hiện nhưng thất bại

Bài viết là thông tin cơ bản xoay quanh vấn đề “Bị đau cột sống lưng dưới là bệnh gì? Làm sao khỏi?”. Hy vọng những thông tin này thực sự bổ ích, giúp bạn hiểu thêm về bệnh, nguyên nhân gây bệnh và các phương pháp điều trị. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, người bệnh cần đến bệnh viện ngay khi có triệu chứng đau nhức. Đồng thời trao đổi và áp dụng những phương pháp chữa bệnh thích hợp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Ngày Cập nhật 03/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *