Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ? Giải đáp từ bác sĩ

Đối với những bệnh nhân bị đau thần kinh tọa, việc thường xuyên vận động, đi bộ, luyện tập thể dục thể thao có thể mang đến những lợi ích cho quá trình điều trị. Đồng thời giúp người bệnh cải thiện tình trạng đau nhức. Tuy nhiên bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Đi bộ như thế nào để không làm tăng thêm những tổn thương. Thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này.

Bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ?
Tìm hiểu bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không? Đi bộ như thế nào là đúng cách?

Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?

Khi xuất hiện, bệnh đau dây thần kinh tọa sẽ gây ra những cơn đau dai dẳng, đau nghiêm trọng khiến người bệnh vô cùng cùng khó chịu. Thông thường cơn đau sẽ lan tỏa từ sống lưng đến sống mông, sau đó là đến chân và bàn chân. Tình trạng đau nhức lâu ngày khiến người bệnh thường xuyên cảm thấy khó khăn khi di chuyển, vận động hay thậm chí là thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Khi nằm nghỉ ngơi, cơn đau nhức sẽ từ từ giảm dần. Sau đó biến mất trong một khoảng thời gian ngắn. Điều này khiến người bệnh lầm tưởng cần phải nghỉ ngơi, nằm một chỗ, tránh vận động để cơn đau thần kinh tọa không tái phát.

Tuy nhiên trên thực tế, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa hay đang mắc phải một trong những bệnh lý khác có liên quan đến cơ xương khớp đều phải đi bộ, vận động và thường xuyên tập thể dục. Bởi việc có thói quen đi bộ hoặc thường xuyên vận động không chỉ mang đến những lợi ích cho sức khỏe và còn giúp hỗ trợ điều trị bệnh. Đi bộ giúp cho người bệnh cải thiện tình trạng cứng khớp, tê bì, đau nhức. Nếu không vận động, tình trạng đau nhức dây thần kinh tọa của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Hơn thế bệnh nhân có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ nửa thân dưới bị bại liệt.

Việc đi bộ mỗi ngày sẽ giúp bạn tác động một lực lên cả vùng chân, vùng hông. Điều này khiến cơ và các khớp được giãn ra. Đồng thời giúp dây thần kinh tọa thoát khỏi sự chèn ép, thúc đẩy quá trình lưu thông máu. Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên vận động hoặc đi bộ mỗi ngày, phần sụn khớp của bạn sẽ được nuôi dưỡng tốt hơn, nâng cao sức bền, sự linh hoạt, giúp xương khớp khỏe mạnh. Từ đó giúp bạn hạn chế tình trạng rễ dây thần kinh bị chèn ép, phòng ngừa sự xuất hiện của bệnh gai cột sống và thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ra, đối với bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa, việc đi bộ mỗi ngày còn mang đến những lợi ích sau:

  • Nâng cao độ đàn hồi của cột sống
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp. Từ đó giúp hệ thống rễ dây thần kinh, đĩa đệm, cột sống, tủy sống… không phải chịu áp lực và không bị chèn ép.
  • Giúp nâng cao độ linh hoạt cho xương và các khớp
  • Cải thiện khả năng di chuyển, vận động.
Người bị đau thần kinh tọa có nên đi bộ không?
Bệnh nhân bị đau thần kinh tọa hay đang mắc phải một trong những bệnh lý khác có liên quan đến cơ xương khớp đều phải đi bộ, vận động cũng như thường xuyên tập thể dục

Hướng dẫn cách đi bộ cho bệnh nhân bị đau thần kinh tọa

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy việc bệnh nhân bị đau thần kinh tọa có thói quen đi bộ mỗi ngày sẽ giúp hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh, cải thiện tình trạng chèn ép rễ dây thần kinh. Đồng thời nâng cao sức bền, sự linh hoạt cho xương khớp và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để nhận được những kết quả khả quan, người bệnh cần phải đi bộ đúng cách. Nếu thực hiện sai cách, bệnh tình của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng và có khả năng gây ra nhiều rủi ro, biến chứng.

Chính vì thế, để hỗ trợ điều trị bệnh và phòng tránh những rủi ro không mong muốn, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa cần áp dụng đúng những kỹ thuật đi bộ như sau:

Chuẩn bị trước khi đi bộ

Trước khi đi bộ, người bệnh nên chuẩn bị cho mình một số vấn đề sau:

  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, có độ thấm hút cao để đảm bảo cơ thể luôn thoải mái trong suốt quá trình luyện tập
  • Sử dụng giày thể thao hoặc những loại giày chuyên dành cho người đi bộ. Người bệnh không nên đi dép lê hoặc đi chân đất. Bởi điều này sẽ làm nặng hơn bệnh lý của bạn.
  • Người bệnh nên đi bộ trên những quảng đường có địa hình bằng phẳng, không gồ ghề, không nhiều người đi lại, không nhiều xe. Bên cạnh đó bạn nên chọn cho mình những quảng đường thoáng mát. Thường xuyên thay đổi hướng đi để thay đổi phong cảnh, tránh bị nhàm chán
  • Trước khi bộ khoảng 30 – 60 phút, bạn nên ăn nhẹ. Tránh ăn quá no trước khi luyện tập vì sẽ dễ bị xóc bụng, xóc hông, đau dạ dày
  • Mang theo nước lọc.

Khởi động

Khởi động là một trong những bước quan trọng trước khi đi bộ mà bệnh nhân bị đau thần kinh tọa không nên bỏ qua. Bởi khi khởi động, cơ thể của bạn không chỉ nóng lên mà cơ xương khớp của bạn cũng được kéo giãn. Từ đó nâng cao sức bền và độ đàn hồi của xương và các khớp. Đồng thời giúp kích thích quá trình lưu thông máu, giúp hoạt động đi bộ phát huy tối đa tác dụng.

Bên cạnh đó việc khởi động trước khi đi bộ còn giúp bạn hạn chế những tổn thương có thể xảy ra, làm giảm sự tác động và sự chèn ép lên rễ dây thần kinh. Do đó bệnh nhân bị đau thần kinh tọa tuyệt đối không nên bỏ qua bước này. Bạn nên khởi động từ 10 – 15 phút ở mỗi lần luyện tập. Để khởi động làm nóng người, bạn có thể vận dụng những bài tập như xoay khớp gối, xoay hông…

Khởi động
Khởi động là một trong những bước quan trọng trước khi đi bộ mà bệnh nhân bị đau thần kinh tọa không nên bỏ qua

Cường độ và kỹ thuật đi bộ

Việc đi bộ đối với bệnh nhân bị đau thần kinh tọa tương đối phức tạp nên cần phải thận trọng để tránh gây ra những tổn thương. Chính vì thế, trước khi luyện tập, người bệnh cần nắm rõ cường độ và kỹ thuật đi bộ như sau:

  • Khởi động trước khi đi bộ 10 – 15 phút
  • Sau khi khởi động, người bệnh nên đi bộ một cách nhẹ nhàng, đi chậm. Sau khoảng 10 phút có thể đi bộ nhanh hơn. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo được sức chịu đựng của cơ
  • Duy trì cường độ đi bộ trong khoảng từ 50 – 60 bước/phút.
  • Người bệnh cần bước nhẹ nhàng. Khi bước, lưng và vai phải thẳng, đầu hướng về phía trước, mắt nhìn thẳng, thả lỏng chân và tay để có thể di chuyển và đánh tay một cách tự nhiên. Khi bước, phần gót chân sẽ là khu vực chạm đất trước. Người bệnh lưu ý không được sải bước quá dài hoặc di chuyển quá nhanh. 2 bàn chân là khoảng cách giữa những bước đi mà bạn cần duy trì.

Thời gian đi bộ

Thời gian đi bộ vô cùng quan trọng đối với người bị đau thần kinh tọa. Bởi nếu đi bộ, vận động quá sức có thể gây phản tác dụng, bệnh của bạn sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. 

  • Thời gian đầu đi bộ, người bệnh chỉ nên đi bộ 20 – 30 phút/ngày. Bạn cần kiểm soát thời gian cho phù hợp với mức độ phát triển bệnh lý, tình trạng sức khỏe của mỗi người. Mỗi tuần, bạn nên dành cho mình từ 4 – 5 buổi đi bộ.
  • Khi nhận thấy triệu chứng đau nhức được cải thiện, người bệnh có thể nâng cao thời gian luyện tập lên đến 45 phút/ngày. Bạn có thể chia thời gian luyện tập của mình thành 2 – 3 lần trong ngày. Người bệnh tuyệt đối không được luyện tập gắng sức.
  • Buổi sáng hoặc buổi chiều là thời điểm tốt nhất cho việc luyện tập của bạn.
  • Trong thời gian đi bộ, nếu bạn cảm thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, hoặc cơn đau nhức đột nhiên xuất hiện nghiêm trọng, người bệnh nên tạm ngưng đi bộ và ngồi nghỉ ngơi khoảng 5 phút. Sau đó tiếp tục đi bộ nhẹ nhàng hoặc rút ngắn thời gian đi bộ bằng cách về nhà và nghỉ ngơi.
Thời gian đi bộ
Thời gian đi bộ vô cùng quan trọng đối với người bị đau thần kinh tọa bởi nếu đi bộ, vận động quá sức có thể gây phản tác dụng, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn

Ngoài việc vận động bằng cách đi bộ mỗi ngày, bệnh nhân bị đau thần kinh tọa có thể lựa chọn và áp dụng cho mình một số bài tập nhẹ nhàng khác. Cụ thể như: Luyện tập yoga, tập dưỡng sinh… Những bài tập này cũng có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Tuy nhiên trước khi luyện tập bất kỳ môn thể thao nào, bạn nên trao đổi ý kiến cùng với bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo tính hiệu quả. Đồng thời tránh mang lại những rắc rối phát sinh.

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *