Bị nổi cục ở mu bàn chân và các bệnh lý liên quan

Người bệnh có thể bị nổi cục ở mu bàn chân do áp xe da, u nang, mụn nhọt hoặc một số tình trạng da thường gặp khác. Tuy nhiên ở nhiều trường hợp, nguyên nhân gây nổi cục ở mu bàn chân có liên quan đến những bệnh lý, vấn đề về xương khớp như bệnh gout, u hạch, gai xương, viêm khớp… Để đảm bảo an toàn và điều trị đúng cách, người bệnh nên sớm tiến hành thăm khám, chẩn đoán xác định và nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Bị nổi cục ở mu bàn chân và các bệnh lý liên quan
Tìm hiểu nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân và các bệnh lý liên quan

Bị nổi cục ở mu bàn chân và các bệnh lý liên quan

Người bệnh có thể bị nổi cục ở mu bàn chân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có các bệnh xương khớp và những bệnh lý nguy hiểm khác gồm:

1. Bệnh gout

Lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Truyền nhân thứ 5 dòng họ Đỗ Minh) lý giải, Bệnh gout chính là nguyên nhân hàng đầu khiến mu bàn chân bị nổi cục bất thường. Bệnh lý này còn có tên gọi khác là thống phong, là một bệnh xương khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin diễn ra trong thận. Điều này khiến quá trình lọc axit uric từ trong máu của thận bị suy giảm hoặc không thể hoạt động.

Tình trạng tích tụ axit uric có thể dẫn đến sưng và viêm ở bàn chân. Đặc biệt người bệnh sẽ nhận thấy quanh gốc ngón chân cái có dấu hiệu sưng to và nổi cục. Tình trạng này kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng.

Theo các nghiên cứu, nguyên nhân khiến bệnh gout hình thành và phát triển có liên quan đến các rối loạn về gen (di truyền), suy thận, bệnh bạch cầu cấp, chế độ ăn uống chứa nhiều thực phẩm giàu purin, bệnh nhân dùng thuốc kháng lao, thuốc lợi tiểu hoặc các thuốc ức chế tế bào để chữa những bệnh ác tính.

Để nhận biết bệnh gout là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân, người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng sau:

  • Khớp sưng đỏ
  • Xuất hiện những cơn đau đột ngột ở các khớp, đau nhức dữ dội và sưng tấy
  • Mức độ đau nhức sẽ tăng lên khi đụng vào
  • Khớp sưng đỏ
  • Khi sờ nhận thấy vùng quanh khớp ấm hơn so với những vùng da xung quanh.

Đối với những trường hợp nặng, không dùng thuốc điều trị, các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

  • U cục tophi
  • Tổn thương khớp
  • Sỏi thận.
Bệnh gout
Bệnh gout là nguyên nhân hàng đầu khiến mu bàn chân bị nổi cục bất thường, kèm theo viêm sưng và đau nhức nghiêm trọng

2. Gai xương

Đôi khi một hoặc hai gai xương có thể hình thành từ khớp trên đỉnh mu bàn chân. Tình trạng này khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác đau nhức âm ỉ.

Gai xương mu bàn chân chính là sự phát triển thêm của những mô xương . Theo kết quả nghiên cứu, gai xương thường có xu hướng hình thành để lắp vào những khoảng trống giữa xương và cơ do chấn thương lâu dài nhưng không được chữa khỏi hoàn.

Ngoài ra gai xương cũng có thể hình thành khi cơ thể đang trong giai đoạn phát triển thêm xương để làm giảm những tổn thương do chân chịu áp lực trong một thời gian dài. Gai xương thường xuất hiện ở các khớp. Tuy nhiên chúng có thể xuất hiện và làm ảnh hưởng đến mu bàn chân.

Nguyên nhân khiến các gai xương xuất hiện thường liên quan đến các bệnh ở khớp, quá trình lão hóa như thoái hóa khớp hoặc khớp tổn thương do chấn thương.

Người bệnh có thể dựa vào những triệu chứng dưới đây để nhận biết một gai xương đang hình thành ở mu bàn chân:

  • Bị nổi cục ở mu bàn chân
  • Có cảm giác đau nhức nghiêm trọng khi di chuyển, ở trường hợp nặng, bệnh nhân có thể bị đau nhức ngay cả khi nghỉ ngơi 
  •  Cơn đau lan rộng từ mu bàn chân xuống các ngón chân
  • Những triệu chứng đi kèm có thể bao gồm cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, cơ bắp yếu..

3. Nang hạch ở chân

Nang hạch ở chân là một khối u mô tròn xuất hiện dọc theo các khớp hoặc gân, bên trong khối u có chứa mủ. Thông thường nang hạch sẽ xuất hiện ở bàn tay và cổ tay. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động các nang hạch cũng có thể xuất hiện ở mắt cá chân và mu bàn chân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân.

Ở trên cùng một mu bàn chân, người bệnh có thể bị nổi một hoặc nhiều u hạch. Chúng xuất hiện với kích thước khác nhau và thường khiến bệnh nhân khó chịu và đau đớn.

Bên cạnh đó khi u hạch hình thành ở mắt cá chân hay mu bàn chân, người bệnh còn gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, vận động, đau nhiều khi mang giày, không thể chơi những môn thể thao cần dùng lực từ bàn chân.

Trong trường hợp u hạch hình thành với kích thước lớn và chèn ép vào gân hoặc dây thần kinh ở chân, những triệu chứng nghiêm trọng khác sẽ xuất hiện, bao gồm:

  • Tê cứng
  • Đau nhức nghiêm trọng
  • Mất khả năng vận động chân
  • Xuất hiện cảm giác ngứa ran ở lòng bàn chân và ở mu bàn chân.

Những u hạch thường lành tính. Chúng có thể thuyên giảm và tự khỏi theo thời gian mà không cần phải áp dụng các phương pháp điều trị. Tuy nhiên nếu u hạch xuất hiện với kích thước lớn kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng, người bệnh cần đến bệnh viện và nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

DÀNH CHO BẠN: Bài thuốc Gout Đỗ Minh giúp hàng ngàn người thoát khỏi sưng viêm khớp, khôi phục khả năng vận động

Nang hạch ở chân
Nang hạch ở chân được xác định là một khối u mô tròn xuất hiện dọc theo các khớp hoặc gân, bên trong khối u có chứa mủ

4. Bệnh sừng da

Bệnh sừng da là một dạng tổn thương tăng trường xảy ra và phát triển trên bề mặt da. Lớp sừng do bệnh lý này hình thành từ keratin – protein trên cùng của da. Lâu ngày sự tăng trưởng bất thường của lớp sừng sẽ hình thành một lớp da có hình nón hoặc sừng dày cộm nổi lên bề mặt do với nhiều kích thước khác nhau.

Ngoài mu bàn chân, sừng da có thể gây nổi cục ở cẳng chân, tay, vai, cổ, mặt và nhiều bộ phận khác trên cơ thể. Sừng da và những biểu hiện của bệnh thường lành tính. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, bệnh lý này có thể là dấu hiệu của ung thư hoặc tiền ung thư.

Vì thế để xác định chính xác nguyên nhân gây sừng da, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết.

5. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch thực chất là những túi nhỏ, bên trong chứa đầy các chất dịch bôi trơn với mục đích làm giảm những kích thích, sự ma sát và những tác động xấu lên các khớp xương, cơ, dây chằng và gân.

Bao hoạt dịch thường nằm ở những vị trí xung quanh hông, xung quanh vai, đầu gối, khuỷu tay và bàn chân. Chúng đóng vai trò tương tự như một lớp đệm bảo vệ nằm giữa xương, khớp và những bộ phận xung quanh như da, gân và cơ bắp, giúp bảo vệ và đảm bảo các hoạt động được diễn ra dễ dàng hơn.

Viêm bao hoạt dịch là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bao hoạt dịch. Tình trạng này xảy ra khi có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, bao hoạt dịch chịu áp lực trong một thời gian dài hoặc bị tổn thương. 

Khi bị viêm bao hoạt dịch ở chân, người bệnh sẽ bị nổi cục ở mu bàn chân, kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển. 

Những triệu chứng cảnh báo viêm bao hoạt dịch gồm:

  • Các khớp có dấu hiệu tấy đỏ và sưng to
  • Người bệnh thường xuyên có cảm giác cứng khớp, đau nhức
  • Mức độ đau nhức sẽ nghiêm trọng hơn khi người bệnh dùng tay ấn vào hoặc di chuyển
  • Có thể xuất tiết dịch nhiều dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp hoặc ứ dịch trong bao hoạt dịch.
Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch ở chân khiến mu bàn chân bị nổi cục, kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu

6. Cứng khớp ngón chân cái

Cứng khớp ngón chân cái là tình trạng các khớp ở gốc ngón chân cái có dấu hiệu bị viêm do sụn bị vỡ hoặc bị tổn thương hoặc bị thoái hóa. Từ đó hình thành nên những cục ở mu bàn chân. Bệnh lý này có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên những người trong độ tuổi 30 đến 60 sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Khi bị cứng khớp ngón chân cái, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau nhói hoặc đau âm ỉ kéo dài, cứng khớp khiến bệnh nhân gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển hoặc thực hiện những động tác cơ bản ở các ngón chân.

Người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu được liệt kê cụ thể dưới đây để nhận biết tình trạng cứng khớp ngón chân cái:

  • Viêm và sưng to ở khớp
  • Cứng khớp ngón chân cái, kèm theo cảm giác đau nhức, đặc biệt là khi chuyển động các ngón chân hoặc khi sờ
  • Cứng khớp và đau nhiều khi thời tiết lạnh.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, những triệu chứng có thể có mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng. Ngoài ra do khó khăn trong việc di chuyển và phải thay đổi dáng đi nên người bệnh có thể bị đau ở lưng, ở hông và ở đầu gối.

7. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp có thể là nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân. Bệnh lý này có thể kích thích sự hình thành và phát triển của một hoặc nhiều khối u cứng dưới da. Những khối u cứng này được gọi là các nốt thấp khớp.

Những nốt thấp khớp xuất hiện với kích thước khác nhau, có thể nhỏ hoặc lớn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể. Những nốt thấp khớp thường hình thành xung quanh các khớp bị viêm.

Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:

  • Viêm màng trên khớp dẫn đến tình trạng đau khớp và sưng khớp
  • Số lượng tế bào tăng cao trong dịch khớp do những tế bào miễn dịch nhanh chóng di chuyển đến vùng viêm khi mắc bệnh
  •  Xơ cứng khớp và đau khớp, nghiêm trọng nhất là vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi bệnh nhân ngồi yên một trong khoảng thời gian dài
  • Khi cử động nhiều lần biểu hiện xơ cứng khớp sẽ đỡ hơn
  • Biến dạng khớp, khớp mềm, nóng, sưng tấy và đỏ
  • Triệu chứng khác: Mệt mỏi, ngứa mắt hoặc có cảm giác bỏng, nổi nhọt ở chân, ngứa ran và tê, chán ăn, nhịp thở ngắn, sốt cao, yếu, nốt da sần…
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có khả năng kích thích sự hình thành và phát triển của một hoặc nhiều khối u cứng dưới da

8. U nang bã nhờn

U nang bã nhờn cũng là một loại u nang lành tính và thường không gây ung thư. Chúng xuất hiện dưới da khi những nang lông bị tắc nghẽn hoặc khi các tuyến bị chặn. Những u nang bã nhờn thường xuất hiện ở vùng mặt và cổ. Tuy nhiên chúng cũng có thể xuất hiện ở mu bàn chân khiến vị trí này bị nổi cục.

U nang bã nhờn không nghiêm trọng và tương đối lành tính nên thường được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà. Tuy nhiên để làm giảm nguy cơ tái phát, người bệnh có thể được chỉ định dẫn lưu u nang hoặc phẫu thuật để loại bỏ hoàn toàn khối u.

9. U mềm lành tính ở mu bàn chân

Bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân có thể là do sự hình thành của những u mềm lành tính. Sự tăng trưởng các chất béo giữa phần da phía trên và lớp cơ được xác định là nguyên nhân khiến các u mềm hình thành. Những khối u này thường lành tính và không phát triển thành ung thư.

U mềm lành tính ở mu bàn chân có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng cao ở những người có một số rối loạn bất thường đang diễn ra trong cơ thể hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh (di truyền). Ngoài ra u mềm cũng thường xuất hiện ở những người có độ tuổi trên 30.

U mềm lành tính ở mu bàn chân thường kèm theo những triệu chứng gồm:

  • Bị nổi cục ở mu bàn chân
  • Đường kính của khối u khoảng 2,4cm
  • Người bệnh có thể nhận thấy cơn đau xuất hiện và lan rộng. Tuy nhiên ở một số trường hợp khác, u lành không gây đau.
U mềm lành tính ở mu bàn chân
U mềm lành tính ở mu bàn chân có thể khiến bệnh nhân bị đau nhức như thường không phát triển thành ung thư

Bị nổi cục ở mu bàn chân có nguy hiểm không, khi nào cần gặp bác sĩ?

Một cục u cứng hình thành và phát triển ở mu bàn chân có thể kèm theo cảm giác đau đớn, khó chịu, viêm, sưng tấy. Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân hoặc ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, cử động bàn chân.

Bên cạnh đó, không phải tất cả trường hợp bị nổi cục ở mu bàn chân đều phát sinh do những nguyên nhân lành tính, có độ nguy hiểm thấp như u nang bã nhờn, u mềm lành tính ở mu bàn chân. Trong nhiều trường hợp, bị nổi cục ở mu bàn chân là dấu hiệu cảnh báo của nhiều bệnh xương khớp nguy hiểm, mãn tính và khó điều trị như gout, viêm khớp dạng thấp, viêm bao hoạt dịch…

Chính vì thế để nhanh chóng xác định nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của bệnh lý và đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi bị nổi cục ở mu bàn chân. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp nhất, giúp khắc phục nguyên nhân và phòng ngừa phát sinh những rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây xuất hiện:

  • Cục u có kích thước to, sưng tấy và viêm nặng
  • Ngón chân cái có dấu hiệu sưng đỏ
  • Có cảm giác đau đớn nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến khả năng đi lại
  • Nứt nẻ da, đóng vảy, khô da
  • Có cảm giác ngứa ngáy ngay tại vị trí bị viêm
  • Chảy máu.
Nên khám bác sĩ khi bị nổi cục ở mu bàn chân
Nên khám bác sĩ khi bị nổi cục ở mu bàn chân kèm theo tình trạng sưng đỏ ngón chân cái, viêm, đau đớn nghiêm trọng

Nhìn chung, có nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân bị nổi cục ở mu bàn chân, trong đó có các bệnh lý xương khớp nghiêm trọng, như bệnh gout, gai xương, viêm khớp dạng thấp. Tình trạng này gây đau, xơ cứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động đi lại của người bệnh và gây ra nhiều vấn đề không mong muốn khác.

Vì thế người bệnh nên đến chuyên khoa để được kiểm tra, chẩn đoán xác định và điều trị với các phương pháp thích hợp theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tránh để bệnh diễn tiến lâu ngày hoặc tự ý dùng thuốc.

DỨT ĐIỂM bệnh gout bằng bài thuốc thảo dược gia truyền 3 thế kỷ Đỗ Minh Đường

Theo lương y Tuấn, bản chất của quá trình khởi phát bệnh gout là can thận hư, suy giảm chức năng bài tiết. Chức năng tạng phủ rối loạn, khí huyết lưu thông trì trệ khiến dịch lưu không được đẩy ra ngoài, đọng lại tại các khớp, gây những cơn đau gout cấp và mãn tính. Hay theo Đông y, chứng bệnh này gọi là thống phong.  Vì thế, muốn điều trị dứt điểm cần phải tác động vào sâu căn nguyên gốc rễ gây bệnh, từ đó giảm dần triệu chứng, đồng thời tăng sức đề kháng cơ thể.

Gout Đỗ Minh - "Cứu tinh" cho hàng ngàn quý ông Việt khổ sở vì bệnh gout
Gout Đỗ Minh – “Cứu tinh” cho hàng ngàn quý ông Việt khổ sở vì bệnh gout

Để làm được điều đó, bài thuốc Gout Đỗ Minh đã ra đời từ gần 3 THẾ KỶ trước, được cố lương y Đỗ Minh Tư (người sáng lập nhà thuốc Đỗ Minh Đường) nghiên cứu và phát triển từ công thức BÍ TRUYỀN của dòng họ, mang lại bài thuốc đặc trị gout tận gốc.

Khác với các đơn vị khác chạy theo sự thay đổi và cho ra đời những bài thuốc thế hệ 2, 3 giúp chữa bệnh nhanh chóng nhưng không bền thì bài thuốc Gout Đỗ Minh vẫn giữ được chất riêng nhờ liệu trình 3 trong 1. Từ đó mang đến hiệu quả toàn diện, làm tốt cả 2 nhiệm vụ:

  • TIÊU THỐNG PHONG: Bài thuốc tác động vào căn nguyên gây bệnh, ngăn chặn quá trình hình thành axit uric, hỗ trợ giảm đau, tiêm sưng các khớp.
  • ĐỒNG DƯỠNG CỐT: Chú trọng khắc phục tổn thương, mạnh gân cốt. Đồng thời, hỗ trợ thông kinh lạc, bổ khí huyết, tăng cường chức năng tạng thận, bồi bổ sức khỏe TOÀN DIỆN cho người bệnh.
Liệu trình "3 trong 1" của bài thuốc Gout Đỗ Minh Đường
Liệu trình “3 trong 1” của bài thuốc Gout Đỗ Minh Đường

Khác với việc chữa triệu chứng hời hợt, thuốc nam Đỗ Minh Đường khắc phục dần dần triệu chứng qua từng giai đoạn. Thêm nữa, điểm nhấn quan trọng của bài thuốc là ở LIỆU TRÌNH NHẮC LẠI được nhà thuốc sử dụng cho hàng ngàn bệnh nhân nhằm giữ vững hiệu quả điều trị, bồi bổ sức khỏe và tăng đề kháng toàn diện. 

Để có được hiệu quả đó, bao đời lương y dòng họ Đỗ Minh luôn đề cao tinh thần “thuốc nam cho người Việt”, phối hợp nhuần nhuyễn hơn 30 thảo dược quý thuần nam. Trong đó phải kể đến một số vị thuốc chủ lực như:

Thành phần thảo dược HỮU CƠ quý ngàn vàng được sử dụng trong bài thuốc Gout Đỗ Minh
Thành phần thảo dược HỮU CƠ quý ngàn vàng được sử dụng trong bài thuốc Gout Đỗ Minh

“Bài thuốc Gout Đỗ Minh cho đến nay luôn được bào chế từ 100% thảo dược THUẦN VIỆT sạch, lành tính như Hy thiêm thảo, trạch tả, phục linh, ba kích… được thu hái trực tiếp tại vườn thuốc riêng của chúng tôi tại Hưng Yên, Hòa Bình và Gia Lâm.” – Lương y Tuấn nhấn mạnh.

Điều đặc biệt là tất cả các vị thuốc có trong bài thuốc gia truyền nhà họ Đỗ đều là thảo dược HỮU CƠ, được ươm trồng theo tiêu chuẩn GACP – WHO. Do đó, đảm bảo đáp ứng tốt tiêu chí 3 KHÔNG: Không tác dụng phụ – Không hóa chất – Không tái phát.

[XEM VIDEO] Khám phá vườn dược liệu đạt chuẩn GACP – WHO của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Nhờ những đặc điểm nổi bật trên, bài thuốc phát huy hiệu quả tối đa, toàn diện với mọi trường hợp bệnh, dù là lâu năm, mãn tính. Điển hình có thể kể đến trường hợp của những người bệnh U60 như chú Đỗ Văn Nho (Hà Nội):

“Tôi bị gout cũng vài năm, giờ có tuổi nên sợ thuốc kháng sinh lắm, khi tìm hiểu về bài thuốc Gout Đỗ Minh thì thấy lành tính mới quyết định dùng thử. Chỉ sau 2 tháng sử dụng, khớp chân đỡ đau hơn trước. Bây giờ dù đã khỏi nhưng tôi rất ám ảnh cảm giác đau buốt tái phát nên vẫn kiên trì mua thêm liệu trình nhắc lại, như một loại THUỐC BỔ tăng sức đề kháng cho cơ thể.”

THAM KHẢO: Bài thuốc Gout Đỗ Minh có tốt như LỜI ĐỒN? Quy trình thăm khám và điều trị tại Đỗ Minh Đường ra sao?

Người bệnh U60 phản hồi về hiệu quả bài thuốc Gout Đỗ Minh
Người bệnh U60 phản hồi về hiệu quả bài thuốc Gout Đỗ Minh

Không chỉ vậy, bài thuốc còn được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng. Cụ thể, bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan (Nguyên trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) đã từng có chia sẻ:

“Bài thuốc Gout Đỗ Minh với gần 3 thế kỷ nghiên cứu và hoàn thiện, hiệu quả mang lại toàn diện và vững chắc. Được sản xuất tại gia, không pha trộn công nghệ mì ăn liền nên đảm bảo thân thiện cơ địa người Việt. Tôi đánh giá đây là một trong những phương thuốc Đông y tốt hàng đầu, người bệnh nên tham khảo và sử dụng.”

Đối với mỗi bệnh nhân sẽ có thể trạng và tình trạng bệnh khác nhau, nên liệu trình và thời gian điều trị cũng sẽ khác. Tốt nhất, người bệnh nên trực tiếp đến thăm khám để được kê liệu trình phù hợp, mang lại hiệu quả nhanh chóng và triệt để nhất.

Thông tin liên hệ NHÀ THUỐC NAM GIA TRUYỀN ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Bài viết liên quan:

ĐỪNG BỎ LỠ

Ngày Cập nhật 18/07/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *