Những biến chứng áp-xe phổi nguy hiểm, nhận biết để điều trị ngay

Áp-xe phổi là tình trạng bệnh lý có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp hơn ở lứa tuổi trung niên. Tính trung bình cứ 100 người mắc bệnh phổi lại có 5 người bị áp-xe. Hiện nay, bệnh thường được chẩn đoán và điều trị sớm, tuy nhiên vẫn có biến chứng áp-xe phổi trầm trọng do không được phát hiện kịp thời.

Vậy áp-xe phổi có những biến chứng nào và mức độ nguy hiểm ra sao. Cùng tìm hiểu trong bài viết.

Tràn mủ màng phổi

Tràn mủ màng phổi là tình trạng gặp phải khi ổ dịch mủ bị tích tụ trong khoang màng phổi và vỡ ra. Trong trường hợp không xử trí kịp thời, bệnh nhân có khả năng nhiễm khuẩn cao, kéo đến chấn thương, bệnh lý lồng ngực, nhiễm trùng ổ bụng… Nguy hiểm hơn, các biến chứng nhiễm khuẩn máu, suy tim, áp-xe phổi sẽ lan sang các cơ quan khác.

Tình trạng tràn mủ màng phổi là một trong những biến chứng áp-xe phổi

Để phát hiện tràn mủ màng phổi, bác sĩ dựa vào kết quả phân tích dịch màng phổi. Việc phát hiện này cần được làm hết sức nhanh và chính xác vì có thể dẫn đến nguy cơ không ngờ.

Khi bị phát hiện tràn mủ màng phổi, người bệnh phải ở lại viện điều trị nội trú. Phác đồ điều trị thường có dẫn lưu mủ, rửa màng phổi, điều trị bằng kháng sinh liều cao trong khoảng 4 tuần, đồng thời áp dụng liệu pháp vận động để phổi giãn nở, tránh các di chứng về sau.

Nhiễm trùng máu: Biến chứng áp-xe phổi nguy hiểm

Khi vi khuẩn từ ổ áp-xe đi vào đường máu, tình trạng nhiễm trùng máu xảy ra. Đây là phản ứng miễn dịch thường gặp của cơ thể nhưng nếu không xử lý kịp thời thì có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy tạng, sốc, có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng của nhiễm trùng máu không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với những chứng bệnh khác nên người bệnh dễ chủ quan. Nếu đang bị áp-xe phổi và gặp phải các dấu hiệu như sốt cao đột ngột, ớn lạnh, đổ mồ hôi, tiêu chảy, buồn nôn… thì nên đến các trung tâm y tế ngay.

Xơ phổi

Khi các mô phổi bị tổn thương mãn tính sẽ trở nên dầy lên, cứng hơn vì đã mất sự đàn hồi, tạo nên sẹo. Các vết sẹo này lâu dần khiến phổi bị xơ, cứng, giảm thiểu khả năng hô hấp của người mắc bệnh, khiến nồng độ ô-xy của máu bị giảm.

Bệnh xơ phổi diễn biến chậm nhưng tạo nên những tổn thương khó phục hồi cho phổi. Lâu dần kéo theo các biến chứng như tăng áp động mạch phổi, suy tim, suy hô hấp… Bệnh này chưa có phác đồ điều trị dứt điểm, các phương pháp hiện nay chỉ có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình phát triển.

Giãn phế quản

Cũng giống như xơ phổi, giãn phế quản là tình trạng bệnh lý khiến phế quản tạo nên sẹo, mất đàn hồi sau khi bị tổn thương. Thông thường, nguyên nhân của tình trạng này thường là do phế quản bị nhiễm trùng, thành phế quản tổn thương, đọng dịch nhầy. Khi thành phế quản quá tải dịch nhầy sẽ gây ra môi trường nhiều vi khuẩn, khiến tình trạng nhiễm trùng ngày càng nghiêm trọng và dễ tái phát nhiều lần.

Giãn phế quản là tình trạng bệnh lý khiến phế quản tạo nên sẹo, mất đàn hồi sau khi bị tổn thương.

Bệnh này thường gặp ở mọi lứa tuổi nhưng dễ tái phát nhất là ở trẻ em. Những người từng mắc áp-xe phổi cũng dễ gặp nguy cơ cao nhiễm bệnh giãn phế quản.

Áp-xe phổi hoại tử

Khi tổn thương ở phổi trở nên cấp tính, các khối viêm chuyển biến xấu dẫn đến nhiễm trùng, sốt, ho, khó thở thì khả năng cao sẽ dẫn đến tình trạng áp-xe phổi hoại tử. Bệnh chủ yếu bùng phát vào mùa lạnh, chủ yếu do vi khuẩn, virus, ký sinh trùng gây ra.

Ở trẻ nhỏ, bệnh áp-xe phổi mang đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây ra tử vong. Để phòng bệnh, cần chú ý giữ vệ sinh mũi họng, giữ ấm cổ và ngực khi trời lạnh, bổ sung dinh dưỡng chứa nhiều vitamin nhóm B và để nâng cao đề kháng. Khi gặp các dấu hiệu đáng ngờ như ho, đau họng, ngực, cần đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám.

Ho ra máu: Biến chứng áp-xe phổi phổ biến

Nhiều người cho rằng ho ra máu là dấu hiệu không đáng ngại nên thường chủ quan bỏ qua. Nhưng thật ra, đây là triệu chứng đáng báo động, cho thấy đường hô hấp đang gặp trục trặc. Trong nhiều trường hợp ho ra máu nhưng người bệnh xem nhẹ dẫn đến nhiều biến chứng tai hại về sau.

Người bệnh áp-xe phổi ho ra máu thường là bởi mao mạch máu tổn thương và vỡ, máu trào ngược ra ngoài khi bệnh nhân ho hoặc nôn. Nếu lượng máu nhiều và chèn vào đường hô hấp có thể gây ngạt thở.

Để đánh giá tình trạng bệnh, bác sĩ phải dựa vào lượng máu kết hợp với các phương pháp chẩn đoán như chụp X-quang, cắt lớp. Bên cạnh các phác đồ điều trị chuyên khoa, một giải pháp nguy cấp đó là phải cầm máu tức thời cho người bệnh.

Áp-xe phổi là tình trạng không hề đơn giản, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không kịp thời nhận biết và điều trị. Bởi vậy, khi thấy những dấu hiệu bất thường cảnh báo tình trạng áp-xe phổi bạn đọc nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, đồng thời xử lý ngay nếu gặp phải những biến chứng kể trên. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *