Các biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa cột sống

Biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống có thể dẫn đến bại liệt hai chân hoặc một nửa người. Trường hợp nhẹ hơn có thể gây tiểu tiện mất tự chủ, đau tim, chóng mặt, gù lưng và nhiều biến chứng phức tạp khác.

Biến chứng thoái hóa cột sống nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ hình thành gai xương và tình trạng đĩa đệm bị lệch.
Biến chứng thoái hóa cột sống nặng hay nhẹ phụ thuộc vào mức độ hình thành gai xương và tình trạng đĩa đệm bị lệch.

Khái quát chung về bệnh thoái hóa cột sống

Cột sống của con người có 33 đốt sống. Trong đó có 7 đốt sống cổ và 5 đốt sống thắt lưng. Đây là hai vị trí tập trung nhiều dây thần kinh. Đồng thời, lực tác động khi vận động hoặc mang vác vật nặng cũng tập trung nhiều vào hai vị trí này. Do đó, đốt sống cổ và thắt lưng rất dễ bị tổn thương. Vấn đề thường gặp là tình trạng thoái hóa cột sống.

Bệnh lý này bao gồm thoát vị đĩa đệm và gai cột sống. Thoái hóa cột sống thường gặp ở người lớn tuổi. Triệu chứng phổ biến là những cơn đau âm ỉ và kéo dài nhiều ngày. Cơn đau có thể lan tỏa từ vị trí đốt sống bị thoái hóa ra toàn thân. Bệnh ảnh hưởng đến lớn đến sinh hoạt thường ngày và gây mất ngủ.

Thoái hóa cột sống không có phương pháp điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, người ta có thể kiểm soát bệnh thông qua thuốc hoặc các can thiệp ngoại khoa. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời rất dễ chuyển sang biến chứng.

Tùy vào thể trạng từng người, tình trạng bệnh và một vài yếu tố khác, các biến chứng có thể xuất hiện nhanh hoặc chậm, nhiều hoặc ít. Ngoài ra, biến chứng từng vị trí có đốt sống bị thoái hóa cũng có nhiều điểm khác nhau. Một trong những điểm chung của các biến chứng này là có thể gây bại liệt suốt đời.

Đốt sống cổ và thắt lưng là hai vị trí dễ thoái hóa và xảy ra biến chứng nhiều nhất.
Đốt sống cổ và thắt lưng là hai vị trí dễ thoái hóa và xảy ra biến chứng nhiều nhất.

Biến chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là 1 trong 2 vị trí thường gặp nhất (còn lại là đốt sống cổ). Biến chứng của nó có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa. Dây thần kinh này kéo dài từ thắt lưng xuống đến bàn chân. Khi nó bị chèn ép, cảm giác đau nhức sẽ nhanh chóng lây lan xuống từng ngón chân.

Nhiều trường hợp còn bị tê chân bất thường do máu không lưu thông đầy đủ đến chân. Kéo dài tình trạng này có thể gây teo và yếu cơ, rối loạn thần kinh thực vật (mất khả năng vận động tự chủ). Cuối cùng là liệt hoàn toàn hai chân.

Biến chứng thường gặp ở dạng nhẹ của thoái hóa cột sống thắt lưng là đau thần kinh tọa.
Biến chứng thường gặp ở dạng nhẹ của thoái hóa cột sống thắt lưng là đau thần kinh tọa.

Biến chứng thoái hóa đốt sống cổ

Khi các gai xương và đĩa đệm thoát vị phát triển đến một mức nào đó sẽ gây chèn ép tủy sống ở cổ. Chúng sẽ hình thành các hội chứng nguy hiểm khác nhau. Thường gặp nhất là hội chứng cổ – tủy sống; cổ – tim và cổ – túi mật.

Hội chứng cổ – tủy sống

Trường hợp gai xương và đĩa đệm bị thoát vị phát triển ra hai bên hoặc theo hướng trung tâm cột sống thì tủy sẽ bị chèn ép. Hậu quả của nó có thể dẫn đến rối loạn cảm giác. Ngoài ra, dù vị trí bị thoát vị là ở đốt sống cổ nhưng hội chứng này vẫn gây liệt nửa người hoặc hai chân.

Hội chứng cổ – tim

Các đốt sống cổ có nhiều dây thần kinh đi đến tim và làm nhiệm vụ chi phối hoạt động của bộ phận này. Một khi các gai xương và đĩa đệm thoát vị gây chèn ép các dây thần kinh, người bệnh rất dễ bị rối loạn nhịp tim. Song song đó là những cơn đau tim đột ngột. Tình trạng đau thường sẽ lan ra vùng ngực. Ngoài ra, một số trường hợp còn góp phần dẫn đến đột quỵ.

Hội chứng cổ – túi mật

Ngoài hai hội chứng thường gặp ở trên, biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống cổ còn gây hội chứng cổ – túi mật. Hậu quả của nó là rối loạn thần kinh thực vật khu cổ. Như chúng ta đã biết, hệ thần kinh này không chịu sự chi phối của não bộ. Nó điều chỉnh nhịp tim, hệ tiêu hóa, hô hấp, tiểu tiện, phản ứng của con ngươi và cả kích thích tình dục.

 Do đó, rối loạn hoạt động của hệ thần kinh này đồng nghĩa với rối loạn hàng loạt hoạt động của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể. Trong đó có tình trạng tiểu tiện mất tự chủ, thường xuyên hồi hộp và khó đạt được khoái cảm tình dục khi quan hệ.

Vị trí hệ thần kinh thực vật và các cơ quan, bộ phận chịu sự điều khiển của hệ thần kinh này.
Vị trí hệ thần kinh thực vật và các cơ quan, bộ phận chịu sự điều khiển của hệ thần kinh này.

Biến chứng chung của bệnh thoái hóa cột sống

Ngoài các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống như đã trình bày, nhiều trường hợp người bệnh còn gặp phải tình trạng rối loạn tiền đình. Tiền đình là một phần của hệ thần kinh. Nó nằm ở hai bên ốc tai. Nhiệm vụ của tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể. Đồng thời, nó kết hợp với mắt, đầu và toàn thân để duy trì tư thế.

Khi chuyển sang biến chứng rối loạn tiền đình, người bị thoái hóa cột sống sẽ thường xuyên bị mất cân bằng. Biểu hiện cụ thể là hay chóng mặt, hoa mắt và ù tai. Một số trường hợp còn bị buồn nôn. Đáng lo ngại là tình trạng này sẽ tái đi tái lại nhiều lần. Tần suất sẽ tăng dần và mức độ ngày càng nặng nếu không được điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống còn có thể gây tổn thương lỗ tiếp hợp và gây rối loạn tuần hoàn não. Kết hợp với biến chứng rối loạn tiền đình, người bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, ăn ngủ không ngon. Nguy cơ dẫn đến trầm cảm rất cao.

Ngoài ra, cột sống bị thoái hóa lâu ngày không điều trị sẽ gây biến dạng các đốt sống. Khi đó, đường cong sinh lý sẽ bị mất. Người bệnh rất dễ bị gù lưng, không thể đứng thẳng. Đồng thời, chân và lưng sẽ bị đau liên tục.

Thoái hóa cột sống thắt lưng hay đốt sống cổ đều có nguy cơ dẫn đến bại liệt hai chân vĩnh viễn.
Thoái hóa cột sống thắt lưng hay đốt sống cổ đều có nguy cơ dẫn đến bại liệt hai chân vĩnh viễn.

Nhận biết và điều trị bệnh sớm để không chuyển sang biến chứng

Các biến chứng của bệnh thoái hóa cột sống không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa rất quan trọng để bệnh không chuyển sang biến chứng. Nếu kịp thời phát hiện bệnh này, khả năng hồi phục chức năng như bình thường có thể lên đến 90%.

Chính vì thế, ngay khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây, bạn hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế kiểm tra:

  • Cổ hoặc lưng bị cứng và đau. Ban đầu cơn đau xuất hiện ở thắt lưng hoặc cổ sau đó lan rộng ra hai đùi, xuống đến chân hoặc lan ra bả vai và ra đến cánh tay. Cảm giác đau sẽ nhiều hơn khi mang vác vật nặng. Tuy nhiên, khi nghỉ ngơi thì cơn đau sẽ dịu xuống;
  • Sau một đêm ngủ dậy hay bị cứng cơ;
  • Cơ cạnh cột sống thỉnh thoảng bị co cứng không rõ nguyên do.
Phát hiện và điều trị thoái hóa cột sống ngay từ giai đoạn đầu của bệnh là một trong những cách hữu hiệu phòng chống biến chứng.
Điều trị thoái hóa cột sống ngay từ giai đoạn đầu là một trong những cách hữu hiệu phòng chống biến chứng.

Khi để bệnh chuyển sang biến chứng, rất có thể bạn phải cần đến phẫu thuật. Chi phí cho một ca phẫu thuật không hề rẻ. Nó có thể lên đến hơn trăm triệu nếu thuộc trường hợp thay đĩa đệm nhân tạo. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là khả năng xảy ra các tai biến phẫu thuật rất cao. Bởi vùng cột sống có rất nhiều dây thần kinh. Và một điều quan trọng hơn nữa là nguy cơ tái phát bệnh vẫn rất cao.

Xem thêm: Thoái hóa cột sống ở người già – Cách điều trị và phòng ngừa

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *