Sau nhiều năm chạy chữa, dùng đủ loại thuốc từ trong đến ngoài nước cuối cùng NS Văn Báu đã tìm được giải pháp đẩy lùi bệnh, tăng cường sức khỏe toàn diện.

Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh

Nhiễm trùng, đau dai dẳng, bệnh đĩa thoái hóa, thoát vị đĩa đệm tái phát lại, liệt chi đều là những biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm mà người bệnh cần lưu ý và có biện pháp phòng ngừa phù hợp. Những biến chứng này có thể xuất hiện ở bất kỳ bệnh nhân nào nếu không áp dụng cách chăm sóc bệnh và vết mổ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh
Tìm hiểu các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh

Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Mổ thoát vị đĩa đệm được xem là một trong những phương pháp điều trị bệnh được nhiều bệnh nhân áp dụng. Đặc biệt là khi những phương pháp nội khoa không thể mang đến hiệu quả chữa bệnh như mong đợi. Theo các chuyên khoa và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, tỉ lệ thành công của một ca mổ thoát vị đĩa đệm tương đối cao. Một thời gian ngắn sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt một cách bình thường.

Ngoài ra một số tài liệu y học khác cũng đã chứng minh lợi ích của việc mổ thoát vị đĩa đệm so với những phương pháp điều trị bệnh không phẫu thuật. Tuy nhiên, kết quả của một vài nghiên cứu khác cũng đã kết luận rằng, phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm hay bất kỳ hình thức phẫu thuật cột sống nào khác đều mang đến cho người bệnh nhiều biến chứng và những rủi ro làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số biến chứng mà người bệnh có thể gặp phải sau khi mổ thoát vị đĩa đệm gồm:

Nhiễm trùng

Sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm, một số biến chứng có thể hình thành và phát triển ngay tại thời điểm đó hoặc vài tháng sau khi mổ. Trong đó tình trạng nhiễm trùng là biến chứng vô cùng nguy hiểm có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào mà người bệnh nên lưu ý. Tình trạng nhiễm trùng có thể hình thành và phát triển bên trong đĩa đệm, vùng da bên ngoài ngay tại vết mổ hoặc một vị trí nào đó có liên quan đến vết mổ hoặc đĩa đệm. Cụ thể như nhiễm trùng phần tủy sống tồn tại xung quanh các dây thần kinh.

Trong trường hợp tình trạng nhiễm trùng hình thành và xuất hiện ở vết mổ, bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp tình trạng nhiễm trùng hình thành và phát triển ở vùng đĩa hoặc tủy sống, người bệnh cần phải đặc biệt thận trọng. Bởi trường hợp này tương đối nguy hiểm. Để giải quyết, các bác sĩ chuyên khoa có thể sẽ yêu cầu bạn tiến hành mổ lần hai nhằm tác động chấm dứt tình trạng nguy hiểm này.

Đối với những bệnh nhân bị nhiễm trùng vùng đĩa hoặc tủy sống, ngoài việc phẫu thuật lần hai, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn sử dụng thêm những loại thuốc kháng sinh. Điều này giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh và nâng cao hiệu quả.

Nhiễm trùng
Nhiễm trùng là biến chứng sau khi mổ thoát vị đĩa đệm vô cùng nguy hiểm mà người bệnh nên lưu ý, chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào và vị trí nào

Đau dai dẳng

Đau dai dẳng là một trong những biến chứng thường gặp sau khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Điều này xuất hiện là do trong thời gian mắc bệnh, đĩa đệm chèn ép khiến các dây thần kinh bị tác động và bị tổn thương. Hơn thế phương pháp phẫu thuật không thể giúp người bệnh hồi phục hoàn toàn những tổn thương này. Do đó, các mô sẹo có thể hình thành và phát triển xung quanh các dây thần kinh. Điều này khiến người bệnh luôn mang cảm giác đau nhức dữ dội tương tự như thời gian trước khi phẫu thuật.

Tuy nhiên, những cơn đau nhức sau khi phẫu thuật có thể diễn ra một cách nặng nề và dai dẳng hơn. Lâu dần người bệnh sẽ luôn trong cảm giác mệt mỏi, suy nhược, khó chịu do cơn đau làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày.

Bệnh đĩa thoái hóa

Theo các chuyên gia và bác sĩ chuyên khoa xương khớp, tình trạng chấn thương đĩa đệm dù xuất hiện do bất kỳ lý do nào đều có khả năng tác động. Đồng thời dẫn đến thoái hóa một phân đoạn hoặc nhiều phân đoạn cột sống nào đó xung quanh vị trí bệnh và có liên quan. Chính vì thế, nguy cơ mắc bệnh đĩa thoái hóa sẽ tăng cao khi một đĩa đệm đã bị thoát vị và chúng được phẫu thuật cắt bỏ.

Thông thường sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, bệnh đĩa thoái hóa phải mất vài năm thì mới có thể hình thành. Do đó, trong thời gian chăm sóc và điều trị sau phẫu thuật, nếu người bệnh không tuân theo sự hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa, biến chứng này sẽ có khả năng xuất hiện rất cao.

Bệnh đĩa thoái hóa
Nguy cơ mắc bệnh đĩa thoái hóa sẽ tăng cao khi một đĩa đệm đã bị thoát vị và chúng được phẫu thuật cắt bỏ

Thoát vị đĩa đệm tái phát

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, những triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra có thể có thể chấm dứt. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không chăm sóc kỹ, không nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, những triệu chứng của bệnh sẽ chỉ chấm dứt trong một thời gian ngắn. Chúng vẫn có thể tái phát sau một thời gian tiến hành phẫu thuật. Theo thống kê, có khoảng 10 – 15% bệnh nhân sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm bị tái phát triên cùng một đĩa đệm.

Thông thường, nếu tình trạng thoát vị đĩa đệm xuất hiện trở lại, bệnh nhân có thể cảm nhận những triệu chứng sau 6 tuần kể từ khi mổ. Tuy nhiên trong một vài trường hợp khác, nếu quá trình chăm sóc, điều trị sau phẫu thuật không được đảm bảo, bệnh và những triệu chứng có thể xảy ra trong thời gian sớm hơn, muộn hơn 6 tuần hoặc bất kỳ lúc nào. 

Trong trường hợp bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát, khả năng áp dụng phương pháp điều trị bệnh ở lần sau sẽ gặp nhiều bất lợi. Đồng thời gây ra nhiều khó khăn hơn so với lần đầu điều trị. Ngoài ra tỉ lệ hồi phục bệnh ở những lần điều trị sau cũng rất thấp.

Liệt chi

Liệt chi được xem là biến chứng cao nhất và cũng là biến chứng nguy hiểm nhất sau khi bệnh nhân tiến hành phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm. Biến chứng này khi xuất hiện sẽ khiến người bệnh không thể phục hồi trở lại. Tuy nhiên biến chứng liệt chi rất hiếm khi xuất hiện. Vì thế người bệnh không nên quá lo lắng về biến chứng này.

Liệt chi
Liệt chi được xem là biến chứng cao nhất và cũng là biến chứng nguy hiểm nhất sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm

Ngoài 5 biến chứng nêu trên là nhiễm trùng, đau dai dẳng, thoát vị đĩa đệm tái phát, liệt chi và bệnh đĩa thoái hóa, sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh còn có khả năng đối mặt với những rủi ro và các biến chứng sau:

  • Chảy máu
  • Rối loạn ruột
  • Rối loạn bàng quang
  • Dây thần kinh bị tổn thương. Từ đó làm ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh và các hệ cơ quan khác
  • Chất lỏng tích tụ trong phổi dẫn đến viêm phổi
  • Do cục máu đông hình thành và phát triển ở chân, biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu có thể xảy ra
  • Hiện tượng xơ hóa xuất hiện sau khi tiến hành phẫu thuật có thể khiến khả năng vận động của người bệnh trở nên kém đi.

Nên làm gì khi bị biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm?

Các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm thường nghiêm trọng và gây ra những hậu quả khôn lường làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Hơn thế chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên một vài thống kê đã được thực hiện trong thời gian gần đây. Kết quả cho thấy tỉ lệ bệnh nhân bị biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm đã được cải thiện một cách đáng kể. Hơn thế, khi người bệnh tiến hành tái khám, có đến 90% bệnh nhân bị biến chứng sau mổ đã được khắc phục.

Theo các chuyên gia, điều đầu tiên mà bệnh nhân bị biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cần làm là đến bệnh viện để tiến hành thăm khám lại. Khi đó các bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn kiểm tra bệnh cũng như các biến chứng. Đồng thời đưa ra hướng xử lý phù hợp và kịp thời. Bên cạnh đó, khi điều trị các biến chứng, bệnh nhân cần thăm khám định kỳ. Khi có kết quả thăm khám, bác sĩ có thể xem xét và kiểm soát bệnh lý của bạn. Đồng thời đề ra những phương pháp phòng ngừa giúp bạn hạn chế tối đa sự xuất hiện và phát triển của các biến chứng.

Nên làm gì khi bị biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm?
Theo các chuyên gia, bệnh nhân bị biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm cần sớm đến bệnh viện để tiến hành thăm khám lại

Cách phòng tránh các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Để phòng tránh sự xuất hiện của các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có một chế độ chăm sóc và sinh hoạt phù hợp ngay sau khi mổ. Một số cách phòng tránh biến chứng xuất hiện gồm:

Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Điều này có nghĩa là so với người bình thường, bệnh nhân cần phải có nhiều thời gian nghỉ ngơi để lấy lại sức cũng như hồi phục sức khỏe. Tuy nhiên người bệnh không nên nằm trên võng mềm hoặc nằm trên giường. Bởi hoạt động này có thể khiến cột sống thắt lưng của bạn dần bị biến dạng.

Đối với trường hợp bệnh nhân phẫu thuật để chữa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, trong thời gian nghỉ ngơi, bệnh nhân cần phải có nẹp cổ. Nẹp cổ sẽ giúp bạn cố định phần cổ. Nếu bạn mổ thắt lưng, bạn nên nghỉ ngơi cùng với nẹp ở thắt lưng. Người bệnh tuyệt đối không được nằm trên ghế sofa, không nằm trên gối cao dầu. Người bệnh có thể làm giảm cảm giác đau nhức và làm chùng dây thần kinh bằng cách sử dụng gối để kê ở chân.

Có chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học

Sau khi mổ thoát vị đĩa đệm, khung xương sẽ trở nên yếu ớt hơn. Chính vì thế, khi tắm rửa, vệ sinh, ăn uống hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào, người bệnh cần có sự hỗ trợ và giúp đỡ bởi người thân hoặc bạn bè. Ngoài ra sau khi phẫu thuật, người bệnh tuyệt đối không được thực hiện những công việc quá sức như mang vác vật nặng hoặc mang vác các vật cồng kềnh sai tư thế. Bởi những công việc và hoạt động này có thể khiến cột sống của bạn bị ảnh hưởng. Đồng thời làm tăng tỉ lệ xuất hiện những biến chứng.

Khi xem phim hoặc xem các chương trình truyền hình, người bệnh không nên nằm. Đồng thời không tựa lưng vào ghế cứng. Bạn có thể đứng để xem.

Có chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học
Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt hợp lý và khoa học để phòng tránh các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm

Có chế độ thể dục thể thao và chế độ ăn uống khoa học

Sau một thời gian mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh sẽ cảm thấy ổn định hơn do bệnh tình bắt đầu mang những dấu hiệu phát triển theo chiều hướng tốt. Khi đó người bệnh nên xây dựng cho riêng mình một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học. Tốt nhất mỗi ngày bạn nên giúp cơ thể bổ sung những loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất. Đặc biệt là những loại thực phẩm chứa nhiều canxi tốt cho xương và giúp cho cột sống của bạn trở nên chắc khỏe hơn.

Bên cạnh một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và khoa học, bạn nên thường xuyên luyện tập thể dục thể thao. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng những động tác nhẹ nhàng, tránh thực hiện các hoạt động mạnh. Việc thường xuyên luyện tập thể dục thể thao bằng những động tác nhẹ nhàng sẽ thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh. Đồng thời giúp hệ xương khớp của bạn trở nên linh hoạt hơn.

Có biện pháp phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh

Đặc biệt, sau khi tiến hành mổ thoát vị đĩa đệm,  người bệnh cần áp dụng những biện pháp giúp phòng tránh tái phát bệnh. Bởi phương pháp phẫu thuật chỉ có khả năng loại bỏ khối thoát vị đang tác động và gây chèn ép tủy sống hoặc rễ dây thần kinh. Phương pháp điều trị này không thể giúp người bệnh phục hồi cũng như khôi phục sức khỏe cho cấu trúc xương dưới sụn đang mắc bệnh và bị thoái hóa.

Chính vì những điều trên mà lượng nhân nhầy tồn tại bên trong đĩa đệm có thể tiếp tục tràn ra ngoài ở bất kỳ thời điểm nào. Điều này làm tăng nguy cơ tái phát bệnh. Đồng thời khiến bệnh nhân phải tiến hành phẫu thuật điều trị bệnh ở đĩa đệm thêm nhiều lần sau đó. Do đó quá trình chăm sóc xương dưới sụn và sụn cần được ưu tiên. Bởi xương dưới sụn và sụn là hai thành phần giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo chức năng và đảm bảo cấu trúc của cột sống.

Ngoài ra, để phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh, người bệnh cần tránh tăng cân. Đồng thời tránh thực hiện những tư thế, động tác không tốt và gây hại cho cột sống. Cụ thể như: Mang vác vật nặng trên 3kg, cúi gập lưng, bồng bế hoặc ẵm trẻ em, nằm nệm hoặc nằm võng quá đầy mền…

Có biện pháp phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh
Để phòng ngừa các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần có biện pháp phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh

Bài viết đã tổng hợp những thông tin cơ bản xoay quanh các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh. Từ những thông tin này chúng ta có thể hình dung được rằng các rủi ro, biến chứng sau khi phẫu thuật điều trị thoát vị đĩa đệm đều vô cùng nguy hiểm. Những biến chứng này khi đã xuất hiện sẽ tác động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh.

Để hạn chế xuất hiện những biến chứng, bạn nên có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi và sinh hoạt phù hợp. Bên cạnh đó bạn nên đến bệnh viện và thăm khám định kỳ. Đồng thời áp dụng phương pháp phòng ngừa và xử lý những biến chứng của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn.

Làm thế nào để không phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, tránh biến chứng sau mổ nguy hiểm?

Theo các chuyên gia xương khớp, cách tốt nhất để không phải phẫu thuật thoát vị đĩa đệm là cần điều trị dứt điểm từ gốc, không để bệnh gây biến chứng nguy hiểm.

Để làm được điều đó, bệnh nhân nên lựa chọn cách chữa bảo tồn bằng Đông y với phác đồ: Uống thuốc từ thảo dược, kết hợp với châm cứu, bấm huyệt và tập luyện, ăn uống phù hợp. 

Đông y chữa bệnh theo cơ chế: Loại bỏ căn nguyên từ sâu bên trong, tăng cường chức năng ngũ tạng, cải thiện sức khỏe. Vì vậy, bệnh được bài trừ hoàn toàn, đồng thời dự phòng tái phát, mang lại hiệu quả cao và lâu dài.

Đặc biệt, các bài thuốc Đông y có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, vừa an toàn cho sức khỏe, vừa có công dụng trị thoát vị đĩa đệm cao. Người bệnh yên tâm sử dụng lâu dài mà không sợ gặp tác dụng phụ.

Một trong những đơn vị sở hữu phác đồ chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay phải kể đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường – Nhà thuốc gia truyền 5 đời uy tín gần 150 năm và được Sở y tế cấp phép hoạt động. Phác đồ này từng được giới thiệu trên sóng VTV2 – “Khỏe thật đơn giản” số phát sóng ngày 27/3/2018, xem tại đây.

Phác đồ “Uống trong – Châm ngoài – Tập luyện, ăn uống khoa học” của Đỗ Minh Đường gồm:

 

  • Bài thuốc gia truyền chữa thoát vị đĩa đệm

 

Bài thuốc gồm 4 phương thuốc nhỏ: Thuốc đặc trị, thuốc bổ gan giải độc, thuốc bổ thận dưỡng huyết và thuốc kiện tỳ ích tràng. 

Công dụng: Đẩy lùi thoát vị đĩa đệm – Tiêu viêm, giảm đau – Thông kinh hoạt lạc, lưu thông khí huyết – Hỗ trợ tái tạo dịch và làm lành đĩa đệm tổn thương – Bổ gan, thận, tỳ vị – Tăng cường sức đề kháng – Dự phòng tái phát.

Thành phần: 100% từ thảo dược tự nhiên, gồm 20 – 30 vị thuốc quý, không chứa chất bảo quản, không lẫn tân dược. Nguồn gốc thảo dược đảm bảo chất lượng, được Bộ y tế kiểm định, thu hái trực tiếp từ các vườn dược liệu chuẩn hóa.

Thuốc bào chế dạng cao, mùi thơm dịu, dễ sử dụng và bảo quản, không cần đun sắc.

 

  • Châm cứu, bấm huyệt

 

Biện pháp này sử dụng tay và kim châm tác động vào các mạch, huyệt đạo, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, thông kinh mạch, tăng cường lưu thông khí huyết, phục hồi vận động. Từ đó nâng cao hiệu quả và rút ngắn thời gian điều trị.

Một liệu trình châm cứu, bấm huyệt chữa thoát vị đĩa đệm tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường có thời gian từ 7 – 10 buổi, tùy vào mức độ bệnh của mỗi người.

 

  • Chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp

 

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng và thực hiện các bài tập phù hợp có tác dụng giảm co cứng cơ, vận động linh hoạt, lưu thông khí huyết, hỗ trợ tích cực trong quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm.

Người bệnh cần chú ý ăn uống và tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia để tránh gặp những sai lầm, khiến bệnh trở nặng.

Lưu ý: Bệnh nhân cần kiên trì và tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc. Hiệu quả điều trị nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa và khả năng hấp thụ thuốc của từng người.

>> Xem ngay hành trình chiến thắng bệnh thoát vị đĩa đệm của Nghệ sĩ Xuân hinh tại Đỗ Minh Đường

Thông tin về các biến chứng sau mổ thoát vị đĩa đệm và cách phòng tránh trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Do đó tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để trao đổi thông tin và áp dụng những hướng dẫn phòng ngừa biến chứng của bác sĩ chuyên khoa. Chúng tôi không đưa ra những lời khuyên, chẩn đoán, thông tin và các phương pháp điều trị bệnh thay cho bác sĩ và những người có chuyên môn. Nếu bạn đọc còn thắc mắc gì, có thể liên hệ theo số điện thoại 024 62 536 649 – 0984 650 816 (Hà Nội) hoặc 028 3899 1677 – 0932 088 186 (Hồ Chí Minh) để được chuyên gia giải đáp và tư vấn MIỄN PHÍ.

BẠN QUAN TÂM

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Bác Lê Văn Hà (64 tuổi) ở phố Thuốc Bắc, Hà Nội sau nhiều năm sống chung với căn bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống đã tìm thấy "ánh sáng", thoát khỏi tình trạng đau nhức dai dẳng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *