Gợi Ý 7 Cách Ăn Đông Trùng Hạ Thảo Bổ Dưỡng Nhất

Cách ăn đông trùng hạ thảo là điều mà nhiều người quan tâm sau khi biết đến công dụng của đông trùng với sức khỏe. Cần phải chế biến đúng công thức phù hợp với từng đối tượng thì mới phát huy được công dụng. Vậy đông trùng hạ thảo ăn như thế nào tốt nhất, hãy cùng theo dõi 7 cách ăn đơn giản và hiệu quả trong bài viết dưới đây.

Top 7 cách ăn đông trùng hạ thảo đơn giản, dễ thực hiện

Là một vị thuốc quý – đông trùng hạ thảo có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn bổ dưỡng giúp cơ thể dễ hấp thụ hơn. Chuyên trang gợi ý đến bạn đọc một số cách ăn đông trùng hạ thảo được bác sĩ khuyến cáo dưới đây.

Đông trùng hạ thảo ăn chay – Nhai trực tiếp

Nhiều người vẫn thắc mắc đông trùng hạ thảo ăn chay được không. Câu trả lời không những là có thể mà ăn chay còn là cách tốt nhất để hấp thu mọi dưỡng chất từ đông trùng. Qua các phương pháp chế biến một số dưỡng chất bị hao hụt nhưng một số người không ăn đông trùng trực tiếp được nên có thể sử dụng một số cách chế biến khác. 

Đông trùng nguyên con ăn trực tiếp có vị đặc trưng của giá thể nhộng tằm
Đông trùng nguyên con ăn trực tiếp có vị đặc trưng của giá thể nhộng tằm

Cách ăn đông trùng hạ thảo tươi hoặc khô trực tiếp như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Đông trùng tươi hoặc khô.
  • Thực hiện: Lấy đông trùng rửa sơ bằng nước ấm 30 độ sau đó cho vào nước 70 độ ngâm khoảng 5 – 10 phút cho đông trùng mềm. Vớt đông trùng ra và nhai trực tiếp, nuốt bã. 
  • Lưu ý: Không nên sử dụng nước quá nóng để ngâm đông trùng. 

Đông trùng hạ thảo ăn gì – Nấu cháo đông trùng với gà

Cháo là món ăn từ đông trùng hạ thảo dễ nấu, dễ hấp thụ dưỡng chất đặc biệt là người mới ốm dậy có thể nấu cháo đông trùng hạ thảo với thịt gà. Món ăn vừa cung cấp tinh bột, protein và các dưỡng chất bồi bổ cần thiết cho cơ thể. 

  • Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo (10 sợi), thịt gà (300g), gạo nếp (100g hoặc gia giảm thêm tùy theo nhu cầu sử dụng), một số gia vị khác. 
  • Chuẩn bị: Đông trùng rửa sạch với nước ấm, cắt bỏ chân, loại bỏ sợi bị hư hỏng nếu có. Gà rửa sạch, luộc sơ và xé thành sợi nhỏ. 
  • Thực hiện: Gạo nếp cho vào nồi bung thật nhừ sau đó cho thịt gà và đông trùng vào đun thêm 10 phút, nêm nếm gia vừa ăn, múc ra bát sử dụng khi còn nóng.

Cách ăn đông trùng hạ thảo hầm gà ác bồi bổ sức khỏe

Nếu còn đang loay hoay không biết dùng đông trùng hạ thảo làm món gì thì bạn có thể tham khảo ngay công thức hầm gà ác với đông trùng. Món ăn nhiều dưỡng chất thường được sử dụng cho người mới ốm dậy, cơ thể suy nhược. 

Có thể sử dụng gà ác hoặc gà ta để hầm với đông trùng
Có thể sử dụng gà ác hoặc gà ta để hầm với đông trùng

Các bước hầm gà ác đông trùng như sau: 

  • Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo (3g – khoảng 10 sợi), gà ác nguyên con (nếu không có gà ác thì có thể dùng gà ta), hành lá, vỏ cam khô, kỷ tử.
  • Chuẩn bị: Đông trùng hạ thảo rửa sạch bằng nước ấm, gà ác sơ chế, xát muối, gừng khử mùi tanh. Các nguyên liệu khác rửa sạch để sẵn ra đĩa. 
  • Thực hiện: Cho gà vào nồi hầm nhừ khoảng 1 giờ đồng hồ, nêm nếm một chút gia vị sau đó cho đông trùng, vỏ cam, kỷ tử vào đun thêm 10 – 15 phút rồi tắt bếp múc ra ăn nóng. 

Đông trùng hạ thảo hấp với mật ong nguyên chất

Khi dùng đông trùng kết hợp với mật ong một vị thuốc có tính kháng khuẩn cao rất tốt cho họng và hệ hô hấp. Đặc biệt là những người bị hen suyễn có thể thường xuyên sử dụng cách chế biến này

  • Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo loại khô hoặc tươi, mật ong rừng nguyên chất. 
  • Thực hiện: Đông trùng rửa sạch với nước ấm sau đó xếp vào bát rồi rót mật ong vào, đậy nắp mang đi hấp cách thủy 10 phút nếu sử dụng đông trùng tươi, 15 phút nếu dùng đông trùng khô. Sau đó lấy ra ăn hết nước, cái đông trùng nhai từ từ và nuốt cả bã.

Công thức chế biến đông trùng hạ thảo ăn lẩu

Trong bữa ăn gia đình có thể thả đông trùng hạ thảo vào nấu lẩu, một cách để cả nhà cùng thưởng thức và hấp thụ chất dinh dưỡng.

Dùng đông trùng tươi thả lẩu tăng thêm hương vị cho món ăn
Dùng đông trùng tươi thả lẩu tăng thêm hương vị cho món ăn

Tuy nhiên trong bữa lẩu cần lưu ý không có những đối tượng chống chỉ định và không ăn lẩu bằng nồi kim loại. 

  • Nguyên liệu: Đông trùng, tôm, mực, xương heo, các loại rau xanh, nấm… 
  • Chuẩn bị: Đông trùng cùng các nguyên liệu rửa sạch, để ráo nước. 
  • Thực hiện: Cho xương heo luộc sơ bỏ nước đầu sau đó cho nước vào hầm nhừ cho ngọt nước, gia giảm gia vị vừa ăn. Tiếp đến bắc lên bếp lẩu và cả nhà cùng thưởng thức, đông trùng ăn đến đâu nhúng đến đấy, tránh để đông trùng trong nồi lẩu quá lâu làm mất dưỡng chất. 

Lưu ý với lẩu đông trùng không nên bỏ đồ cay hoặc sa tế, khi ăn không nên uống rượu, bia hoặc nước ngọt

Nấu đông trùng hạ thảo với chim cút

Chim cút có thể hầm canh hoặc nấu cháo với đông trùng hạ thảo đều được. Món ăn bổ dưỡng cung cấp protein và dưỡng chất cho cơ thể. Vị chim cút hầm rất ngọt và kích thích vị giác cho người chán ăn. 

  • Nguyên liệu: Đông trùng hạ thảo (8g), chim cút (8 con) có thể thay bằng 1 – 2 con chim câu, gia vị nêm nếm.
  • Chuẩn bị: Đông trùng rửa sạch bằng nước ấm, chim cút làm sạch lông bỏ ruột sát muối khử tanh.
  • Thực hiện: Nhét đông trùng hạ thảo vào bụng chim cút rồi khâu lại, bỏ vào nồi hầm nhừ khoảng 40 phút, nêm nêm gia vị vừa ăn, tắt bếp và múc ra bát ăn nóng. Nếu nấu cháo có thể bỏ gạo vào ngay từ đầu cùng với chim cút

Cách ăn đông trùng hạ thảo với ba ba

Canh đông trùng hạ thảo ba ba vừa là món ăn bổ dưỡng, vừa là vị thuốc hỗ trợ tiêu hóa rất tốt giúp làm giảm các triệu chứng bệnh đau dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn.

  • Nguyên liệu: Ba ba 1 con, đông trùng (10g), đại táo (10 quả), gừng, hành, tỏi. 
  • Chuẩn bị: Ba ba cắt tiết, sơ chế bỏ đầu và chặt làm 4 phần luộc chín tới vớt ra bát. Đông trùng hạ thảo bỏ chân, rửa sạch bằng nước ấm. Gừng, hành, tỏi xay nhuyễn cho ra bát. 
  • Thực hiện: Xếp ba ba vào bát, cho đông trùng, tạo đại, gia vị vào đậy nắp đem đi hấp cách thủy 2 tiếng, ăn ngay khi còn nóng. 

Cách ăn đông trùng hạ thảo cùng với thảo dược khác

Ngoài các phương pháp chế biến thông thường có thể nấu cháo đông trùng cùng với một số loại thảo dược khác như sơn dược, hoàng kỳ để tăng cường công dụng và dưỡng chất hấp thụ. Ngoài ra món ăn này còn giúp giảm mỡ trong máu và bổ tỳ vị.

  • Nguyên liệu: Đông trùng, sơn dược, hoàng kỳ, gạo nếp.
  • Chuẩn bị: Đông trùng rửa sạch bằng nước ấm, các loại dược liệu rửa sạch cho lên sắc và chắt lấy nước cốt, gạo nếp vo chắt bỏ nước.
  • Cách thực hiện: Cho gạo nếp cùng nước cốt thảo dược lên nấu nhừ khoảng 40 phút rồi thả đông trùng hạ thảo vào nấu thêm 10 phút rồi tắt bếp, nêm nếm gia vị vừa miệng.

Đối tượng nên và không nên ăn đông trùng hạ thảo 

Đông trùng hạ thảo có rất nhiều dưỡng chất nên có thể sử dụng cho nhiều đối tượng và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cơ bản. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp không thể sử dụng từ dược liệu cũng như các sản phẩm từ đông trùng hạ thảo dù rất tốt. Cùng xem danh sách những người nên và không nên ăn đông trùng hạ thảo dưới đây để đảm bảo an toàn cũng như tận dụng lượng dưỡng chất của trùng thảo hiệu quả nhất.

Đông trùng hạ thảo rất tốt cho người bị tim mạch, hô hấp hoặc yếu sinh lý
Đông trùng hạ thảo rất tốt cho người bị tim mạch, hô hấp hoặc yếu sinh lý

Ai nên ăn đông trùng và ăn đông trùng hạ thảo có tác dụng gì

Với mỗi nhóm đối tượng và mỗi nhóm bệnh đông trùng sẽ phát huy công dụng khác nhau cụ thể như sau.

  • Nhóm người bị bệnh tim: Trùng thảo có chứa một số dưỡng chất có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm lượng cholesterol trong máu. Nhờ đó đông trùng tham gia vào quá trình điều trị hiệu quả một số bệnh như xơ vữa động mạch, tắc nghẽn mạch máu…
  • Nhóm người cần bồi bổ sức khỏe: Đông trùng có chứa 17 loại acid amin, vitamin và một số khoáng chất giúp tăng cường thể lực cho một số đối tượng như người mới  ốm dậy, cơ thể suy nhược hoặc cơ địa yếu. 
  • Nhóm người mắc bệnh sinh lý: Đông trùng giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới rất tốt. Nhờ chức năng tăng cường tuần hoàn máu nên lượng hồng cầu luân chuyển đến dương vật nhiều hơn, giúp cải thiện tình trạng yếu sinh lý. Ngoài ra đông trùng còn hỗ trợ điều trị liệt dương, rối loạn cương cứng, xuất tinh sớm, hiếm muộn con cái. 
  • Nhóm người thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia: Đông trùng hạ thảo có tính vị quy phế và thận nên được sử dụng để thải độc và cải thiện chức năng gan, thận, phổi. Hỗ trợ điều trị một số bệnh như suy thận, viêm nang phổi, ho, hen suyễn.
  • Nhóm người đang ở tuổi tiền mãn kinh: Khi bước vào tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh sẽ bị lão hóa da có thể sử dụng đông trùng hạ thảo để cải thiện. Trong trùng thảo có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên có thể ngăn cản và làm chậm quá trình lão hóa. 
  • Nhóm người cao tuổi: Người già sức đề kháng yếu nên dễ bị ốm vặt có thể sử dụng đông trùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật. Ngoài ra đông trùng còn giúp người già cải thiện giấc ngủ và trí nhớ. 
  • Nhóm bệnh nhân đang điều trị ung thư: Trong đông trùng có nhóm Heaa có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế hoạt động của tế bào ung thư trong giai đoạn đầu. Ngoài ra đông trùng còn bảo vệ cơ thể trước những tác động xấu từ những lần hóa trị và xạ trị ung thư.

Đó là một số nhóm đối tượng nên ăn đông trùng hạ thảo. Nhưng có một điều cần ghi nhớ đông trùng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không có tác dụng thay thế thuốc. 

Những ai không nên ăn đông trùng hạ thảo và tại sao?

Một số đối tượng đặc biệt được khuyến cáo không nên dùng đông trùng hạ thảo bởi bệnh lý kích ứng hoặc công dụng của đông trùng đi phản tác dụng trong điều trị. Bạn đọc cần lưu ý 5 nhóm đối tượng sau đây:

  • Trẻ em dưới 5 tuổi: Đông trùng có tính ấm, cơ thể trẻ em nóng thân nhiệt cao nên dùng đông trùng có thể bị nổi mề đay, phát ban nóng. Bên cạnh đó các cơ quan chức năng của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên không thể hấp thu được lượng dưỡng chất quá lớn từ đông trùng. 
  • Nhóm người bị rối loạn đông máu, máu khó đông: Do đông trùng có tác dụng lưu thông khí huyết, kích thích cơ thể sản sinh hồng cầu nên vô tình lại trở thành gánh nặng cho người máu khó đông. Đặc biệt khi bị thương máu chảy không ngừng khiến người bệnh bị mất máu. 
  • Người bị dị ứng nhộng tằm, côn trùng: Nhóm đối tượng này không nên sử dụng đông trùng có giá thể là nhộng tằm, ve sầu, bọ xít. Các loại khác có thể sử dụng bình thường. 
  • Nhóm bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật: Do thành phần đông trùng kích thích sản sinh hồng cầu khiến máu khó đông hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến cầm máu và kết quả phẫu thuật. Vì vậy bệnh nhân nên ngừng sử dụng đông trùng 2 tuần trước khi phẫu thuật. 
  • Phụ nữ có thai: Có nhiều tài liệu ghi chép rằng phụ nữ có bầu không nên ăn đông trùng nhưng một số tài liệu khác lại ghi là có. Vậy phụ nữ có bầu ăn đông trùng hạ thảo được không? Thực tế đối với người mang bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ không nên sử dụng vì đông trùng nóng có thể gây ra sảy thai hoặc sinh non. Ngoài 3 tháng thai kỳ hoàn toàn có thể sử dụng theo liều lượng và hướng dẫn của bác sĩ
Không nên dùng dược liệu này cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi
Không nên dùng dược liệu này cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi

Bản thân đông trùng hạ thảo là một vị thuốc tốt nhưng không phải ai ăn đông trùng cũng tốt. Người dùng cần biết cách ăn đông trùng hạ thảo vào thời gian nào, dùng cho đối tượng nào và chế biến như thế nào để phát huy tối đa công dụng. 

Lưu ý khi ăn và chế biến đông trùng hạ thảo

Tất cả các vị thuốc Đông Y đều cần sử dụng đúng cách và đông trùng hạ thảo cũng không ngoại lệ. Ngoài dùng cho đúng đối tượng, đúng thời gian và liều lượng quy định người dùng cũng cần lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Đông trùng kỵ với kim loại nên khi chế biến nên sử dụng nồi sứ hoặc nồi đất nấu để đảm bảo dưỡng chất. 
  • Không tùy tiện chế biến đông trùng hạ thảo với các dược liệu khác nếu không được chỉ định. 
  • Đông trùng kỵ nóng nên không đun nấu trong thời gian quá 2 giờ, sau khi chế biến xong nên sử dụng ngay.
  • Lựa chọn đông trùng thật kỹ, khi thấy đông trùng bị nấm mốc nhẹ thì xử lý trước khi dùng, trường hợp mốc nặng cần bỏ đi. Một số trường hợp dùng đông trùng mốc bị khó thở và ảnh hưởng tới hệ hô hấp.
  • Ăn đông trùng hạ thảo vào lúc nào là tốt nhất, theo khuyến cáo của bác sĩ thì thời điểm ăn đông trùng tốt nhất là 30 phút trước khi ăn sáng hoặc 30 phút trước khi đi ngủ. Dạ dày rỗng giúp dược chất dễ được hấp thu hơn.

Có rất nhiều cách ăn đông trùng hạ thảo như ăn trực tiếp hoặc chế biến món ăn bổ dưỡng thường ngày, tùy khẩu vị mỗi người có thể lựa chọn món ăn yêu thích. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều 1 tuần chỉ nên ăn 2 – 3 bữa để cơ thể có thời gian hấp thụ triệt để dưỡng chất từ vị thuốc quý này.

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *