Cách chăm sóc da mụn tại nhà đúng cách – Hết viêm, sạch mụn

Sự xuất hiện của các nốt mụn có thể khiến da trở nên nhạy cảm, tiết nhiều dầu và dễ kích ứng với các loại mỹ phẩm. Vì vậy bạn cần nắm bắt cách chăm sóc da mụn khoa học nhằm phục hồi, dưỡng ẩm và hỗ trợ kiểm soát các nốt mụn viêm.

cách chăm sóc da mụn
Cần nắm bắt quy trình chăm sóc da mụn đúng cách nhằm phục hồi da và hỗ trợ kiểm soát mụn

Lợi ích của việc chăm sóc da mụn đúng cách

Mụn xảy ra khi lỗ chân lông bị bít tắc khiến vi khuẩn P. acnes bùng phát, gây viêm đỏ và tụ mủ. Tình trạng này không chỉ gây đau, khó chịu và ngứa mà còn ảnh hưởng đến ngoại hình và tạo tâm lý thiếu tự tin khi giao tiếp.

Ngoài ra, sự xuất hiện của các nốt mụn trên da mặt còn phá vỡ hàng rào bảo vệ da, làm mất cân bằng độ pH và kích thích các vi khuẩn có hại bùng phát mạnh. Nếu không được chăm sóc đúng cách, mụn có thể gây viêm nặng, đau nhức và để lại sẹo thâm, sẹo rỗ, sẹo lồi,…

Ngược lại nếu có biện pháp chăm sóc khoa học, tình trạng mụn sẽ được kiểm soát, đồng thời giúp tăng sức đề kháng cho da và hạn chế thâm sẹo sau quá trình điều trị.

Nhất Nam Hoàn Nguyên Bì là giải pháp trị mụn nổi bật với cơ chế tác động kép, thành phần từ 100% thảo dược tự nhiên sạch đạt chuẩn, KHÔNG CORTICOID và hoàn toàn không gây các tác dụng phụ có hại trong quá trình sử dụng.

Các bước chăm sóc da mụn tại nhà đơn giản và đúng cách

Da mụn thường nhạy cảm, dễ kích ứng và bài tiết nhiều dầu hơn so với làn da khỏe mạnh. Vì vậy bạn cần chăm sóc da đúng cách nhằm hạn chế hiện tượng kích ứng, quá mẫn, đồng thời kiểm soát tình trạng mụn viêm và mụn trứng cá.

Bước 1: Sử dụng nước tẩy trang

Tẩy trang là bước làm sạch da quan trọng, giúp loại bỏ cặn trang điểm, dầu thừa, bụi bẩn và bã nhờn. Ngay cả khi không trang điểm, bạn vẫn nên tẩy trang để làm sạch da sâu và giảm nguy cơ bít tắc lỗ chân lông – đặc biệt là với người có làn da mỏng, yếu và nổi nhiều mụn.

Tuy nhiên khi bị mụn, bạn chỉ nên sử dụng nước tẩy trang (Micellar water) để làm sạch da. Sử dụng tẩy trang dạng dầu và sáp có thể khiến dầu ứ đọng trong nang lông và tăng nguy cơ hình thành mụn.

cách chăm sóc da mụn
Khi bị mụn, nên sử dụng nước tẩy trang để loại bỏ cặn trang điểm, kem chống nắng, dầu thừa và bụi bẩn

Khi tẩy trang, nên dùng bông lau nhẹ lên da mặt theo chiều từ dưới lên trên để tránh chảy xệ và hình thành nếp nhăn. Với những vùng da có nhiều mụn, cần tránh thao tác và chà xát mạnh. Thay vào đó nên đặt bông tẩy trang lên da trong khoảng vài giây, sau đó lau nhẹ để làm sạch bụi bẩn và giảm kích ứng lên nốt mụn.

Bước 2: Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ

Sau khi tẩy trang, bạn nên làm sạch da với sữa rửa mặt dịu nhẹ. Trong thời điểm da có mụn, cần tránh dùng các sản phẩm chứa nhiều xà phòng, hương liệu và có độ pH cao. Các sản phẩm này có thể khiến da khô, bong tróc, suy yếu và có nguy cơ bùng phát mụn trên diện rộng.

Vì vậy bạn nên ưu tiên sử dụng các sữa rửa mặt có độ pH cân bằng (từ 5 – 6), không chứa xà phòng, hương liệu và chất bảo quản. Bên cạnh đó bạn có thể dùng một số sản phẩm làm sạch da được bổ sung thành phần trị mụn và kháng viêm như tràm trà, trà xanh, bạc hà,…

Bước 3: Tẩy tế bào chết

Khi da bị mụn, vi khuẩn P. acnes thường kích thích nang lông bài tiết nhiều dầu thừa. Lượng bã nhờn này kết hợp với vi khuẩn, hóa chất, vảy da chết và bụi bẩn từ môi trường có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành mụn trứng cá.

Vì vậy ngoài việc tẩy trang và rửa mặt để làm sạch dầu thừa và bụi bẩn, bạn cần tẩy tế bào chết 2 lần/ tuần nhằm loại bỏ vảy da chết, giúp da thông thoáng và giảm nguy cơ nổi mụn.

các bước chăm sóc da mụn
Tẩy tế bào chết là một trong những bước chăm sóc da mụn quan trọng

Tuy nhiên khi da bị mụn, bạn nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết có kết cấu mềm mịn để hạn chế tổn thương và trầy xước da. Cần hạn chế dùng sản phẩm dạng scrub (hạt) hoặc dạng peel (lột). Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng yến mạch, mật ong và cám gạo để làm mặt nạ dưỡng ẩm và loại bỏ vảy da chết.

Bước 4: Xịt khoáng hoặc dùng toner

Xịt khoáng và toner (nước cân bằng da) có tác dụng dưỡng ẩm nhẹ, làm dịu và cân bằng độ pH trên da. Vì vậy sau khi rửa mặt, bạn nên dùng toner hoặc xịt khoáng để giảm tình trạng da khô căng, bong tróc và khó chịu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn một số toner và xịt khoáng dành cho da dầu mụn để hỗ trợ kiểm soát hoạt động bài tiết dầu thừa, se khít lỗ chân lông, sát trùng nhẹ và giảm viêm đỏ ở nốt mụn.

Bước 5: Dùng sản phẩm đặc trị mụn

Khi toner và xịt khoáng thẩm thấu vào da hoàn toàn, bạn cần sử dụng sản phẩm đặc trị để làm khô nhân mụn, giảm viêm và ngăn ngừa tình trạng mụn lây lan.

các bước chăm sóc da mụn
Có thể dùng tinh dầu tràm trà và một số thành phần hóa học để giảm mụn, kháng khuẩn và sát trùng da

Nên dùng sản phẩm trị mụn có chứa một trong các thành phần đặc trị sau:

  • Acid salicylic (BHA): Acid salicylic là một loại axit gốc dầu và có khả năng thâm nhập vào lỗ chân lông. Hoạt chất này có tác dụng tẩy tế bào chết, loại bỏ bã nhờn ứ đọng trong nang lông và sát khuẩn nhẹ. Ngoài ra, BHA còn giảm viêm ở nốt mụn và giúp mụn khô nhanh hơn.
  • Tea tree oil (tinh dầu tràm trà): Tinh dầu tràm trà là thành phần tự nhiên được chiết xuất từ loại thực vật cùng tên. Thành phần này có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn và giảm bài tiết dầu hiệu quả. Chấm tinh dầu tràm trà lên nốt mụn giúp tiêu diệt vi khuẩn P. acnes, giảm viêm sưng và hỗ trợ đẩy cồi mụn.
  • Benzoyl peroxide: Benzoyl peroxide có tác dụng ức chế vi khuẩn P. acnes. Hoạt chất này hoạt động bằng cách đưa oxy vào nang mụn khiến vi khuẩn bị vô hiệu hóa và tiêu diệt. Ngoài ra, Benzoyl peroxide còn khiến da bong lớp sừng và đẩy nhân mụn lên bề mặt da.

Ngoài ra dựa vào mức độ mụn viêm, loại da và các yếu tố đi kèm, bác sĩ Da liễu có thể chỉ định thuốc bôi đặc trị có chứa một số thành phần khác như AHA, Retinol, PHA,…

Bước 6: Sử dụng kem dưỡng có kết cấu lỏng

Nhiều người quan niệm rằng làn da dầu và mụn thường không phải sử dụng kem dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế, mọi loại da đều cần được dưỡng ẩm thường xuyên.

Với làn da mụn và nhiều dầu, bạn nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có kết cấu mỏng nhẹ và dễ thấm để tránh nguy cơ bít tắc lỗ chân lông. Khi da được cung cấp đủ ẩm, nang lông sẽ giảm hoạt động bài tiết dầu thừa và hạn chế nguy cơ hình thành mụn trứng cá dạng nang.

Bước 7: Dùng kem chống nắng

Tia UVA và UVB trong ánh nắng có thể khiến da đổ nhiều dầu, tối màu và dễ gây sẹo mụn. Vì vậy bạn cần dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 35 trở lên nhằm bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng và một số yếu tố từ môi trường như bụi bẩn, gió, nhiệt độ,…

các bước chăm sóc da mụn
Cần dùng kem chống nắng thường xuyên để bảo vệ da trước hại của tia UV

Kem chống nắng là một trong những bước chăm sóc da mụn quan trọng mà nhiều người bỏ qua. Chính vì vậy tình trạng mụn có thể tái diễn, gây thâm sẹo và tổn thương hàng rào bảo vệ da. Bên cạnh đó để giảm ảnh hưởng từ tia cực tím, bạn cần mặc áo khoác, đội mũ và đeo khẩu trang khi di chuyển dưới trời nắng.

Bước 8: Có thể dùng giấy thấm dầu

Khi bị mụn, da thường có xu hướng đổ nhiều dầu hơn bình thường. Dầu thừa được sản sinh quá mức khiến bề mặt da bí bách, rít, khó chịu và dễ gây mụn. Do đó bạn nên sử dụng giấy thấm dầu thường xuyên để loại bỏ dầu thừa và bã nhờn trong lỗ chân lông.

Một số lưu ý khi chăm sóc da mụn

Ngoài các bước chăm sóc da mụn trên, bạn cần lưu ý một số thông tin cần thiết nhằm hỗ trợ giảm mụn và tăng sức đề kháng cho da.

1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bên cạnh các yếu tố từ môi trường, làn da còn chịu ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng. Thường xuyên uống rượu bia, cà phê, dùng thức ăn nhanh và đồ hộp có thể khiến da đổ nhiều dầu, thâm sạm và nổi mụn viêm.

Chính vì vậy trong thời gian điều trị mụn, bạn cần hạn chế các thực phẩm và thức uống nói trên, đồng thời cần bổ sung một số thực phẩm lành mạnh như:

các bước chăm sóc da mụn
Chế độ ăn khoa học có thể làm giảm mụn và cải thiện sức khỏe của làn da
  • Rau xanh và trái cây: Rau xanh và trái cây là nhóm thực phẩm tốt cho da mụn. Các vitamin, khoáng chất, nước và chất chống oxy hóa trong nhóm thực phẩm này có thể điều hòa hoạt động tiết bã nhờn, giảm viêm và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong.
  • Uống nhiều nước: Khi bị mụn, bạn nên uống nhiều nước nhằm cung cấp độ ẩm cho da và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Uống đủ nước còn có thể tăng tốc độ hồi phục, giảm nguy cơ thâm sạm và hạn chế hình thành các nốt mụn mới.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm có đặc tính sát trùng, kháng viêm, điều hòa hoạt động tiết bã nhờn và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. Vì vậy bạn nên tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu mụn như hàu, tôm, thịt bò, gạo lứt, đậu phộng, hạt chia, hạnh nhân,…

2. Không chạm tay lên nốt mụn

Da tay thường chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại. Nếu thường xuyên chạm tay lên nốt mụn, vi khuẩn có thể xâm nhập vào nang lông, kết hợp với khuẩn P. acnes gây tổn thương da sâu, phá vỡ collagen, elastin và gây sẹo lõm.

cách chăm sóc da mụn đúng cách
Cần thay đổi thói quen chạm tay vào nốt mụn và da mặt

Vì vậy bạn cần hạn chế chạm tay vào da mặt và các nốt mụn. Khi sử dụng thuốc chấm mụn và các sản phẩm chăm sóc da khác, nên rửa sạch tay với xà phòng để giảm nguy cơ viêm nhiễm.

3. Tránh tự ý nặn mụn

Tự ý nặn mụn có thể khiến da bị tổn thương, sưng đỏ và nhiễm trùng. Hơn nữa nặn mụn không đúng cách thường gây sót nhân mụn và khiến tình trạng tái phát nhiều lần.

cách chăm sóc da mụn tại nhà
Tự ý nặn mụn có thể gây sót nhân mụn, tổn thương da và tăng nguy cơ viêm nhiễm

Để được làm sạch nhân mụn và giảm tổn thương da, bạn nên nặn mụn tại các trung tâm chăm sóc da uy tín và các bệnh viện có chuyên khoa da liễu. Tại đây nhân viên y tế sẽ tiến hành làm sạch da, xông hơi và nặn mụn theo đúng trình tự.

4. Thường xuyên xông da mặt

Bên cạnh đó, bạn cần xông da mặt từ 1 – 2 lần/ tuần. Biện pháp này giúp làm giãn nở lỗ chân lông, loại bỏ dầu thừa, bã nhờn và loại bỏ vi khuẩn có hại. Để tăng tác dụng trị mụn, bạn có thể xông hơi cùng với gừng, sả, bạc hà, tinh dầu tràm trà,… Sau khi xông hơi, nên rửa sạch da với nước lạnh hoặc chườm đá để se khít lỗ chân lông và giảm nốt mụn sưng đỏ.

5. Một số biện pháp khác

Ngoài ra, bạn cần thực hiện đồng thời với một số biện pháp như sau:

cách chăm sóc da mụn tại nhà
Để hỗ trợ điều trị mụn và ngăn ngừa tái phát, cần giảm căng thẳng và làm việc quá sức
  • Vệ sinh vỏ gối, mền và drap giường: Vi khuẩn, nấm có thể tích tụ và phát triển ở mền, vỏ gối, khăn mặt,… Vì vậy bạn cần vệ sinh các vật dụng này thường xuyên để hỗ trợ điều trị mụn và ngăn ngừa mụn tái phát.
  • Làm sạch cọ trang điểm thường xuyên: Cọ trang điểm có thể chứa vi khuẩn, hóa chất và nấm có hại cho da. Do đó nên làm sạch dụng cụ trang điểm thường xuyên để tránh gây viêm nhiễm da và khiến mụn bùng phát mạnh.
  • Tránh thức khuya và căng thẳng: Mụn có thể là hệ quả do căng thẳng và thức khuya trong thời gian dài. Thói quen này thường gây suy giảm sức khỏe, rối loạn nội tiết và tăng hoạt động sản sinh dầu thừa của nang lông.
  • Hạn chế trang điểm: Trang điểm thường xuyên có thể khiến da bí bách, khó chịu và đổ nhiều dầu. Đây là điều trị thuận lợi để vi khuẩn P. acnes bùng phát mạnh, gây viêm đỏ và mủ ở nang lông. Vì vậy khi da bị mụn, bạn cần hạn chế tần suất trang điểm.

Hy vọng qua các cách chăm sóc da mụn trong bài viết bạn có thể dễ dàng thiết lập chu trình dưỡng da phù hợp. Với những trường hợp mụn nổi ồ ạt do nội tiết hoặc nhiễm corticoid, bạn nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và chỉ định các loại thuốc điều trị đặc hiệu.

Tham khảo thêm: 

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *