Cách hỗ trợ chữa á sừng bằng lá trầu không giúp sạch da giảm ngứa

Chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không là mẹo dân gian được rất nhiều người áp dụng tại nhà và mang lại hiệu quả. Thành phần hoạt chất bên trong lá trầu không sau khi thẩm thấu vào da sẽ có tác dụng loại bỏ tác nhân gây hại, làm sạch da và giảm ngứa. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách sử dụng lá trầu không để điều trị á sừng giúp mang lại hiệu quả tốt nhất.

Dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng là mẹo dân gian rất an toàn và hiệu quả
Dùng lá trầu không chữa bệnh á sừng là mẹo dân gian rất an toàn và hiệu quả

Công dụng của lá trầu không trong điều trị bệnh á sừng

Lá trầu không là loại dược liệu được sử dụng rất nhiều trong các mẹo dân gian để cải thiện các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da thông thường như á sừng, viêm da cơ địa, tổ đỉa,… Theo Đông y, lá trầu không có vị cay nồng và tính ấm, có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và làm lành vết thương rất hiệu quả.

Y học hiện đại đã nghiên cứu và chỉ ra, trong lá trầu không có chứa đến 2,4% tinh dầu có khả năng kháng sinh rất mạnh, giúp ức chế sự phát triển và lây lan của nhiều loại vi khuẩn hoặc nấm gây hại. Ngoài ra, thành phần chất chống oxy hóa bên trong lá trầu còn có tác dụng bảo vệ vùng da bị tổn thương khỏi các tác nhân gây hại và hỗ trợ làm lành vết thương hiệu quả.

Vì vậy, sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh á sừng là phương pháp rất an toàn và mang lại hiệu quả. Thành phần hoạt chất bên trong lá trầu sẽ nhanh chóng đẩy lùi cảm giác ngứa ngáy do bệnh gây ra, dần loại bỏ các tế bào bị bệnh giúp hồi phục và tái tạo lại làn da mới.

Hướng dẫn trị bệnh á sừng bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh á sừng bạn có thể thực hiện theo rất nhiều cách khác nhau như nấu nước uống, nấu nước dùng để vệ sinh da và tắm rửa, đắp bã lá trầu không,… Dưới đây là cách thực hiện, bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà:

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Nấu nước lá trầu không để ngâm rửa

Dùng nước nấu lá trầu không vệ sinh da để điều trị bệnh á sừng là phương pháp rất đơn giản và dễ thực hiện. Thành phần hoạt chất của lá trầu sẽ hòa tan vào trong nước, khi sử dụng để ngâm rửa sẽ loại bỏ tác dụng đẩy lùi các triệu chứng do bệnh gây ra và hỗ trợ phục hồi tổn thương trên da.

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không

– Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối khoảng 15 phút.
  • Sau đó vớt lá trầu ra để cho ráo, vò nát rồi cho vào nồi cùng 2 lít nước.
  • Bắc nồi nước lên bếp đun đến khi sôi lên thì vặn nhỏ lửa.
  • Tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút nữa để tinh chất trong lá trầu tan vào nước thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước thu được pha loãng cùng với nước nước sạch rồi sử dụng để vệ sinh và ngâm rửa vùng da bị bệnh.
  • Tận dụng phần bã trầu chà xát lên vùng da bị á sừng để nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Nếu bị á sừng ở đầu thì bạn có thể sử dụng nước lá trầu không gội đầu để điều trị bệnh.

Uống nước lá trầu không

Chữa bệnh á sừng bằng cách uống nước lá trầu không
Chữa bệnh á sừng bằng cách uống nước nấu lá trầu không

Bên cạnh phương pháp hỗ trợ điều trị ở bên ngoài bạn cũng có thể sử dụng loại dược liệu này nấu nước uống hàng ngày để hỗ trợ cải thiện từ bên trong. Tuy nhiên, đây là loại dược liệu có tính nóng bạn chỉ nên sử dụng với hàm lượng vừa phải để tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

– Nguyên liệu:

  • 1 nắm lá trầu không bánh tẻ

– Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để sát khuẩn.
  • Sau khoảng 15 phút thì vớt lá trầu ra để cho ráo nước, dùng dao thái nhỏ.
  • Cho lá trầu đã thái nhỏ vào nồi với lượng nước vừa phải.
  • Bắc nồi lên bếp đun sôi trong khoảng 10 phút thì tắt bếp.
  • Chắt lấy lượng nước thu được, chia thành 2 phần để sử dụng trong ngày.

Bài thuốc đắp lá trầu không

Đắp lá trầu không để điều trị á sừng thường được áp dụng cho những trường hợp bệnh phát triển ở các vị trí thuận lợi như bàn tay, bàn chân hoặc là cẳng tay. Bạn chỉ cần dùng lá trầu giã nát đắp lên vùng da cần điều trị, để yên như vậy cho các hoạt chất trong dược liệu thẩm thấu sâu vào da và phát huy công dụng.

– Nguyên liệu:

  • Lá trầu không tươi

– Cách thực hiện: 

  • Lá trầu không đem rửa sạch với nước để loại bỏ bớt bụi bẩn bám trên lá.
  • Sau đó cho vào nước muối loãng ngâm khoảng 15 phút để sát khuẩn.
  • Vớt lá trầu ra để cho ráo nước, dùng dao thái nhỏ rồi cho vào cối giã nát.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị á sừng rồi dùng khăn sạch lau khô.
  • Đắp lá trầu không đã giã nát lên vùng da cần điều trị rồi dùng băng gạc cố định lại.
  • Để yên như vậy trong khoảng 30 phút thì tháo ra, rửa da lại với nước sạch.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày một lần để có thể đẩy lùi triệu chứng của bệnh.

Bôi nước lá trầu không chữa á sừng

Thành phần hoạt chất bên trong lá trầu có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh á sừng rất hiệu quả
Thành phần hoạt chất trong lá trầu không có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh á sừng hiệu quả

Dùng nước cốt lá trầu không bôi lên da để điều trị á sừng là phương pháp rất thích hợp sử dụng cho những trường hợp vùng da tổn thương lan rộng, vùng da cần điều trị xuất hiện ở những vị trí không thuận lợi. Cách thực hiện rất đơn giản bạn có thể làm theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:

  • 100 gram lá trầu không tươi

– Cách thực hiện:

  • Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn.
  • Vớt lá trầu ra để cho ráo nước rồi cho vào cối giã nhuyễn.
  • Sau đó cho vào cối một ít nước sạch và vắt lấy phần nước cốt.
  • Sử dụng nước cốt lá trầu bôi lên vùng da bị á sừng cần điều trị.
  • Áp dụng cách này từ 3 – 5 lần/ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
  • Bạn cũng có thể điều trị bằng cách sử dụng kết hợp các bôi nước lá trầu vào ban ngày và đắp bã trầu vào ban đêm giúp nâng cao hiệu quả mang lại.

Chữa á sừng bằng trầu không và bồ kết

Sử dụng lá trầu không kết hợp với bồ kết nấu nước để vệ sinh da cũng là phương pháp điều trị bệnh á sừng được rất nhiều người áp dụng. Thành phần hoạt chất saponin bên trong bồ kết có khả năng kháng viêm, loại bỏ tác nhân gây hại trên da và làm sạch da rất hiệu quả. Việc dùng hai loại dược liệu trên để điều trị á sừng sẽ giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

– Nguyên liệu:

  • 10 lá trầu không
  • 5 quả bồ kết khô

– Cách thực hiện:

  • Lá trầu đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn bám trên lá.
  • Bồ kết khô đem rửa sạch rồi cắt thành khúc ngắn.
  • Cho lá trầu và bồ kết vào nồi đun cùng với 1 lít nước.
  • Khi nước sôi lên thì hạ nhỏ lửa và tiếp tục đun khoảng 20 phút thì tắt bếp.
  • Đổ nước ra chậu lớn, pha thêm một ít nước lạnh cho nguội bớt.
  • Sử dụng nước này để ngâm rửa vùng da bị á sừng trong khoảng 20 phút.
  • Kiên trì áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, sau một thời gian tình trạng bệnh sẽ được cải thiện.

Sử dụng lá trầu không kết hợp với nhiều loại dược liệu khác

Dùng lá trầu không kết hợp với bèo hoa dâu và rau răm là phương pháp thường được sử dụng để điều trị bệnh á sừng ở đầu ngón tay giúp mang lại hiệu quả rất tốt. Dưới đây cách thực hiện bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà:

Dùng kết hợp lá trầu không, rau răm và bèo hoa dâu để điều trị á sừng ở ngón tay
Dùng kết hợp lá trầu không, rau răm và bèo hoa dâu để điều trị á sừng ở ngón tay

– Nguyên liệu:

  • 7 lá trầu tươi bánh tẻ
  • 10 lá bèo hoa dâu
  • 2 nắm rau răm
  • Một thìa muối hạt

– Cách thực hiện:

  • Các nguyên liệu trên đem rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn gây hại còn tồn tại trên lá.
  • Vớt tất cả các loại dược liệu trên ra, để cho ráo nước rồi cho vào nồi đun cùng với 3 lít nước.
  • Đun trong khoảng 20 phút thì cho muối vào khuấy đều đến khi tan hết thì tắt bếp.
  • Gạn lấy 1/5 lượng nước nấu để cho nguội bớt rồi sử dụng để uống.
  • Phần nước còn lại sử dụng để vệ sinh và ngâm rửa vùng da bị á sừng.
  • Áp dụng cách này đều đặn 2 lần/ngày, kiên trì thực hiện cho đến khi bệnh được cải thiện hoàn toàn.

Một số lưu ý khi chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không để điều trị bệnh á sừng là mẹo dân gian rất an toàn và lành tính. Tuy nhiên người bệnh cũng phải lưu ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại:

  • Sử dụng lá trầu không chữa bệnh á sừng là mẹo dân gian nên hiệu quả của chúng mang lại rất chậm, bạn cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian dài mới đem lại hiệu quả như mong muốn. 
  • Phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả đối với những trường hợp á sừng ở mức độ nhẹ, chưa chuyển biến nặng và gây ra các biến chứng không mong muốn. Ngoài ra, hiệu quả chúng mang lại còn phụ thuộc vào mức độ bệnh trạng và cơ địa của mỗi người.
  • Nên thực hiện điều trị bệnh bằng lá trầu còn tươi và không bị sâu bệnh, tốt nhất bạn nên sử dụng lá trầu được trồng quanh nhà và không chứa các loại hóa chất độc hại.
  • Trước khi điều trị á sừng người bệnh cần phải vệ sinh da thật sạch sẽ và ngâm nước muối loãng các nguyên liệu sử dụng để điều trị bệnh nhằm sát khuẩn, loại bỏ các vi khuẩn có hại.
  • Sử dụng lá trầu không điều trị á sừng là phương phát rất an toàn và lành tính, tuy nhiên người bệnh vẫn nên tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng và cách dùng trước khi thực áp dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả mang lại.
  • Chỉ nên sử dụng nước lá trầu để uống và vệ sinh da điều trị bệnh trong ngày, tuyệt đối không được sử dụng khi đã để qua đêm sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hiệu quả mang lại.
  • Người bệnh tuyệt đối không được dùng tay cào gãi, chà xát hoặc là bóc vảy vùng da bị bệnh. Điều này sẽ khiến da bị tổn thương, vi khuẩn dễ xâm nhập vào bên trong da gây nhiễm trùng.
  • Không nên tiếp xúc với các hóa chất gây hại, chất tẩy rửa chúng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn. Nếu làm việc trong môi trường phải tiếp xúc với chúng thì bạn nên có các biện pháp bảo vệ vùng da bị tổn thương như đeo găng tay,…
  • Thường xuyên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, cắt ngắn móng tay để loại bỏ vi khuẩn gây hại trên da và hạn chế tổn thương đến vùng da bị bệnh.
  • Nên có các biện pháp chăm sóc da hợp lý sẽ có tác dụng đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra như bôi kem dưỡng ẩm để bổ sung độ ẩm, giúp da trở nên mềm mịn và đẩy lùi cơn ngứa hiệu quả.
Bôi kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho da và đẩy lùi triệu chứng ngứa ngáy
Bôi kem dưỡng ẩm giúp cung cấp độ ẩm cho da và giảm ngứa ngáy
  • Tăng cường sử dụng các loại rau xanh và hoa quả tươi để bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể như cam, bưởi, giá đỗ, cà rốt,… Hạn chế sử dụng đồ cay nóng và các loại thực phẩm dễ gây dị ứng khiến tình trạng ngứa trở nên dữ dội hơn như hải sản, đậu phộng, sữa,…
  • Uống nhiều nước giúp giữ ẩm cho da và quá trình đào thải độc tố diễn ra tốt hơn. Tuyệt đối không được sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,…
  • Xây dựng lối sống sinh hoạt và khoa học sẽ có tác động rất tích cực đến quá trình điều trị bệnh như tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ngủ đúng giờ và đủ giấc,…
  • Sau một thời gian dài áp dụng phương pháp này để điều trị á sừng mà bệnh vẫn không có dấu hiệu chuyển biến tốt hoặc có các triệu chứng bất thường thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị tích cực.

Trên đây là các cách chữa bệnh á sừng bằng lá trầu không giúp làm sạch da và giảm ngứa rất tốt, bạn có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên phương pháp này chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ, còn những trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng thì tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/01/2023

Bình luận (32)

  1. Liễu Huệ says: Trả lời

    Á sừng nhẹ thôi, chứ nặng thì dùng cách này không bao giờ khỏi hết, tôi thử rồi

  2. Trần Vũ KP says: Trả lời

    Khi chưa có bầu em cũng đắp lá với uống nước lá trầu không suốt, mà giờ đang bầu tháng thư 4 rồi nên em sợ, không biết dùng có làm sao không

    1. Triệu Thu Trang says: Trả lời

      Bầu bì thì kiêng được cái gì thì kiêng, bôi rửa bên ngoài thì được chứ không được uống. Bầu bí không phải muốn uống cái gì thì có thể uống được đâu, vậy nên phải tuân thủ ý kiến bác sĩ

  3. Ji Han says: Trả lời

    Ở thành phố thì kiếm đâu ra lá bèo hoa dâu vậy các bác, khổ thật đấy cahwcs chỉ dùng được mỗi trầu không thôi

  4. Huỳnh Thanh says: Trả lời

    Hơn 1 tháng nay vùng da ngón tay mình nổi mấy nốt mụn nước, ngưa ngứa, mới đầu cũng không để tâm lắm, cứ nghĩ là con gì cắn hay sao đấy, nhưng mấy ngày trở lại đây, nó nổi nhiều hơn, còn xuất hiện cả vùng móng tay nữa, mình không biết là có phải bị á sừng không nữa, mình mới bị thì dùng lá trông không thì cũng nhanh khỏi thôi nhỉ

    1. Ph Khan T1 says: Trả lời

      Đã biết gì bị bệnh gì đâu mà dùng, đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác đã, chữa bệnh mà cứ như thầy bói xem voi thế này thì không ổn đâu

    2. Cỏ-Dại says: Trả lời

      Triệu chứng thì giống bị viêm da cơ địa á sừng đấy, nhưng mới bị thì nên điều trị cho dứt điểm, chứ đừng lai rai sau này bệnh càng ngày chuyển sang mạn thì muốn chữa cũng không kịp

    3. Lala Bảo Dương says: Trả lời

      Tôi thấy mấy bệnh viêm da cứ nên đi chữa chuyên khoa là khỏe nhất, nhiều người cứ nghe báo mạng làm cái này cái kia giờ thành ra da lở loét hết. Muốn chữa cho khỏi hẳn thì đến tt da liễu đông y, vừa an toàn, mà cũng toàn thảo dược tự nhiên chứ không trộn tây y hay gì hết, đọc thêm bài này để biết mà đi khám này https://www.trungtamdalieudongy.com/tam-biet-lan-da-a-sung-bong-troc-nut-ne-voi-bai-thuoc-an-bi-thang.html

  5. manh_ung says: Trả lời

    a sưng ma chưa theo cach dân gian thi không ăn thua

  6. An Nhiên says: Trả lời

    Trẻ em mà bị á sừng dùng lá trầu không này được không, mẹ nào cho con dùng rồi thì chỉ mình với

    1. Mộng Bất Tỉnh 9 says: Trả lời

      Trẻ con thì nên đưa đi khám bác sĩ chuyên gia, chứ lá trầu không tính nóng lắm, da trẻ thì nhạy cảm hơn da người lớn nên khi dùng cẩn thận không lại bỏng

    2. 2020 says: Trả lời

      Ngâm rửa thì vẫn được nha, nhưng phải rửa sạch lá trầu không ngâm qua với nước muối trước rồi hãng đun lấy nước, mà cái này thì người lớn hay trẻ em thì vẫn nên làm để sát khuẩn trước

    3. Chang says: Trả lời

      Con mình cũng bị nhưng mình chưa bao giò dùng các cách dân gian cho con cả, đầu tiên là nó chưa được kiểm chứng một cách chính xác mà chỉ dựa vào cơ địa mỗi người, thứ 2 là độc tố, nhiều loại lá mình dùng đối với người lớn thì không làm sao chứ đối với trẻ con là cả một vấn đề đấy

  7. Hà Ngọc Thùy Dương says: Trả lời

    Ai dùng mà thấy hiệu quả chưa, chứ vùng gót chân mình giờ nứt thành rãnh rồi, đi lại động chạm gì là đau lắm

    1. Kiều Em says: Trả lời

      M đây bị á sừng hơn 1 năm, cũng vùng gót chân 2 bên luôn, m có làm theo các cách này rồi, dùng tầm mấy tháng sau mới có hiệu quả, ngưng dùng là lại bị tiếp chứ không dứt được.Đang nghĩ chắc phải sống với cái này suốt đời mất thì may 3 tháng trước, bác hàng xóm sau khi sang nhà m chơi thì mới biết tình trạng bệnh của m, rồi bác giới thiệu cho đến trung tâm da liễu đông y, bác bảo ở đây chuyên chữa các bệnh da liễu, mà có tiếng lắm, sau khi lên mạng tìm hiểu thì thấy trung tâm cũng là nơi uy tín nên m đến đây khám luôn. Trung tâm khám chữa về đông y nhưng nhìn cơ sở vật chất hiện đại lắm, chất lượng dịch vụ ở đây cũng ở đẳng cấp khác, chu đáo mà nhiệt tình. Khám đâu ra đấy xong thì bác sĩ kê đơn thuốc, bác còn dặn m các vấn đề khi dùng thuốc cũng như chế độ kiêng kem, bác tận tâm, tuần nào cũng gọi điện hỏi thăm nữa cơ. Mà thuốc này nhá, uống 2 tuần là thấy hiệu quả luôn, chỗ da nứt nẻ đang dần se khít lại, vùng da chỗ khác cũng không còn bong tróc vảy nhiều nữa. Hơn 1 tháng dùng thì da đã mềm hơn, vùng da tổn thương lúc trước cũng đã liền lại, hết liệu trình dùng là đã được như bình thường rồi, đi lại không đau gì nữa luôn, mà cảm giác da chân mềm chứ không thô cứng như trước. Bạn điều trị thì nên đến trung tâm mua thuốc mà điều trị luôn, chứ dùng lá trầu không này thì lâu lắm mà hiệu quả thì không được lâu

    2. Link MInky says: Trả lời

      Thuốc phải sắc gì không bạn, bên trung tâm có dịch vụ sắc hộ không, chứ cả ngày đi làm có thời gian đâu

      1. Khánh Linh Phạm says:

        Không phải sắc gì lỉnh kỉnh hết, thuốc được bào chế thành dạng cao rồi nên khi uống hòa tan với một ít nước sôi là được thôi, mà thuốc nào cũng được đóng thành lọ hết rồi, thuốc bôi thuốc xịt cũng rất tiện lợi, thuốc ngâm thì cũng được đóng thành từng gói nhỏ, lúc nào dùng thì lấy ra đun với nước sôi là được, mà ngâm vào buổi tối cũng giúp thư giãn hơn, tối ngủ cũng ngon hơn

  8. Nhật Quỳnh Min says: Trả lời

    Đọc cái tác dụng của lá trầu không với tỏi cũng tương tự nhau mà, có gì hơn đâu nhỉ, sao không thấy ai bảo dùng tỏi ta

    1. Mai TH says: Trả lời

      Chắc trầu không rẻ hơn chăng, trầu không chỉ cần 1 nắm là đủ rồi, nấu nước rửa, nước uống, nước bôi, bã đắp, chứ tỏi thì biết dùng bao nhiêu cho đủ. Tỏi hợp với ăn trực tiếp nhất, mỗi buổi sáng ăn một vài tép tỏi là giúp tăng cường sức đề kháng nhất

  9. Tuyền_Híp says: Trả lời

    Em bị á sừng cả tay và chân, cũng đã dùng là trầu không này rồi nhưng cũng chẳng ăn thua mấy, chỉ thấy cái dùng lá trầu không với bồ kết là đỡ được bệnh, nhưng lại chỉ được một thời gian thôi, sau lại vẫn bị tiếp mà da em ngâm nhiều trầu không nó cứ thâm thâm, em nghe nhiều người nói dùng thuốc đông y rất tốt , khỏi được bệnh này nên em đang có ý định dùng

    1. Hương Trà Đắng says: Trả lời

      Mình thì chưa dùng các cách dân gian bao giờ nên không biết, đợt mình phát hiện bị á sừng là được người nhà bảo đến trung tâm da liễu đông y khám luôn. Uống thuốc hơn 2 tháng là khỏi, cũng hơn 1 năm không thấy vấn đề gì cũng như bị lại ấy, bạn đến khám xem thế nào

    2. Liv says: Trả lời

      Mới bị như bạn thì may là chữa được, chứ á sừng mà bị lâu thì khó chữa khỏi lắm, với từ trước giờ thấy ai bị á sừng cũng bảo bệnh này chỉ chữa được triệu chứng thôi chứ không chữa khỏi hẳn được đâu, Mà điều lưu ý nếu mà bị bệnh này ở tay thì phải đeo găng tay khi rửa bát nếu không thì còn lâu mới có thể khỏi được

    3. Bưởi CHín says: Trả lời

      Tôi hơn 5 năm chạy chữa mọi cách để chữa viêm da á sừng, dân gian thuốc tây thuốc đông đủ cả mà không đỡ, đợt này được người giới thiệu cho an bì thang của trung tâm da liễu đông y, uống hơn 1 tháng rồi nên chưa biết có phòng tái phát không nhưng tôi thấy hiệu quả bây giờ đã rất tốt rồi, da không còn bong tróc nứt nẻ gì, da cũng mềm hơn, mọi người nên đọc bài này nếu như cũng muốn điều trị bằng thuốc đông y https://vhea.org.vn/bai-thuoc-an-bi-thang-dieu-tri-benh-a-sung-co-hieu-qua-thuc-hay-chi-la-loi-don-dai-28806.html

    4. Thu Trang Đặng says: Trả lời

      Có cách nào bán cho khách tỉnh lẻ không đi khám được không ạ, chứ nhìn địa chỉ xa quá, có ở HN với HCM thôi

      1. KhÁnh BiẾng says:

        B lh hotline 0972 196 616 này, trk m cũng lh qua đây để nhờ gửi thuốc về đấy, mà lh qua zalo để bsi ngta còn dễ lh cũng như khám cho nhá

  10. Thanh Ngân Hà says: Trả lời

    Tui đã thử hết các cách trên với lá trầu không và chỉ nhắc mọi người một câu thôi, đừng bao giờ uống lá trầu không nhé, chữa bệnh đâu không thấy chỉ thấy buồn ói cồn cào hết cả ruột lên thôi

    1. Lê Thị Ngọc Loan says: Trả lời

      Ngủi mùi đã thấy không ổn rồi chứ đừng nói uống, nó đăng đắng lợ lợ nghĩ lại thấy muốn nôn quá, mà nhiều lúc uống vào bị say nữa, mặt mày nóng bừng như vừa uống bia uống rượu vậy

    2. Bảo Bình45 says: Trả lời

      Mình thấy khó uống nhưng quen rồi cũng thấy uống được mà, với lại nấu ít trầu không rồi bỏ nhiều nước vào thì đỡ hơn ý, nhưng tác dụng thì không hiệu quả lắm thì phải, mình chỉ có uống một vài bữa rồi bỏ

      1. Vy Vy says:

        Như b làm thì còn đâu tác dụng nữa, phải đủ lượng trầu không như người ta bảo kia kìa. Theo mình nghĩ uống thì có thể uống thuốc còn lá trầu không thì chỉ nên bôi thôi

  11. Giang Gin says: Trả lời

    Lần đầu nghe đến lá trầu không chữa được á sừng đó, ghê ghê, để lát về qua chợ mua vài lá về làm thử mới được

    1. Hoàng Thanh Thảo says: Trả lời

      Cách này lâu rồi mà, mà mua nhiều nhiều chứ vài lá có tác dụng gì, làm thì phải làm thường xuyên và liên tục, nếu ra chợ mua thì mua mấy bà bán đồ lễ mà bán cả cau đấy, mua của mấy bà bán rau không có đau

    2. Thúy says: Trả lời

      Dùng phải kiên trì trong thời gian dài cơ, chứ mới dùng không thấy hiệu quả đâu bạn, nếu có nhiều lá trầu ấy thì giã lát ra rồi đắp vào chỗ bị á sừng đấy, đắp này hiệu quả hơn so với ngâm nhiều lần

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *