Cách chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc Nam hiệu quả

Điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc nam được khá nhiều bệnh nhân lựa chọn và điều trị thành công. Bản chất, những bài thuốc nam xuất phát từ các nguyên liệu lành tính, có sẵn trong tự nhiên như lá cây thiên lý, rau diếp cá, hoa hòe, cây lá bỏng, cây xấu hổ, quả sung,… người bệnh có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng mà không lo sợ đến tác dụng phụ của thuốc.

Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc nam vừa an toàn, vừa hiệu quả, được nhiều bệnh nhân áp dụng điều trị và thành công
Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng các bài thuốc nam vừa an toàn, vừa hiệu quả, được nhiều bệnh nhân áp dụng điều trị và thành công

Tại sao nhiều người điều trị bệnh trĩ bằng các bài thuốc nam?

Không quá khó hiểu để tìm ra câu trả lời vì sao nhiều người thích sử dụng “cây cỏ lá vườn” để chữa bệnh trĩ. Với bản chất lành tính, có sẵn có trong tự nhiên, ít có tác dụng phụ, nhiều đối tượng có thể sử dụng, đặc biệt nguyên liệu vừa dễ kiếm lại rẻ tiền nên rất nhiều đối tượng ưu chuộng và áp dụng điều trị.

Những nguyên liệu có thể có ngay trong vườn nhà bạn hoặc quanh nơi bạn sống. Chỉ một nắm lá cây “thuốc” hay một vài quả cũng có thể giúp bạn bào chế để cải thiện bệnh trĩ. Tuy nhiên, với công nghệ 4.0 ngày càng phát triển, thông tin trên mạng ngày càng nhiều khiến không ít cho bệnh nhân hoang mang không biết đâu là thông tin chính xác nhất. Trong bài viết ngày hôm nay, trang vpeg.vn sẽ giúp người bệnh “sàng lọc” thông tin và đưa ra những vị thuốc nam nào thực sự có ích.

Những bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả người bệnh nên biết

Cơn ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn trực tràng hay những cơn đau rát sẽ không còn cơ hội quấy rối bạn, nếu bạn biết đến 13 dược liệu có sẵn trong tự nhiên dưới đây. Nếu bạn đang nghi ngờ bản thân đang mắc bệnh trĩ, có thể áp dụng một trong số bài thuốc nam dưới đây để cải thiện bệnh lý.

1. Cách dùng tỏi trị bệnh trĩ hiệu quả

Tỏi được biết đến là loại gia vị thông dụng trong gia đình và cũng là vị thuốc quý được dân gian sử dụng khác nhiều. Trong loại gia vị này rất giàu thành phần allicin, đây thành phần hoạt chất có tác dụng khử các vi khuẩn, virus gây hại. Bên cạnh đó, một số thành phần khác cải thiện tình trạng viêm ở vùng hậu môn, củng cố thành mạch máu ở trực tràng.

Để trị bệnh trĩ, tỏi được bào chế và sử dụng thành nhiều bài thuốc khác nhau như làm thành thuốc đận để đặt vào hậu môn, làm thuốc bôi lên búi trĩ, ép lấy nước cốt, ngậm rượu tỏi tươi hay sử dụng trực tiếp đều được. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn hai cách làm thông dụng nhất:

Bài thuốc số 1: Dùng tỏi để làm thành thuốc đạn

  • Chuẩn bị 1 tép tỏi tươi;
  • Lột bỏ hoàn toàn phần vỏ bên ngoài rồi rửa sạch bằng nước;
  • Trước khi thực hiện nước tiếp theo, người bệnh nên vệ sinh sạch sẽ hậu môn và lau ráo nước bằng khăn giấy hoặc khăn bông sạch;
  • Tiến hành thao tác nhét tỏi vào bên trong hậu môn. Cách thực hiện tương tự như việc đặt thuốc đạn. Người bệnh nên thực hiện thao tác từ từ và cố đẩy tỏi vào sâu bên trong;
  • Để yên tép tỏi trong hậu môn và để qua đêm. Chúng giúp kích thích cho việc đại tiện được dễ dàng hơn. Khi đó, chúng tự bị đẩy ra ngoài mà không cần dùng tay để lấy ra khỏi hậu môn;
  • Mỗi tuần thực hiện 3 lần vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc số 2: Ngâm tỏi với rượu trắng

  • Chuẩn bị 50 – 70 gram tỏi tươi cùng với 20 ml rượu trắng 40 độ;
  • Đem tỏi lột sạch vỏ ngoài bên ngoài rồi rửa sạch bằng nước, sau đó đem giã cho nát;
  • Cho toàn bộ phần tỏi đã được giã nát vào trong hũ thủy tinh cùng với phần rượu trắng đã được chuẩn bị. Đậy kín nắp rồi đem cất trữ nơi thoáng mát, sau 15 ngày là có thể sử dụng;
  • Mỗi lần sử dụng 2 muỗng để uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần trước hoặc sau bữa ăn. Hoặc có thể sử dụng để thao trực tiếp vào hậu môn mỗi ngày 3 lần.

Lưu ý, các đối tượng bị tiêu chảy hay có vấn đề về chức năng gan không được khuyến cáo sử dụng tỏi để trị bệnh trĩ.

Trong tỏi có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn
Trong tỏi có chứa các thành phần hoạt chất có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn

2. Dầu dừa chữa bệnh trĩ – Mẹo của dân gian

Dầu dừa là phần tinh dầu được lấy từ phần thịt trắng của trái dừa khô. Thông thường, chúng thường có mùi thơm dễ chịu, màu hơi ngả vàng. Trong tinh dầu dừa chứa đa số là các thành phần vitamin và axit béo có lợi cho sức khỏe như vitamin E, axit capric, axit capylic, axit lauric,… Chính nhờ thành phần axit béo này, dân gian đã đưa dầu dừa vào danh sách “bài thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu quả”. Bởi chúng có công dụng kháng khuẩn, chống viêm, cải thiện tình trạng sưng búi trĩ.

Bài thuốc số 1: Dùng dầu dừa bôi trực tiếp lên búi trĩ

  • Dùng một nhúm bông gòn để thấm một ít dầu dừa;
  • Đắp trực tiếp lên búi trĩ hoặc các vết thương quanh búi trĩ. Người bệnh cần thực hiện thao tác nhẹ nhàng, tránh làm các vết thương trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Giữ yên chừng 10 – 15 phút;
  • Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần và thời điểm tốt nhất để bôi là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc số 2: Điều chế dầu dừa thành thuốc đạn

Đối với các trường hợp bị bệnh trĩ nội, người bệnh nên điều chế dầu dừa thành thuốc đạn để giảm thiểu tối đa chứng khó chịu, đau rát với cách thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị những khay nước có kích thước càng nhỏ càng tốt. Sau đó đem đi làm sạch rồi lau ráo nước;
  • Đổ từ từ dầu dừa nguyên chất vào kín khay. Sau đó, đem bỏ vào ngăn đá của tủ lạnh đến khi đông thành đá là có thể sử dụng;
  • Trước khi thực hiện, người bệnh cần vệ sinh vùng hậu môn bằng nước muối sinh lý. Sử dụng một viên dầu dừa để thoa nhẹ nhàng lên hậu môn, thoa đến khi viên đá nhỏ lại vừa đủ để nhét vào kẽ hậu môn là được;
  • Thực hiện mỗi ngày một lần trước khi đi ngủ hoặc có thể hơn đối với các trường hợp bệnh trĩ nội ở mức độ nặng.

Bên cạnh đó, các đối tượng mắc trĩ ngoại cũng có thể sử dụng cách này nhưng không nhất thiết phải nhét quá sâu vào bên trong.

3. Bí quyết dùng lá lốt cải thiện các biểu hiện của bệnh trĩ

Trong Đông y, lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm và có tác dụng ôn trung, giảm đau, hạ khí, tán hàn, trị đầy bụng, khó tiêu và bệnh trĩ. Bên cạnh đó, loại lá này còn có tác dụng chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn rất hiệu quả. Chính thì thế, chữa bệnh trĩ bằng lá lốt là một giải pháp an toàn và hiệu quả.

Đối với các đối tượng thường xuyên ngứa hậu môn nên áp dụng biện pháp ngâm rửa hậu môn với nước lá lốt và bạn có thể thực hiện ngay tại nhà để cải thiện bệnh lý với cách làm khá đơn giản sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá lốt tươi cùng với 1 – 2 thìa muối biển;
  • Đem lá lốt rửa nhiều lần bằng nước sạch rồi vớt ra để ráo;
  • Cho tất cả các phần lá lốt vừa chuẩn bị vào trong nồi cùng với 1,5 – 2 lít nước lọc, sau đó cho thêm một ít muối và bắt đầu đun sôi;
  • Sử dụng phần nước lá lốt để ngâm rửa hậu môn cho đến khi nước nguội hoàn toàn. Lưu ý, chỉ sử dụng khi nước đã nguội bớt;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
Bài thuốc từ lá lốt giúp nhanh chóng chữa lành các vết thương ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra
Bài thuốc từ lá lốt giúp nhanh chóng chữa lành các vết thương ở hậu môn do bệnh trĩ gây ra

4. Lá trầu không chữa bệnh trĩ hiệu quả không?

Lá trầu không hay còn được gọi là lá trầu, chúng có vị cay nồng, mùi hơi hắc, có tính ấm. Tong Y học cổ truyền, loại lá này có tác dụng kháng nấm, tiêu viêm, sát trùng. Mặt khác, theo nghiên cứu của giới chuyên môn, trong lá trầu không có chứa hai thành phần hoạt chất là batel – phenol và chavicol. Hai thành phần này đóng vai trò khá quan trọng trong việc làm mềm các mô ở vùng hậu môn, giúp mạch máu được lưu thông, các búi trĩ dần se lại. 

Chỉ cần một nắm lá trầu không cùng với một ít muối biển có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ. Cách thực hiện bài thuốc xông hậu môn cũng khá đơn giản, người bệnh có thể tham khảo trình tự thực hiện sau:

  • Tìm mua hoặc tìm hái những loại lá lốt già, còn tươi, sau đó đem đi làm sạch bằng nước hoặc nước muối pha loãng, rồi vớt để ráo nước;
  • Cho các phần lá vào nồi cùng ít muối và 3 – 4 lít nước, sau đó bắt lên bếp để đun sôi;
  • Sau khi nước đủ sôi, người bệnh có thể sử dụng để xông hậu môn và xông cho đến khi nước nguội dần. Để tăng công dụng cải thiện bệnh trĩ, người bệnh có thể sử dụng trực tiếp nước lá lốt để rửa hậu môn;
  • Thực hiện mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.

Trước khi xông nước lá lốt, người bệnh nên vệ sinh hậu môn bằng nước muối sinh lý để loại bỏ bớt các vi khuẩn hoặc virus gây hại.

5. Thực hư khi trị bệnh trĩ bằng cây thiên lý

Trong Đông y, cây thiên lý có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc gan. Nhờ có những tính chất trên, lá cây thiên lý là “vị thuốc” rất phù hợp để cải thiện các vết loét, vết sưng hoặc các vết thương khác do bệnh trĩ gây nên. Đặc biệt hơn, hoa thiên lý có chứa hàm lượng chất xơ khá nhiều. Đây là thành phần giúp cải thiện chứng táo bón (nguyên nhân gây nên bệnh trĩ). Chính vì vậy, người bệnh có thể sử dụng hoa thiên lý để chế biến thành một số món ăn để bổ sung vào thực đơn mỗi ngày. Hoặc sử dụng lá thiên lý để điều chế thành thuốc bôi hậu môn với cách thực hiện sau:

  • Chuẩn bị 100 gram lá thiên lý còn non, không bị sâu đục khoét cùng với 5 gram muối biển;
  • Đem lá thiên lý rửa sạch nhiều lần với nước, rồi vớt để ráo, sau đó giã nhuyễn cùng với một ít muối biển;
  • Chắt lọc lấy phần nước cất, không sử dụng phần bã;
  • Mỗi lần sử dụng, người bệnh lấy một nhúm bông gòn để tẩm thấm nước cất. Sau đó, thoa đều vào lên vùng hậu môn;
  • Thực hiện đều đặn mỗi ngày, hiệu quả sẽ thấy rõ sau 3 – 4 ngày.
Cả hoa và lá thiên lý đều có công dụng chữa bệnh trĩ được dân gian sử dụng
Cả hoa và lá thiên lý đều có công dụng chữa bệnh trĩ được dân gian sử dụng

6. Mẹo dùng rau diếp cá cải thiện bệnh trĩ

Trong danh sách các vị thuốc nam chữa bệnh trĩ thì không thể không nhắc đến rau diếp cá – một trong những loại lá cây được dân gian sử dụng nhiều nhất và được nhiều người bệnh áp dụng thành công. Trong loại lá này có chứa hàm lượng hoạt chất decanonyl acetaldehyde khá lớn. Thành phần này có công dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, ngăn ngừa tình trạng sưng viêm búi trĩ ở hậu môn.

Bài thuốc số 1: Nước ép diếp cá cải thiện bệnh trĩ

  • Đem một nắm lá diếp cá rửa qua nhiều lần với nước lạnh hoặc nước muối pha loãng, sau đó vớt ra để ráo nước;
  • Cho toàn bộ vào máy xay cùng với một ít nước lạnh xay cho nhuyễn;
  • Chắt bỏ phần bã và chỉ lấy phần nước cất để dùng, cho thêm một ít đường nếu dùng chưa quen.

Bài thuốc số 2: Dùng nước rau diếp cá xông hậu môn

  • Đem chừng 200 gram rau diếp cá đem rửa sạch nhiều lần với nước rồi cho vào nồi cùng với 2 – 3 lít nước lạnh;
  • Cho thêm một ít muối rồi đun cho đến khi lá ngả vàng và có thể bắt đầu xông hậu môn;
  • Trước khi xông hậu môn, người bệnh nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý và dùng khăn bông để lau ráo nước;
  • Để phát huy hết công dụng của lá diếp cá, người bệnh có thể sử dụng nước xông để rửa hậu môn (khi kết thúc xông và nước đã nguội hẳn).

7. Cây lá bỏng có chữa khỏi bệnh trĩ?

Cây lá bỏng hay còn gọi là cây sống đời, là loại cây khá quen thuộc thường được trồng để làm cảnh. Ngoài công dụng đem lại giá trị mỹ quan, loại cây này còn được biết đến là vị thuốc chữa bệnh cho con người rất hiệu quả như viêm xoang, viêm họng, đặc biệt là bệnh trĩ ngoại. Lá cây bỏng có tác dụng giải độc, cầm máu, kháng viêm, mang trong mình vị chát, hơi chua, tính mát, rất thích hợp để chữa bệnh trĩ.

Dưới đây là những công thức sử dụng lá cây bỏng để chữa bệnh, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng điều trị tại nhà:

Bài thuốc số 1: Dùng lá cây bỏng đắp hậu môn

  • Người bệnh vệ sinh sạch sẽ hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng, rồi dùng khăn bông sạch để lau ráo nước;
  • Chuẩn bị một nắm lá cây bỏng rồi đem rửa sạch nhiều lần với nước để loại khỏi bụi bẩn và tạp chất;
  • Cho những phần được làm sạch vào trong cối để giã nát, có thể thêm một ít muối để tăng tính sát khuẩn;
  • Đem một lượng vừa đủ đắp lên vết thương ở hậu môn, để nguyên và giữ qua đêm;
  • Rửa lại bằng nước sạch và dùng khăn bông để lau ráo nước.

Bài thuốc số 2: Ăn hoặc nước ép lá cây bỏng tươi để trị bệnh trĩ

  • Đem 100 gram lá cây bỏng rửa qua nước sạch hoặc nước muối pha loãng để loại bỏ những vi khuẩn gây hại;
  • Dùng lá cây bỏng để ăn trực tiếp hoặc xay nhuyễn lấy phần nước cốt để uống.
Người bệnh trĩ có thể sử dụng đồng thời lá cây bỏng để ăn và giã nát để đắp lên hậu môn
Người bệnh trĩ có thể sử dụng đồng thời lá cây bỏng để ăn và giã nát để đắp lên hậu môn

8. Quả đu đủ xanh trị bệnh trĩ ai cũng bất ngờ

Ngoài công dụng là loại ăn quả tuyệt vời, quả đu đủ còn là vị thuốc được dân gian ưa chuộng, dù đơn giản nhưng rất hiệu nghiệm. Nếu được xét trong Đông y, loại quả này có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng mát gan, bổ tỳ, nhuận tràng, tiêu thũng. Để điều trị bệnh trĩ, dân gian thường sử dụng quả đu đủ xanh với cách làm như sau:

  • Đem một quả đu đủ xanh còn tươi, có nhiều mủ rửa sạch nước rồi bổ làm đôi (theo hướng thẳng đứng);
  • Đem mỗi nửa quả đu đủ xanh đắp lên cẳng chân rồi dùng dây mềm buộc lại để khỏi bị tuột. Lưu ý, cuống của quả đu đủ phải hướng lên trên;
  • Thời gian thích hợp để thực hiện là mỗi buổi tối, và giữ nguyên sang sáng ngày hôm sau;
  • Kiên trì thực hiện trong vài ngày, bệnh trĩ sẽ dần thuyên giảm.

9. Dùng cây huyết dụ trị bệnh trĩ

Cây huyết dụ được dân gian sử dụng khá nhiều để trị cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Với công dụng bổ huyết, cầm máu, tiêu huyết, giảm đau, loại cây này rất phù hợp để trở thành vị thần dược cải thiện bệnh trĩ.

Bài thuốc số 1: Dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ nội

  • Chuẩn bị 40 gram lá huyết dụ tươi cùng với lá bỏng và lá băn mỗi vị 20 gram;
  • Đem tất cả các vị thuốc trên rửa qua nhiều lần với nước rồi đem đi phơi nắng hoặc sấy khô;
  • Sau khi khô, cho ba vị thuốc vào trong nồi cùng với một lượng nước phù hợp rồi bắt lên bếp để sắc đến khi cô đặc;
  • Chia phần nước thành hai phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Lưu ý, dùng khi nước còn ấm.

Bài thuốc số 2: Dùng cây huyết dụ chữa bệnh trĩ ngoại

  • Đem 20 gram lá huyết dụ tươi rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem phơi nắng chừng 45 phút;
  • Khi lá héo dần, dùng tay vò nhẹ rồi cho vào trong nồi nước để sắc, sắc trên ngọn lửa nhỏ;
  • Dùng thuốc khi nước sắc đã cô đặc lại, mỗi ngày sử dụng 2 lần sau mỗi bữa ăn chính. 
Cây huyết dụ có công dụng chữa cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều hiệu quả
Cây huyết dụ có công dụng chữa cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều hiệu quả

10. Cơn ngứa ngáy không còn khi dùng cây hồng

Chữa bệnh trĩ bằng cây hồng là phương pháp dân gian được nhiều người biết đến. Người bệnh có thể sử dụng quả, lá và cả vỏ cây hồng để bào chế thành thuốc chữa bệnh. Trong Y học cổ truyền, quả hồng có vị ngọt, hơi chát, tính bình. Mặt khác, quả hồng có chứa hàm lượng chất xơ khá lớn, giúp cải thiện tình trạng táo bón (một trong những nguyên nhân gây nên bệnh trĩ). Ngoài ra, loại trái cây này có tác dụng cầm máu rất tốt. Người bệnh có thể sử dụng để ăn trực tiếp hoặc bào chế thành các bài thuốc sau:

Bài thuốc số 1: Dùng quả hồng chữa bệnh trĩ

  • Chuẩn bị 12 gram quả hồng khô, đem rửa sạch rồi lột bỏ phần vỏ ngoài;
  • Đem vỏ quả hồng rang lên rồi tán thành bột mịn;
  • Mỗi lần sử dụng 6 gram để uống cùng với nước ấm.

Bài thuốc số 2: Dùng bột thuốc từ lá cây hồng khô

  • Đem 2 – 3 nắm lá hồng rụng vào mùa thu rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem phơi hoặc sấy khô;
  • Đem những phần lá khô tán thành bột mịn rồi cất trữ trong hũ thủy tinh để dùng dần;
  • Mỗi lần sử dụng 5 gram để uống cùng với nước.

Lưu ý, người bệnh không được sử dụng quá nhiều quả hồng. Bởi loại quả này nếu lạm dụng có thể làm giảm huyết áp.

11. Công dụng của cây hoa hòe đối với bệnh trĩ

Cây hoa hòe còn có tên gọi khác là cây hòe, hòe giao, hòe nhụy, thuộc họ Đậu (Fabaceae). Trong Đông y, loại dược liệu có vị đắng, không độc, tính bình và tính mát, có tác dụng cầm máu, giải độc, kháng viêm, giúp cải thiện sức bền của thành mao mạch. Chính vì những đặc tính đó, cây hoa hòe được dân gian sử dụng rất nhiều để chữa lành vết thương do bệnh trĩ gây ra.

Người bệnh có thể sử dụng loại cây này để trị bệnh trĩ với công thức sau:

Bài thuốc số 1: Rửa hậu môn bằng nước hoa hòe

  • Chuẩn bị 50 – 60 gram hoa hòe tươi, đem rửa sạch rồi vớt ráo nước;
  • Cho hoa hòe vào nồi để sắc lấy nước;
  • Chia phần nước sắc được thành 3 phần bằng nhau, dùng 2 phần để uống phần còn lại để rửa hậu môn;
  • Kiên trì thực hiện mỗi ngày để đạt kết quả điều trị tốt nhất.

Bài thuốc số 2: Kết hợp dùng hoa hòe và hoa kinh giới để chữa bệnh trĩ

  • Chuẩn bị hoa hòe và hoa kinh giới mỗi vị 50 gram;
  • Đem hai nguyên liệu trên rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem đi sấy khô, sau đó tán nhuyễn thành bột;
  • Mỗi lần sử dụng 5 gram để uống kèm với nước cơm hoặc nước cháo. Mỗi ngày sử dụng 3 lần vào các buổi trong ngày.
Cây hoa hòe được dân gian sử dụng trị bệnh trĩ khá phổ biến và được nhiều người bệnh áp dụng thành công
Cây hoa hòe được dân gian sử dụng trị bệnh trĩ khá phổ biến và được nhiều người bệnh áp dụng thành công

12. Chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ có hiệu quả không?

Cây xấu hổ hay còn được gọi tên khác là cây trinh nữ, cây mắc cỡ. Là cây thân thảo, nhỏ, hay mọc dại và được dân gian sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Trong Đông y, cây xấu hổ có vị ngọt, hơi đắng, hơi độc, có tính hàn. Loại thảo dược này có tác dụng giải độc, giảm đau, kháng viêm, lợi tiểu, tiêu tích, trị mất ngủ và đặc biệt chữa bệnh trĩ rất tốt.

Chữa bệnh trĩ bằng cây xấu hổ được thực hiện theo các bước sau:

  • Chuẩn bị một nhúm cây xấu hổ cùng với một ít rượu trắng ngon;
  • Đem một nắm cây xấu hổ rửa nhiều lần với nước sạch để loại bỏ các cặn bạ và tạp chất, sau đó cắt từng khúc rồi đem sao khô;
  • Cho thêm một ít rượu rồi đem chưng cất thủy cho đến khi rượu bay hơi dần và nước chuyển sang màu khác;
  • Tắt bếp và chắt lọc lấy phần nước để dùng;
  • Chia thành hai phần nhỏ để dùng và dùng khi nước còn ấm;
  • Kiên trì sử dụng mỗi ngày để đạt được kết quả như mong muốn.

13. Cây lộc vừng trị bệnh trĩ bạn cần lưu lại

Trong danh sách các vị thuốc nam chữa bệnh trĩ, không thể không nhắc đến lá cây lộc vừng. Trong Đông y cổ truyền, loại cây này có tác dụng bổ khí huyết, nhuận tràng, kháng khuẩn, chống viêm. Nhờ đó mà cây lộc vừng góp mặt trong danh sách các vị thuốc nam chữa bệnh trĩ.

Bài thuốc số 1: Dùng độc vị

  • Chuẩn bị một nắm lá cây lộc vừng không quá già, đem rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó đem giã nát;
  • Đem những phần lá đã được giã nát đắp trực tiếp lên búi trĩ hoặc vết thương tại vùng hậu môn;
  • Giữ yên chừng 10 – 15 phút rồi rửa lại sạch nước lạnh;
  • Thực hiện mỗi ngày một lần và thời điểm thích hợp nhất để thực hiện là vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Bài thuốc số 2: Dùng hạt của cây lộc vừng kết hợp với các vị thuốc khác

  • Chuẩn bị hạt cây lộc vừng, hà thủ ô và ngưu tất mỗi vị 50 gram;
  • Đem các vị thuốc trên giã nát hoặc xây nhuyễn thành bột mịn;
  • Cho một ít mật ong vào hỗn hợp bột rồi hoàn thành viên có kích thước bằng hạt ngô đồng;
  • Mỗi lần sử dụng chừng 10 viên để uống cùng nước ấm, mỗi ngày uống 3 lần. Người bệnh nên dùng thuốc sau mỗi bữa ăn no.

Tuy nhiên, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng loại cây này để trị bệnh trĩ. Bởi, theo nghiên cứu của dược lý hiện đại, trong lá cây lộc vừng có chứa hoạt chất saponins có thể gây hại đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, người bệnh cần thận trọng khi sử dụng.

Dùng lá cây lộc vừng để đắp lên hậu môn trị bệnh trĩ hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác
Dùng lá cây lộc vừng để đắp lên hậu môn trị bệnh trĩ hoặc kết hợp với một số vị thuốc khác

Những lưu ý khi sử dụng bài thuốc nam để chữa bệnh trĩ

Để đạt được hiệu quả như mong muốn, trước hết, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau:

  • Lựa chọn nguyên liệu phù hợp với thể trạng của mình. Không nên sử dụng các bài thuốc có chứa các thành phần mà cơ thể dị ứng hoặc quá mẫn cảm;
  • Những bài thuốc nam chỉ áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, bệnh lý ở mức độ nhẹ, chưa chuyển biến nặng;
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc nam, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn, kích ứng da, chóng mặt, hoa mắt,… Tốt nhất, người bệnh nên tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ;
  • Thận trọng khi sử dụng đồng thời các bài thuốc nam với các loại thuốc đặc trị khác.

Trên đây là những bài thuốc nam chữa bệnh trĩ được dân gian lưu truyền lại. Người bệnh nên lựa chọn nguyên liệu phù hợp với bệnh lý của từng đối tượng. Tuy nhiên, hiệu quả của từng bài thuốc còn phụ thuộc vào mức độ bệnh lý và thể trạng của người mắc bệnh. Bên cạnh đó, để phát huy hết công dụng của bài thuốc, người bệnh nên thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý. Đồng thời, nên gặp bác sĩ để biết chính xác mức độ bệnh lý và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

ĐỪNG BỎ QUA

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *