4 Cách Chữa Bệnh Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Em Được Bác Sĩ Khuyên Dùng

Có rất nhiều cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em nhưng không phải biện pháp nào cũng an toàn và hiệu quả. Mỗi một phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt, cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng để lựa chọn được cách phù hợp nhất với diễn tiến của bệnh và thể trạng của trẻ.

Viêm tai giữa là bệnh nhiễm trùng tai do virus và vi khuẩn xâm nhập và gây viêm ở ống vòi nhĩ. Cùng với đó là màng nhĩ xung huyết, phù nề, không gian tai giữa ứ đọng dịch lỏng hoặc chảy mủ trong nhiều ngày. Để điều trị viêm tai giữa hiệu quả thì cần sử dụng các biện pháp có tác dụng diệt khuẩn kháng virus, tiêu viêm, tiêu mủ và có khả năng ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại.

Khi lựa chọn cách điều trị viêm tai giữa ở trẻ cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố như:

  • Diễn tiến của bệnh: Bệnh của trẻ đang ở giai đoạn nào, viêm tai giữa cấp tính hay mãn tính, có xuất hiện biến chứng hay không?
  • Thể trạng của trẻ: Mỗi trẻ em sẽ có một thể trạng khác nhau, không phải mọi trẻ đều đáp ứng tốt với thuốc cũng như các liệu pháp hỗ trợ điều trị.
  • Mức độ rủi ro: Bên cạnh điểm mạnh, mỗi phương pháp đều đi kèm mức độ rủi ro nhất định và cha mẹ cần cân nhắc kỹ càng về điều này.

Bệnh viêm tai giữa ở trẻ có thể điều trị bằng thuốc tây y, đông y hoặc mẹo dân gian với những “vị thuốc tự nhiên” có thể tìm kiếm ngay trong nhà bếp.

Thuốc tây y điều trị viêm tai giữa ở trẻ em

Điều trị viêm tai giữa ở trẻ bằng thuốc tây y được gọi là điều trị nội khoa. Phác đồ điều trị viêm tai giữa nội khoa ở trẻ em sẽ bao gồm các loại thuốc: 

  • Thuốc kháng sinh để diệt khuẩn: Amoxicillin hoặc Amoxicillin kết hợp clavulanate (Augmentin)
  • Dung dịch nhỏ tai: Ciprofloxacin, Hydrocortison, Ofloxacin
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen (Motrin)

Thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng trong trường hợp bệnh do virus gây ra. Vì vậy, cha mẹ cần đưa trẻ đến chuyên khoa tai mũi họng để thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai liều lượng và cách thức, thuốc sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. 

Trẻ bị viêm tai giữa uống thuốc gì
Trẻ bị viêm tai giữa uống thuốc gì

Mỗi đơn thuốc sẽ được dùng trong khoảng 5-10 ngày tùy vào giai đoạn bệnh. Sau khi hết đơn thuốc, cha mẹ cần cho trẻ tái khám, nội soi tai để xem xét màng nhĩ đã hồi phục hay chưa, tránh việc điều trị không dứt điểm dẫn đến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa: Không nên sử dụng thuốc kháng sinh điều trị viêm tai giữa cấp cho trẻ sơ sinh dưới sáu tháng tuổi, trừ trường hợp nhiễm trùng nặng. Trẻ em trên sáu tháng đến hai tuổi nếu bị viêm tai thể nhẹ cũng chỉ sử dụng thuốc điều trị triệu chứng. 

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để trị viêm tai giữa trong những trường hợp nhẹ là không cần thiết bởi có hại nhiều hơn có lợi. Thuốc tân dược điều trị viêm tai giữa hầu hết đều đi kèm các tác dụng phụ như: dị ứng, khó thở, phát ban, đau đầu, tiêu chảy…

Thay vì sử dụng thuốc, bác sĩ thường khuyến khích cha mẹ nên chữa trị cho trẻ bằng các biện pháp chăm sóc tại nhà trong trường hợp nhẹ như sau:

  • Chườm nóng tai để giảm sưng đau
  • Vệ sinh tai sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày
  • Kết hợp nhỏ dung dịch tai an toàn với trẻ

Ưu điểm của phương pháp: Triệu chứng giảm nhanh chóng chỉ sau vài ngày sử dụng thuốc. Có thể điều trị cả giai đoạn viêm tai giữa cấp tính lẫn mãn tính.

Nhược điểm của phương pháp: Thuốc tân dược chủ yếu điều trị triệu chứng và trẻ có thể gặp nhiều tác dụng phụ khi sử dụng thuốc. Thể trạng của một số trẻ không tương tác tốt với thuốc, đặc biệt là các dạng kháng sinh, dẫn đến việc trẻ phải đổi thuốc kháng sinh, tăng liều liên tục. 

Phẫu thuật chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em

Các biện pháp ngoại khoa bao gồm phẫu thuật hay đặt ống thông khí để dẫn lưu dịch giúp cải thiện thính lực và tránh biến chứng lên não. Tuy nhiên trẻ cần được điều trị ngoại khoa nếu dùng thuốc không mang lại tác dụng, bệnh viêm tai giữa tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính:

  • Viêm tai giữa có mủ nhầy: Tình trạng viêm tai giữa chảy mủ ở trẻ em tăng lên sau những đợt cấp của viêm họng, viêm mũi
  • Viêm tai giữa thanh dịch (ứ dịch): Tai dẫn truyền kém, ứ dịch lâu, đau nhói sâu trong tai, thính lực ngày càng giảm
  • Viêm tai giữa có cholesteatoma: Tai có mủ trắng như bã đậu, có mùi hôi
Phẫu thuật viêm tai giữa
Phẫu thuật viêm tai giữa

Trước khi tiến hành phẫu thuật, nếu trẻ đang mắc viêm xoang, viêm amidan, bác sĩ sẽ khuyến khích chữa trị dứt điểm các căn bệnh này trước. Bởi những ổ viêm từ mũi họng có thể lây lan sang tai khiến viêm tai giữa tái phát trở lại nhanh chóng. 

Với sự phát triển của y học hiện đại, các thủ thuật sẽ chỉ cần thực hiện trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 30 phút – 1 tiếng tùy vào từng trường hợp. Chi phí thực hiện sẽ đắt đỏ hơn so với các phương pháp khác, rơi vào khoảng 10 – 15 triệu đồng nếu bệnh nhân không có bảo hiểm y tế. 

Mặc dù tỷ lệ gặp biến chứng (nhiễm trùng, sốc phản vệ, điếc hoàn toàn…) do phẫu thuật tương đối thấp, nhưng cha mẹ vẫn cần cân nhắc kỹ về những rủi ro trẻ gặp phải khi thực hiện phương pháp này. Cha mẹ cũng cần thận trọng trong việc lựa chọn cơ sở y tế, đảm bảo quá trình phẫu thuật diễn ra an toàn với trẻ nhỏ.

Ưu điểm của phương pháp: Chữa khỏi các dạng viêm tai giữa mãn tính và ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm, thời gian thực hiện tương đối nhanh, khả năng tái phát thấp.

Nhược điểm của phương pháp: Chi phí thực hiện đắt đỏ, trẻ cần được chăm sóc thật cẩn thận sau quá trình phẫu thuật để tránh nhiễm trùng, tái phát bệnh. Mặc dù hiếm gặp nhưng phương pháp này vẫn tồn tại rủi ro gây điếc vĩnh viễn nếu bác sĩ phẫu thuật có tay nghề kém.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em theo dân gian

Trong dân gian lưu truyền rất nhiều mẹo chữa viêm tai giữa ở trẻ em. Trong đó, chữa viêm tai giữa bằng lá hẹ, diếp cá, lá mơ lông, tỏi được cho là các bài thuốc lành tính và an toàn nhất, phù hợp với cả trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể tham khảo cách thực hiện đơn giản dưới đây:

  • Lá hẹ: Lá hẹ sở hữu một loạt hoạt chất có tính kháng sinh mạnh như sulfite, odorin và allicin… Chính vì vậy nó có khả năng diệt khuẩn cực mạnh nên trị được bệnh viêm tai giữa. Cha mẹ hãy lấy 1 nắm lá hẹ tươi rửa sạch, xay nát và chắt lấy nước cốt để nhỏ vào bên tai bị viêm của trẻ.
  • Diếp cá: Trong rau diếp cá có decanoyl-acetaldehyd và 3-oxododecanal là hai hoạt chất có tác dụng tương tự như kháng sinh, công dụng nổi bật là kháng viêm, diệt virus và vi trùng. Cha mẹ có thể lấy một nắm lá diếp cá đem xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt để nhỏ tai cho con mỗi ngày. Mỗi lần nhỏ chỉ cần dùng 2-3 giọt là đủ.
  • Lá mơ lông: Loại lá này có chứa iridoid glycosid và các anthraquinon là các hoạt chất sinh học quý giá, giúp kháng viêm và ức chế hoạt động của các vi sinh vật gây hại. Cha mẹ hãy lấy 1 nắm lá mơ lông đem nướng quăn lại, vò nát và nhét vào tai bị viêm của trẻ qua đêm. 
  • Tỏi: Chất allicin có trong tỏi sở hữu khả năng kháng viêm diệt khuẩn vượt trội và được ứng dụng nhiều trong nghiên cứu thanh trùng. Để trị viêm tai giữa cho trẻ bằng tỏi, cha mẹ chỉ cần lấy một vài tép đem nghiền nát, bọc trong tờ giấy hoặc khăn xô rồi áp vào tai trẻ. Lưu ý chỉ để trong khoảng 10 phút rồi bỏ ra.
Trị viêm tai giữa bằng nước cốt tỏi
Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em theo dân gian

Thuốc dân gian trị viêm tai giữa sẽ có tác dụng chậm hơn so với thuốc tân dược. Bởi thành phần của bài thuốc không phải là các dược liệu có tính đặc trị bệnh. Hiệu quả của mẹo dân gian cũng phụ thuộc vào cơ địa của từng trẻ, không phải thể trạng nào cũng tương tác tốt với thuốc. 

Trong quá trình điều chế, cha mẹ cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối. Tai giữa có thể nhiễm trùng trầm trọng hơn nếu bài thuốc chế biến không sạch sẽ, nguyên liệu không đảm bảo. 

Mặc dù dân gian lưu truyền rất nhiều cách chữa trị viêm tai giữa ở trẻ em nhưng không phải biện pháp nào cũng dùng được. Những bài thuốc được điều chế từ tổ bọ ngựa, lông nhím, vảy tê tê, xạ hương… được nhiều người chia sẻ nhưng thực tế thì không có tác dụng trị viêm tai giữa. Cha mẹ cần tìm hiểu kỹ càng trước khi thực hiện bất kỳ mẹo dân gian nào để trị bệnh cho trẻ.

Ưu điểm của phương pháp: Nguyên liệu dễ tìm, chi phí rất rẻ, phương pháp thực hiện tương đối đơn giản, có thể tự thực hiện tại nhà.

Nhược điểm của phương pháp: Bài thuốc không có tính đặc trị, phụ thuộc vào cơ địa nên không phải trường hợp nào cũng chữa bệnh thành công. Tác dụng thuốc rất chậm, thường mất từ 5-10 ngày mới bắt đầu thấy sự biến chuyển. Rủi ro nhiễm trùng tai cao nếu không đảm bảo vệ sinh trong quá trình thực hiện. Bài thuốc dân gian chỉ phù hợp để điều trị trong trường hợp nhẹ, mới khởi phát, tai không có mủ. Không dùng thuốc dân gian với những trường hợp nặng, viêm tai giữa mãn tính.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em bằng đông y

Trong đông y, viêm tai giữa được gọi là bệnh Nhĩ nùng, do phong nhiệt và nhiệt độc xâm phạm kinh can đởm hình thành, được chia làm hai thể:

  • Viêm tai giữa do phong nhiệt (thể cấp tính)
  • Viêm tai giữa do nhiệt độc (thể mãn tính) có 3 dạng: Can kinh thấp nhiệt, Âm hư hỏa vượng và Tỳ hư thấp nhiệt. 

Dựa trên nguồn gốc hình thành bệnh, đông y sẽ phối hợp các dược liệu và sử dụng phép trị khác nhau để đi sâu vào loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Cũng từ đó, các triệu chứng sẽ được cải thiện, đẩy lùi và dần dần biến mất.

Cách chữa bệnh viêm tai giữa cấp ở trẻ em theo đông y

Với thể viêm tai giữa do phong nhiệt, đông y dùng phép sơ phong thanh nhiệt hoặc trừ thấp nhiệt ở kinh can đởm. Người bệnh có thể sử dụng một trong hai bài thuốc: 

  • Sài hồ thanh can thang gia giảm: Sài hồ (12g), Long đờm thảo (12g), Hoàng cầm (12g), Chi tử (12g), Bàng tử (12g), Bạc hà (6g), Kim ngân hoa (20g). Một thang sắc cùng ba bát nước, đến khi còn 1 bát thì chắt ra dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần.
  • Long đởm tả can thang gia giảm: Long đờm thảo (12g), Hoàng cầm (12g), Mộc thông (12g), Sinh địa (12g), Trạch tả (12g), Sa tiên tử (12g), Đương quy (8g), Chi tử (8g), Cam thảo (4g). Một thang sắc cùng ba bát nước, đến khi còn 1 bát thì chắt ra dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần.
Điều trị viêm tai giữa cấp tính theo đông y
Điều trị viêm tai giữa cấp tính theo đông y

Điều trị viêm tai giữa mãn tính cho trẻ theo đông y

Với thể viêm tai giữa do nhiệt độc, mỗi dạng bệnh cũng có phép trị và bài thuốc riêng:

  • Can kinh thấp nhiệt: dùng phép Thanh can lợi thấp, có thể dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm tương tự như thể viêm tai cấp.
  • Âm hư hỏa vượng: dùng phép Dưỡng âm thanh nhiệt, bổ thận thông khiếu. Dùng bài thuốc Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm, bao gồm: Thục địa (12g), Hoài sơn (16g), Sơn thù (8g), Trạch tả (8g), Đan bì (8g), Phục linh (8g), Tri mẫu (8g), Hoàng bá (8g). Một thang sắc cùng ba bát nước, đến khi còn 1 bát thì chắt ra dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần.
  • Tỳ hư: dùng phép Kiện tỳ hóa thấp, dùng bài thuốc Thanh tỳ thang gia giảm, bao gồm: Hoàng liên (8g), Bạch biển đậu (8g), Bạch thược (8g), Bạch linh (8g), Thuyền thoái (4g), Trạch tả (12g), Hoài sơn (12g), Cốc ma (8g). Một thang sắc cùng ba bát nước, đến khi còn 1 bát thì chắt ra dùng. Mỗi ngày dùng 1 lần.
Điều trị viêm tai giữa mãn tính theo đông y
Điều trị viêm tai giữa mãn tính theo đông y

Nếu tây y có dung dịch nhỏ tai dùng để điều trị tại chỗ thì đông y cũng có những loại thuốc bột có tác dụng tương tự. Thuốc bột rắc tai của đông y rất an toàn và không gây bất kỳ tác dụng phụ nào cho trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo các bài thuốc sau:

  • Bài 1: Băng phiến (0,6g), Bằng sa (1,2g), Hoàng liên (16g) trộn đều với nhau rồi tán thành bột mịn. Sau khi vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối, cha mẹ lấy khoảng 1 hạt đậu thuốc bột rắc vào tai trẻ. Sử dụng thuốc bột 1 lần/ngày.
  • Bài 2: Xác rắn đốt (4g), Phèn phi (16g), Băng phiến (0,6g) trộn đều với nhau rồi tán thành bột mịn. Sau khi vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối, cha mẹ lấy khoảng 1 hạt đậu thuốc bột rắc vào tai trẻ. Sử dụng thuốc bột 1 lần/ngày.

Ưu điểm của phương pháp: Thuốc đông y điều trị từ gốc đến ngọn, loại bỏ triệt để căn nguyên gây bệnh rồi mới đến điều trị triệu chứng nên mạng lại hiệu quả lâu dài. Ngoài việc điều trị bệnh chính, các vị thuốc còn có tác dụng nâng cao sức khỏe toàn diện, ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Thuốc có thể gia giảm tùy theo thể trạng của trẻ nên rất an toàn, không gây tác dụng phụ.

Nhược điểm của phương pháp: Thuốc thường có tác dụng chậm, người bệnh cần phải kiên trì sử dụng thuốc trong vài tháng mới trị bệnh được tận gốc. Trong thuốc đông y cũng có một vài vị thuốc đắng, khiến trẻ nhỏ khó uống hơn. Quy trình sắc thuốc tương đối phức tạp nên nhiều cha mẹ có thể e ngại.

Mỗi cách chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đều có những ưu và nhược điểm riêng biệt. Cha mẹ hãy căn cứ vào thể trạng và tình hình diễn tiến bệnh của con nhỏ, tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ chuyên khoa để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất.

Ngày Cập nhật 06/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *