7 Cách chữa đau vai gáy khi ngủ dậy hiệu quả cực nhanh

Cách chữa đau vai gáy khi ngủ dậy nào hiệu quả là câu hỏi của khá nhiều người. Nhất là những người thường xuyên ngồi một chỗ, ít vận động như dân văn phòng. Vậy làm thế nào để không phải bắt đầu một ngày mới với tâm trạng mệt mỏi và mất tập trung bởi các cơn đau nhức khó chịu? Những tư vấn sau đây của lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ cho bạn câu trả lời.

Đau vai gáy sau khi ngủ dậy là tình trạng rất nhiều người mắc phải. Trong đó, đa phần là những cơn đau cơ học.
Đau vai gáy sau khi ngủ dậy là tình trạng rất nhiều người mắc phải

Nguyên nhân gây đau vai gáy khi ngủ dậy

Trước khi tìm hiểu các cách chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy, bạn cần biết những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, có rất nhiều yếu tố gây ra tình trạng đau vai gáy sau khi ngủ dậy, nhưng tựu chung có 2 nhóm nguyên nhân chính:

Nhóm nguyên nhân bệnh lý

Đau vai gáy sau khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp. Các dây thần kinh có thể bị chèn ép do đĩa đệm bị thoát vị. Hoặc lớp sụn khớp bị bào mòn dẫn đến sự hình thành các gai xương. Hoặc nghiêm trọng hơn là sự biến đổi cấu trúc các đốt sống cổ và khớp vai. Nó khiến các cơ bị teo hoặc căng cứng.

Các bệnh thường gặp gây đau vai gáy sau khi ngủ dậy là thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp vai, loãng xương, bệnh về túi mật và dây thần kinh… Bên cạnh đó, một số trường hợp bị chấn thương vùng vai và cổ cũng có thể gây đau. 

Nhóm nguyên nhân cơ học

Tình trạng đau xảy ra khi các cơ ở vai gay bị căng quá mức. Máu huyết lưu thông kém gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ. Các tế bào cơ và thần kinh không nhận đủ lượng máu cần thiết sẽ gây đau nhức.

Nhóm đối tượng thường bị tình trạng trên là nhân viên văn phòng, lái xe ngồi sai tư thế trong thời gian dài. Bên cạnh đó, những người ngủ nằm nghiêng, kê gối quá cao hoặc co quắp suốt đêm cũng có thể bị đau vai gáy sau khi ngủ dậy. Tất cả các trường hợp này được xếp vào nhóm nguyên nhân cơ học.

Thói quen ngủ không đúng là nguyên nhân cơ học phổ biến gây đau vai gáy sau khi ngủ dậy.
Thói quen ngủ không đúng là nguyên nhân cơ học phổ biến gây đau vai gáy sau khi ngủ dậy.

Đau vai gáy khi ngủ dậy có nguy hiểm không?

Đau vai gáy sau khi ngủ dậy thường không nguy hiểm nếu nó bắt nguồn từ những nguyên nhân cơ học. Cơn đau chỉ kéo dài một vài ngày. Nó sẽ hết nhanh khi người bệnh nghỉ ngơi và chăm sóc vùng vai gáy thích hợp. Dù vậy, tình trạng này vẫn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt. Nó khiến cơ thể cảm thấy mệt mỏi cả ngày, khó chịu và thiếu tập trung.

Còn những trường hợp đau vai gáy do bệnh lý, lương y Tuấn cho biết, cơn đau thường kéo dài nhiều ngày, mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu sử dụng thuốc giảm đau, cơn đau có thể tạm thời được xoa dịu ngay lúc đó nhưng sẽ dễ dàng tái phát trong nhiều ngày sau. Chính vì vậy, khi nhận thấy mình có dấu hiệu đau kéo dài, người bệnh nên sớm tìm đến các bác sĩ, thầy thuốc có chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để lâu, bệnh diễn tiến nặng có thể khiến vùng cột sống cổ bị liệt hoặc gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác.

Hầu hết các trường hợp đau vai gáy do nguyên nhân cơ học có thể tự điều trị tại nhà. Một số trường hợp đau nhiều thì cần đến cơ sở y tế thực hiện các biện pháp vật lý trị liệu. Còn đối với trường hợp bị đau do bệnh lý, bạn cần phải được thăm khám ở cơ sở y tế để xác định tình trạng bệnh. Căn cứ vào đó, các bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị thích hợp.

7 cách chữa đau vai gáy khi ngủ dậy tốt nhất hiện nay

Thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn cho hay, hiện nay có rất nhiều cách chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy rất hiệu quả. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân, người bệnh có thể sử dụng những cách chữa sau đây: 

Xoa bóp và chườm nóng 

Đây là cách phổ biến dùng để chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy. Bạn có thể thực hiện tại nhà và vẫn đạt được hiệu quả cao. Khi xoa bóp, bạn hãy tập trung ấn và xoa vào những vùng bị đau nhiều. Động tác này sẽ làm nóng cơ và giúp máu lưu thông dễ dàng.

Còn đối với phương pháp chườm nóng, phần cơ đang bị căng sẽ được giãn ra. Máu huyết vì thế mà lưu thông thuận lợi hơn. Bên cạnh đó khi chườm nóng cùng các loại thảo dược (tiêu biểu như ngải cứu), hiệu quả giảm đau sẽ nhanh hơn.

Ngoài ra, bạn có thể tắm nước nóng để thư giãn cơ và cải thiện cơn đau. Nếu có thể, bạn nên đầu tư một cái bồn tắm. Cho vào đó một ít muối, thảo dược và nước ấm, bạn sẽ ngạc nhiên về hiệu quả mà nó mang lại. Không những giảm được tình trạng đau mỏi vai gáy, tinh thần của bạn cũng sẽ được sảng khoái.

Có nhiều cách pha thảo dược để tắm, phổ biến là sự kết hợp của các thành phần gồm: 2g phụ tử; 5g đại hồi; 6g muối hột; 7g quế chi; cốt toái bổ, dây đau xương, thiên niên kiện và ngải cứu (mỗi loại 10g) và 15g lá lốt.

Chườm nóng giúp cơ được thư giãn và máu huyết lưu thông tốt hơn. Nhờ vậy, cơn đau vai gáy được cải thiện
Chườm nóng giúp cơ thư giãn, máu huyết lưu thông vai gáy

Châm cứu và bấm huyệt – Cách chữa đau vai gáy khi ngủ dậy bằng tay và kim châm

Khi áp dụng kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt, ngoài tác dụng giúp máu huyết lưu thông thuận lợi, người bệnh còn giảm được các cơn đau. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng hai kỹ thuật này sẽ kích thích cơ thể sản sinh endorphin. Đây là một loại hormone giảm đau tự nhiên của cơ thể.

Các huyệt đạo liên quan đến tình trạng đau mỏi vai gáy là:

  • Phong trì: Sau tai và gần chân tóc;
  • Phong phủ: Điểm giao giữa đốt sống cổ đầu tiên với xương chẩm (xương sọ);
  • Đại chùy: Dưới đốt sống cổ cuối cùng;
  • Đại trữ: Dưới đốt sống thắt lưng đầu tiên.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn cần đến cơ sở y tế để thực hiện kỹ thuật châm cứu, bấm huyệt. Thông tin về vị trí các huyệt châm cứu chỉ nhằm mục đích giúp bạn hình dung rõ ràng và an tâm về cách điều trị này. Ngoài ra, khi dùng cách chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy bằng châm cứu và bấm huyệt, bạn cần có sự kiên trì. 1 – 2 lần khó có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Dùng xung điện, đèn hồng ngoại hoặc kéo giãn cột sống

Đây là một số phương pháp vật lý trị liệu chữa đau vai gáy sau phẫu thuật cần đến các thiết bị hiện đại. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ sẽ cân nhắc xem có cần dùng đến phương pháp này không.

Một số dụng cụ điều trị bằng phương pháp này có thể tự mua và thực hiện ở nhà. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng cách làm này dẫn đến rất nhiều rủi ro. Bởi bạn không biết được thời gian, khoảng cách và thời điểm sử dụng. Hậu quả có thể gây viêm, giãn cơ quá mức và tụ máu.

Chiếu đèn hồng ngoại chữa đau vai gáy cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
Chiếu đèn hồng ngoại chữa đau vai gáy cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung dưỡng chất cải thiện đau vai gáy khi ngủ dậy

Bổ sung dưỡng chất cũng là một cách chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy. Mục đích là tăng cường hệ miễn dịch, giúp khí huyết lưu thông tốt hơn. Qua đó, tình trạng đau sẽ được thuyên giảm. Cách này cần phối hợp với chế độ sinh hoạt, tập luyện phù hợp và một số biện pháp vật lý trị liệu khác.

Ngoài chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bạn cần bổ sung thêm các thực phẩm giàu canxi, vitamin E, D, K và B. Nhóm thực phẩm giàu canxi là cá mòi, cải xoăn, đậu phụ, nghêu sò…. Vitamin E thì có nhiều trong hạt dẻ, rau bina, quả bơ, bông cải xanh, đu đủ. Đậu nành chứa nhiều vitamin D. Vitamin K có trong măng tây, bắp cải, dưa chuột, cà rốt… còn vitamin B thì có nhiều trong súp lơ, nấm và các loại đậu.

Xem thêm: Đau vai gáy nên ăn gì và kiêng gì? Lời khuyên từ bác sĩ

Chữa đau vai gáy khi ngủ dậy bằng phẫu thuật

Phẫu thuật thường chỉ được dùng trong các trường hợp đau vai gáy sau khi ngủ dậy có nguyên nhân từ bệnh lý. Bên cạnh đó, một số trường dùng thuốc giảm đau không thuyên giảm cũng sẽ được cân nhắc dùng đến phương pháp này. Nó có thể cải thiện được tình trạng đau nhanh chóng hoặc dứt điểm. Tuy nhiên, phẫu thuật thường đi kèm với nhiều rủi ro và tốn nhiều chi phí.

Hiện nay có 2 hình thức phẫu thuật chữa đau vai gáy. Đó là nội soi và mổ hở. Mỗi kỹ thuật có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào điều kiện sức khỏe của từng người và một số yếu tố khác nữa, các bác sĩ sẽ chọn phương pháp phù hợp nhất cho bệnh nhân.

Sử dụng thuốc Tây chữa đau vai gáy 

Trong trường hợp đau vai gáy sau khi ngủ dậy có nguyên nhân cơ học, bạn chỉ cần điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường hoặc bằng cao dán. Bên cạnh đó, có thể bạn sẽ cần dùng thêm vitamin E 400g (mỗi ngày uống 1 viên). Tuy nhiên, việc sử dụng cần phải có sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên viên ở nhà thuốc.

Còn với nguyên nhân từ bệnh lý, tùy vào tình hình bệnh, các bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp. Về tổng thể, những nhóm thuốc chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy là:

  • Giảm đau đơn thuần: Paracetamol hoặc Efferalgan;
  • Giảm đau thần kinh: Neurontin, Tramadol hoặc Propoxyphene;
  • Giảm đau chống viêm: Naproxen, Diclofenac, Meloxicam, Piroxicam hoặc Flurbiprofen (đây đều là những loại không steroid);
  • Giãn cơ: Myonal hoặc Mydocalm;
  • Một số vitamin bổ thần kinh: B1, B6 và B12.

Bên cạnh đó, trong một vài trường hợp đau nhức nghiêm trọng, người bệnh sẽ được chỉ định tiêm Corticoid ngoài màng cứng. Đây là một loại thuốc chống viêm và giảm đau. 

Paracetamol là thuốc giảm đau đơn thuần thường được dùng cho các trường hợp bị đau vai gáy sau khi ngủ dậy.
Paracetamol là thuốc giảm đau đơn thuần thường được dùng cho các trường hợp bị đau vai gáy sau khi ngủ dậy.

Sử dụng thuốc Đông y – Cách chữa đau vai gáy khi ngủ dậy hiệu quả cao

Với cơ chế điều trị bệnh từ gốc tới ngọn, sử dụng nguyên liệu là các thảo dược thiên nhiên lành tính, thuốc Đông y hiện vẫn là phương pháp chữa đau vai gáy được giới chuyên môn đánh giá cao. Cách chữa này có thể sử dụng cho cả 2 nhóm nguyên nhân gây bệnh nêu trên.

Tuy nhiên, riêng với trường hợp đau vai gáy do bệnh lý, theo thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn cho biết, muốn điều trị hiệu quả, dự phòng tái phát lâu dài, ngoài uống thuốc, người bệnh cần phải được kết hợp châm cứu, bấm huyệt và có chế độ dinh dưỡng, tập luyện đúng cách.

Hiểu rõ được điều này, từ nhiều năm nay, thầy thuốc Đỗ Minh Tuần cùng các cộng sự của Đỗ Minh Đường đã nghiên cứu ra một phác đồ điều trị đau vai gáy hoàn chỉnh bao gồm “Uống trong – Châm ngoài – Dinh dưỡng, tập luyện”.

Trong đó, thuốc uống đóng vai trò chính, được phát triển dựa trên bài thuốc bí truyền 150 năm của dòng họ Đỗ Minh. Bài thuốc là sự kết hợp của 4 phương thuốc nhỏ, gồm: Thuốc đặc trị đau vai gáy, Thuốc bổ gan giải độc, Thuốc hoạt huyết bổ thận, Thuốc kiện tỳ ích tràng, mang đến tác dụng khu phong, tán hàn, bồi bổ cơ thể từ tận sâu bên trong.

Bài thuốc Nam gia truyền chữa đau vai gáy của Đỗ Minh Đường
Bài thuốc Nam gia truyền chữa đau vai gáy của Đỗ Minh Đường

Song song với quá trình uống thuốc, các lương y sẽ tiến hành châm cứu, bấm huyệt, giúp người bệnh thông kinh hoạt lạc, mở đường cho các dược chất đi sâu vào trong cơ thể. Từ đó gia tăng hiệu quả điều trị, các cơn đau sẽ nhanh chóng được đẩy lùi.

Và một phần không kém quan trọng, đó chính là dinh dưỡng, tập luyện. Dù có sử dụng biện pháp điều trị nào, thì người bệnh cũng luôn phải có chế độ ăn uống cân bằng, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường và duy trì sức khỏe một cách tốt nhất, dự phòng tái phát lâu dài. Đó chính là lý do các thầy thuốc của Đỗ Minh Đường tiến hành xây dựng thực đơn và hướng dẫn tập luyện cho người bệnh.

Khi người bệnh tuân thủ đúng phác đồ điều trị, kết quả nhận được sẽ cụ thể như sau:

  • Sau 10 – 20 ngày đầu: Triệu chứng đau vai gáy giảm khoảng 40%
  • Sau 20 – 30 ngày: Cơn đau vai giảm 70%, bớt co cứng, thoải mái hơn, người bệnh cử động bình thường.
  • Sau 1 – 2 liệu trình: Hết hẳn triệu chứng đau vai gáy, cơ thể khỏe mạnh, tinh thần phấn chấn.

[VIDEO: Chia sẻ của bệnh nhân về quá trình điều trị chứng đau vai gáy tại Đỗ Minh Đường]

Những lưu ý của chuyên gia để ngủ dậy không bị đau vai gáy

Ngoài những thông tin về các cách chữa đau vai gáy sau khi ngủ dậy được gợi ý phía trên, thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn cũng khuyến cáo người bệnh nên chú ý đến một số vấn đề để phòng tránh tình trạng này:

  • Ngồi đúng tư thế bằng cách giữ cổ thẳng, không được cúi gập quá lâu. Khi nằm không nên kê gối quá cao. Gối chỉ nên cao khoảng 10cm;
  • Không bẻ khớp cổ hoặc vai. Bởi điều này có thể gây tình trạng thoái hóa khớp và tạo điều kiện cho đĩa đệm bị lệch;
  • Luyện tập thể dục vừa sức hằng ngày. Trước khi tập cần khởi động kỹ để làm nóng cơ và hạn chế chấn thương.

Trên đây là gợi ý về 7 cách chữa đau vai gáy tốt nhất hiện nay, mong rằng bạn đọc sẽ lựa chọn được biện pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh của mình.

Xem thêm: 

>> Đau vai gáy và những cảnh báo về bệnh lý nguy hiểm chớ nên coi thường

XEM THÊM

Ngày Cập nhật 06/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *