4 cách giảm axit uric trong máu giúp phòng ngừa Gout hiệu quả

Kiểm soát nồng độ axit uric trong máu về ngưỡng bình thường là mục đích chung của các phương pháp điều trị bệnh gout. Vì thế để ngăn chặn các đợt gout cấp tính tái phát, người bệnh biết cách giảm axit uric máu tức thì mới có thể xử lý cơn đau hiệu quả.

cách giảm axit uric trong máu giúp phòng ngừa Gout
Từ việc giảm axit uric trong máu mới có thể hỗ trợ phòng ngừa tái phát bệnh Gout

Sử dụng thảo dược, thuốc Đông Y, thuốc Tây hoặc dùng các thực phẩm có tính kiềm,… đây đều là những cách giảm axit uric trong máu giúp phòng ngừa bệnh Gout hiệu quả. Tuy nhiên các phương pháp này đều mang lại những hiệu quả tức thời chứ không thể điều trị bệnh triệt để, vì thế bạn không nên áp dụng thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ.

1. Cách giảm axit uric trong máu theo Đông y

Có nhiều bài thuốc Đông Y chữa bệnh gout được sử dụng để đào thải các độc tố dư thừa ra khỏi cơ thể, trong đó có axit uric.  Lĩnh vực này ghi nhận gout là căn bệnh được hình thành từ sự xâm nhập của các yếu tố ngoại tà khiến khí huyết ứ trệ. Từ đó gây bế tắc kinh lạc khiến bệnh nhân đau đớn, sưng khớp, vận động khó khăn. Do đó các vị thuốc được vận dụng với mục đích điều thông khí huyết, thải độc và tạo sự cân bằng cho các yếu tố trong cơ thể.

Bài thuốc thứ 1

Chuẩn bị: sinh địa 12g + bạch thược 12g + bạch linh 12g + cát căn 12g +  thanh bì 10g + chỉ xác 12g + trạch tả 12g + tỳ tải 16g + xương truột 12g + bạch truột 12g +  táo 3 quả + cam thảo 4g +

Cách thực hiện:

  • Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch và để ráo nước trước khi sắc thuốc.
  • Cho vị thuốc vào ấm sắc với 5 bát nước cho đến khi thuốc cạn còn 3 bát.
  • Lọc lấy thuốc chia làm 3 phần mỗi ngày uống 3 lần, nên uống sau bữa ăn.
cách giảm axit uric trong máu giúp phòng ngừa Gout
Sử dụng thuốc Đông y giúp làm giảm axit uric trong máu ở mức tương đối

Bài thuốc thứ 2

Chuẩn bị:  Uy linh tiên 12g + trạch tả 12g + phòng phong 10g + sinh địa 12g + xương truột 12g + mộc qua 12g + thổ phục linh 20g + hoàng bá 12g + cát căn 12g + cam thảo 4g + táo 3 quả +  ngưu tất 12g + cốt khí 20g.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch vị thuốc và để khô ráo trước khi sắc thuốc.
  • Cho vị thuốc vào ấm sắc với 1,5L nước cho đến khi thuốc cạn còn 2/3 ấm.
  • Người bệnh chia thuốc thành 3 phần mỗi ngày uống 3 lần, nên uống sau bữa ăn.

2. Cách giảm axit uric trong máu theo dân gian

Các phương pháp dân gian giúp hạ axit uric thực hiện đơn giản, chủ yếu là sử dụng các loại thảo dược lành tính để điều trị. Bệnh nhân gout có thể áp dụng điều trị bằng thuốc Nam lâu dài mà không xảy ra các phản ứng phụ nguy hiểm như thuốc tân dược. Tuy nhiên, hiệu quả của bài thuốc nam tương đối thấp và chỉ phù hợp với mục đích hỗ trợ sức khỏe, đào thải độc tố giúp việc điều trị chuyên sâu diễn ra tốt hơn.

Bài thuốc từ lá trầu không và nước dừa xiêm

Lá trầu không là thảo dược quý có nhiều thành phần quan trọng giúp điều trị gout như: Eugenol, Chavicol, Chavibetol, Estragol… Các hoạt chất này tham gia vào quá trình tiết giảm axit uric và phòng ngừa chứng viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, đồng thời hỗ trợ giảm đau thần kinh.

Một số nghiên cứu cho rằng lá trầu không đem đến tác dụng nhất định trong hoạt động chuyển hóa. Người bệnh hấp thu khoáng chất và vitamin tốt hơn, và từ đó loại bỏ các độc tố, cặn bã hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, nước dừa đóng vai trò dẫn xuất giúp người bệnh hấp thu các chất từ lá trầu tốt hơn. Nước dừa có tính mát, giúp giảm lượng acid lactic và acid uric tăng cao trong máu nhanh chóng trong những đợt gout cấp. 

Chuẩn bị: 1 trái dừa xiêm, 20 gram lá trầu không

Thực hiện:

  • Dừa bạn đem cắt vát nắp ra giữ nguyên nước trong trái, lá trầu đem rửa sạch và thái nhỏ hình sợi.
  • Cho phần lá trầu đã thái nhỏ vào bên trong quả dừa rồi đóng nắp lại ngâm khoảng 30 phút.
  • Bạn lọc lấy nước dừa uống mỗi ngày, nên uống vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và bài tiết.
  • Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ kiểm soát được nồng độ axit uric rất hiệu quả.

Hạ axit uric bằng lá tía tô

cách giảm axit uric trong máu
Thành phần dược tính của tía tô có tác dụng giảm axit uric trong máu và kiểm soát cơn đau

 PGS. TS Trần Công Khánh (Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền) nhận định lá tía tô là thảo dược có lượng tinh dầu lớn. Trong đó là những hoạt chất giúp giảm đau, chống viêm, giãn mạch, đồng thời tham gia vào việc ức chế quá trình hình thành axit uric. Người bệnh gout có thể uống nước lá tía tô để đào thải lượng axit uric dư thừa bằng đường bài tiết. Áp dụng ngăn ngừa các đợt gout cấp hoặc hỗ trợ điều trị mạn tính đều phù hợp. 

  • Cách 1:  Chuẩn bị khoảng 1 nắm tía tô, đem rửa sạch và đun sôi trong 1L nước trong vòng 15 phút. Người bệnh uống nước tía tô trong ngày thường xuyên sẽ đào thải axit uric ra khỏi cơ thể, giúp giảm đau nhức hiệu quả.
  • Cách 2: Sử dụng lá tía tô rửa sạch, sau đó cho tía tô vào cối giã nát rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng, viêm. Mỗi ngày áp dụng 1 lần, cơn đau sẽ dịu nhanh chóng.
  • Cách 3: Nấu nước lá tía tô ngâm chân, tay 30 phút. Kết hợp uống nước lá tía tô sẽ giúp giảm thiểu cơn đau mau chóng.

Cách giảm axit uric trong máu bằng lá vối tươi

Lá vối là một trong những cây thuốc Nam chữa bệnh gout được người dân tộc Mèo ưa dùng. Tác dụng chính của lá vối là giúp thanh nhiệt và giải độc. Trong lá vối cũng chứa các thành phần kháng sinh có lợi nhất tham gia đào thải các vi khuẩn, virus tiềm ẩn gây biến chứng gout. Các hạ axit uric bằng lá vối đơn giản được mọi người truyền miệng được thực hiện như sau:

Chuẩn bị: 30 gram lá vối tươi.

  • Người bệnh rửa sạch lá vối, sau đó cho lá vối vào ấm rồi đun cùng với 2 lít nước sạch.
  • Đun nước lá vối khoảng 15p thì lọc ra lấy nước uống.
  • Bạn uống khoảng 1 – 2 tháng sẽ thấy cơ thể giảm đau nhức đáng kể khi nồng độ axit uric được kiểm soát.
  • Bạn cũng có thể sử dụng lá vối nấu canh ăn, cách này cũng giúp kiểm soát bệnh gout tốt tại nhà.

3. Ăn uống đúng cách giúp hạ axit uric trong máu

Tình trạng tăng axit uric máu cũng có thể là hệ quả khi người bệnh thu nạp quá nhiều các thực phẩm có nhân purin cao. Do đó để có thể góp phần kiểm soát nồng độ axit uric ở mức an toàn, bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế tiếp nạp purin ở mức thấp nhất. Trong đó các chuyên gia cho rằng, các loại thực phẩm giúp hạ axit uric sau đây có khả năng kiểm soát triệu chứng tạm thời.

Uống nước

Cách giảm axit uric trong máu đơn giản nhất là uống nhiều nước. Để cơ thể luôn duy trì chuyển hóa cân bằng, từ đó loại thải axit uric liên tục thì bạn cần bổ sung nước đầy đủ. Nước là dẫn xuất chính giúp cơ thể đào thải độc tố, bao gồm cả acid uric. Đồng thời nước cũng giúp làm loãng và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Để loại bỏ lượng axit uric dư thừa trong cơ thể, các chuyên gia khuyên bạn nên uống 2-3 lít nước/ ngày bao gồm các loại sữa, nước trái cây và nước canh.

cách hạ axit uric trong máu
Uống đủ nước giúp cơ thể đào thải lượng axit uric dư thừa

Uống sữa

Người có chỉ số axit uric cao không nên uống sữa béo có đường, thay vào đó là các loại sữa không đường, sữa ít béo, sữa tươi sẽ được khuyến khích giúp làm giảm urat trong huyết tương. Sữa đóng góp một số chất quan trọng tham gia vào quá trình thủy phân acid uric trong thành phần huyết tương.

Do đó nếu như hàm lượng acid uric tăng cao thì bệnh nhân nên uống ngày 1 cốc sữa không đường. Trung bình cứ uống khoảng 2 ly sữa không đường mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh gout tới 43%.

Dùng baking soda

Sử dụng Baking soda có thể giúp giảm lượng axit uric nhanh chóng, giúp người bệnh gout thoát khỏi các cơn đau cấp tính. Tuy nhiên đây không phải là phương pháp mà bạn nên sử dụng thường xuyên. Do baking soda có thể gây ra các phản ứng bất lợi trong tuần hoàn, ảnh hưởng đến tim mạch.

Để thực hiện, người bệnh sử dụng khoảng 1/2 thìa cà phê baking soda vào 1 ly nước. Sau đó khuấy đều và uống 4 lần/ngày nếu bạn đang trong giai đoạn tái phát gout. Phương pháp này không khuyến khích cho đối tượng bệnh nhân trên 60 tuổi và người bị huyết áp cao.

Ăn tỏi

Trong Tây Y và Đông Y ghi nhận tỏi là thực phẩm mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong đó đặc biệt phải kể đến hiệu quả giảm axit uric của tỏi đối với bệnh nhân gout. Trong tỏi có lượng đáng kể lưu huỳnh, đây là thành phần hóa học tham gia vào hoạt động đào thải acid uric. Người bệnh chỉ việc ăn 1-2 tép tỏi mỗi ngày hoặc sử dụng tỏi ngâm mật ong. Kết hợp tỏi với chanh cũng là phương pháp được nhiều người sử dụng để cải thiện các cơn đau do gout gây ra.

Uống giấm táo

cách giảm axit uric trong máu
Sử dụng giấm táo trong điều trị axit uric tăng cao có hiệu quả đáng kể

Sử dụng giấm táo là cách giảm axit uric trong máu hiệu quả. Các hoạt chất và chất chống oxy hóa có trong giấm táo có khả năng khử độc, từ đó giúp loại bỏ axit uric dư thừa trong cơ thể. Trong đó thành phần acid malic từ nguyên liệu này giúp cân bằng nội tiết và loại thải các độc tố tồn tại trong cơ quan khớp, xương. Khi sử dụng, người bệnh chỉ pha 1 thìa canh giấm táo với 200ml nước ấm và uống khi còn đói. Mỗi ngày uống 2 lần và nên thực hiện ít nhất 1 tuần để kiểm soát axit uric.

Uống nước chanh 

Tương tự như những hiệu quả của giấm táo, nước chanh đem đến các chất chống oxy hóa giúp kiềm hãm sự sản sinh axit uric. Mỗi ngày một ly nước chanh giúp người bệnh kiềm hóa cơ thể và trung hòa axit uric dư thừa trong máu. Đồng thời vitamin C và các khoáng chất từ chanh sẽ cải thiện tốt những cơn đau nhức do gout gây ra.

Người bệnh dùng nước cốt của một quả chanh pha cùng với 1 nửa thìa cà phê baking soda, có thể thêm một ít đường. Sau đó để hỗn hợp hòa tan trong 5 phút thì cho thêm vào 1 cốc nước ấm, khuấy đều và uống nó ngay lập tức.

Trái anh đào

Ít người biết hiệu quả chữa bệnh của quả anh đào, trong đó nổi bật là khả năng hạ axit uric nhanh chóng nhờ tính chất chống oxy hóa của loại quả này. Ngoài ra trong anh đào có có hoạt chất anthocyanins – Tác dụng chính là làm giảm viêm cũng như ngăn ngừa triệu chứng bệnh gout bùng phát. Do đó người bệnh có thể sử dụng loại trái cây ngon miệng này để hỗ trợ điều trị triệu chứng gout.

Cách thực hiện rất đơn giản, người bệnh có thể ăn từ 15-20 quả anh đào mỗi ngày hoặc uống 1 ly nước ép anh đào. Phương pháp này vừa giúp người bệnh bổ sung vitamin, chất xơ, chất sắt, đồng thời cải thiện đau nhức rõ rệt.

4. Cách giảm axit uric trong máu bằng thuốc

Gout tái phát khi cơ thể không kịp thời đào thải các axit uric dư thừa, từ đó tạo thành các tinh thể urat gây viêm.  Một số loại thuốc giảm axit uric trong máu được đánh giá đem đến hiệu quả nhanh chóng cho bệnh nhân. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc hạ axit uric được sử dụng dưới dạng thuốc kê đơn và không kê đơn. Trong đó 3 nhóm chính gồm có: Nhóm giảm tổng hợp axit uric, nhóm tăng thải trừ axit uric và nhóm tiêu hủy axit uric. 

Nhóm giảm tổng hợp axit uric : Đối với nhóm thuốc này, hoạt động giảm tổng hợp axit uric đồng nghĩa với việc bệnh nhân cần được thực hiện quá trình ức chế men Xanthine oxidase-XO. Nhóm này bao gồm các loại thuốc được sử dụng phổ biến như: Allopurinol , Topiroxostat, Febuxostat.

Nhóm tăng thải trừ axit uric: Nhóm thuốc tăng thải trừ axit uric qua thận có tác dụng làm giảm axit uric trong máu. Đây cũng là nhóm thuốc được sử dụng khi nhóm thuốc ức chế men XO không đạt hiệu quả điều trị. Kết hợp đồng thời cả hai nhóm thuốc giúp điều trị axit uric máu đạt hiệu quả nhanh hơn. Các thuốc thuộc nhóm này gồm: probenecid, benzbromarone, lesinurad đã được chấp thuận trong điều trị.

cách giảm axit uric trong máu
Sử dụng thuốc giảm axit uric trong máu dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Nhóm hủy urat: Nhóm này giúp hạ nồng độ axit uric nhanh và tức thời dựa trên cơ chế truyền enzyme uricase tái tổ hợp làm biến đổi axit uric thành chất allatonin tan trong nước, sau đó chúng được đào thải qua thận. Nhóm thuốc này gồm có Pegloticase và Rasburicase. Hạn chế là, thuốc có thể làm tái phát cơn gút nhanh và kháng thuốc sau một thời gian điều trị. Một số phản ứng phục như khó thở, đau ngực, bốc hỏa, nặng hơn có thể gặp tan máu, shock phản vệ ở bệnh nhân có tiền sử suy tim xung huyết.

Những cách giảm axit uric trong máu giúp phòng ngừa Gout hiệu quả được đề cập trong bài viết trên đem đến những tác dụng nhất định trong thời gian ngắn. Quan trọng nhất, bệnh nhân cần chủ động kiểm soát axit uric bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, bổ sung dinh dưỡng và vận động khoa học. Để được hướng dẫn điều trị phù hợp, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không cung cấp lời khuyên hay phương pháp điều trị thay cho bác sĩ chuyên môn.

Bài viết liên quan:  Bệnh gout nên ăn gì và kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?

GỢI Ý XEM THÊM

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *