Những cách trị ho do trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà

Trào ngược dạ dày là một trong những nguyên nhân gây ho dai dẳng, làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, để kiểm soát triệu chứng này, bên cạnh việc dùng thuốc ức chế ho, người bệnh có thể thử áp dụng các cách trị ho do trào ngược dạ dày đơn giản tại nhà sau đây.

cách trị ho do trào ngược dạ dày
Ngoài dùng thuốc, bạn có thể tham khảo các cách trị ho do trào ngược dạ dày từ các nguyên liệu có sẵn trong nhà bếp

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây ho?

Trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi thức ăn và acid dịch vị ở dạ dày bị đẩy ngược lên ống thức quản. Khi đó, acid sẽ gây kích thích niêm mạc mô và dẫn đến chứng ợ nóng hoặc nóng rát ở ngực. Trong một số trường hợp, trào ngược dạ dày có thể gây nên ho mãn tính.

Thông thường, ho xảy ra như một hành động phản xạ tự nhiên khi tăng acid dạ dày trong thực quản. Tuy nhiên, triệu chứng này xuất hiện cũng có thể là do acid dạ dày di chuyển lên thanh quản, làm cho dịch acid nhỏ vào cổ họng gây trào ngược thanh quản LPR. Khi đó, vùng niêm mạc họng sẽ bị kích ứng gây ho. Lúc này, ho được xem như một cơ chế bảo vệ giúp chống trào ngược.

3 cách trị ho do trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà

Nguyên tắc để chấm dứt cơn ho là cần điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, để chữa trào ngược dạ dày, bác sĩ thường kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng acid như Rolaids, Tums, Alka – Selter hoặc Mylanta,… Ngoài ra, họ cũng cung cấp các làm giảm sản xuất acid, thuốc chẹn H2 như Pepcid hoặc Zantac cho người bệnh dùng. Tuy nhiên, bên cạnh dùng thuốc, người bệnh cũng có thể kiểm soát triệu chứng ho do trào ngược dạ dày tại nhà bằng những cách sau đây:

1. Thay đổi lối sống

Những người bị ho do trào ngược có thể thử thay đổi các lối sống sau đây để cải thiện triệu chứng bệnh:

  • Nên duy trì chỉ số cơ thể khỏe mạnh (BMI): Việc duy trì cơ thể ở một cân nặng nhất định giúp làm giảm áp lực lên dạ dày. Từ đó giúp làm giảm lượng acid dạ dày trào ngược lên ống dẫn thức ăn, giúp hỗ trợ điều trị chứng trào ngược và làm giảm ho
  • Tránh hút thuốc lá: Khói thuốc lá chứa nhiều chất độc là một trong những thủ phạm làm tăng nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày. Do đó, để chấm dứt cơn ho khó chịu, bệnh nhân nên ngừng hút thuốc lá ngay bây giờ
Cách chữa ho do trào ngược dạ dày
Sau khi ăn xong không nên nằm liền giúp ngăn ngừa chứng trào ngược và giảm nhanh triệu chứng ho
  • Ăn chậm và không nên ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều, quá no hoặc nhanh sẽ khiến dạ dày quá tải, gây ức chế sự đóng kín của cơ thắt thực quản dưới LES. Khi đó, LES sẽ mở ra và cho phép thức ăn trào ngược lên ống thực quản, kích ứng niêm mạc hầu họng và gây ho. Vì thế, để khắc phục vấn đề này, bệnh nhân nên ăn chậm, nhai kỹ và không nên ăn quá no. Tốt nhất nên chia bữa ăn chính thành nhiều phần nhỏ và ăn nhiều lần trong ngày
  • Nên mặc quần áo rộng: Điều này không chỉ giúp tạo cảm giác thoải mái mà còn giúp giảm áp lực lên dạ dày, ngăn ngừa acid dạ dày trào ngược lên ống dẫn thức ăn, hỗ trợ chữa trị bệnh
  • Không nằm xuống khi vừa ăn sau: Sau khi ăn xong, người bệnh không nên nằm xuống ngay mà hãy đợi khoảng 15 – 30 phút. Cách làm này giúp dạ dày có thời gian tiêu hóa thức ăn trước khi rơi vào trạng thái nghỉ ngơi
  • Nâng cao đầu giường hoặc gối cao đầu: Đối với những người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, tốt nhất nên nâng đầu giường hoặc gối cao đầu lên một góc nghiêng khoảng 15 độ. Việc làm này sẽ giúp giảm chứng trào ngược và ngăn ngừa cơn ho xảy ra. Lưu ý, nên chọn những chiếc gối mềm

2. Thay đổi chế độ ăn uống

Một số thực phẩm hoặc đồ uống có thể gây kích hoạt chứng trào ngược dạ dày dẫn đến ho. Do đó, để kiểm soát bệnh, người bệnh nên tránh xa những thực phẩm sau đây:

  • Rượu
  • Bia 
  • Caffein
  • Sô cô la
  • Thực phẩm chiên
  • Trái cây có múi như cam, quýt hoặc bưởi
  • Tỏi
  • Thức ăn giàu chất béo no
  • Thức ăn cay
  • Cà chua và chế phẩm từ cà chua
  • Hành tây
  • Nước ngọt có ga
  • Bạc hà
  • Thực phẩm cứng gây khó tiêu như củ già, xương hoặc sụn,…
Chữa ho do trào ngược dạ dày
Một trong những cách điều trị ho do trào ngược dạ dày hiệu quả là nên tránh ăn cà chua và các sản phẩm làm từ nguyên liệu này

Bệnh nhân nên sử dụng những loại thực phẩm tốt cho trào ngược và ho sau đây:

  • Rau xanh: Rau mồng tơi, rau muống hoặc rau chân vịt,… là những loại rau mang lại nhiều lợi ích đối với chứng trào ngược và ho. Các thành phần hóa học chứa trong rau có tác dụng chống táo bón, giúp bảo vệ dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt
  • Chuối: Thành phần chất kiềm chứa trong chuối giúp cân bằng dịch tiết acid trong dạ dày. Từ đó giúp ngăn ngừa trào ngược dạ dày do stress, giúp giảm ho
  • Đu đủ chín: Enzyem papain có trong đu đủ giúp phân hủy thức ăn, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và hạn chế tăng tiết acid dạ dày trào ngược lên thực quản
  • Sữa chua: Hệ khuẩn có lợi trong sữa chua giúp tiêu diệt khuẩn gây hại trong đường ruột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt

3. Chữa ho do trào ngược dạ dày bằng mẹo dân gian

Một số mẹo giảm ho từ thảo dược và nguyên liệu thiên nhiên như:

  • Trà gừng: Với đặc tính kháng viêm và diệt khuẩn, gừng có tác dụng hỗ trợ giảm ho, cải thiện tình trạng buồn nôn và ợ nóng do trào ngược dạ dày gây nên. Cách thực hiện rất dễ, người bệnh chỉ cần dùng vài lát gừng hãm với nước sôi trong vài phút. Sau đó thêm mật ong và uống
  • Nước sắc củ cải trắng và gừng: Củ cải trắng có tính mát, kết hợp với gừng tính ấm, giúp hỗ trợ điều trị ho hiệu quả. Sử dụng 2 – 3 củ cải trắng đem bỏ vỏ, thái nhỏ và xay nhuyễn chung với 5 lát gừng. Lọc lấy nước và uống. Nên uống nước củ cải trắng và gừng từ 3 – 5 ngày để nhận được kết quả chữa trị như ý
  • Trà hoa cúc: Để cân bằng nồng độc acid trong dạ dày, người bệnh có thể uống một tách trà hoa cúc trước khi đi ngủ khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng. Các hoạt chất chứa trong hoa cúc có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp giảm căng thẳng và ngăn ngừa chứng ợ nóng và ho do trào ngược dạ dày gây nên. Cách làm trà hoa cúc đơn giản, chỉ cần đun sôi nước và cho 1 túi lọc trà hoa cúc hãm trong 5 phút và uống. Tùy sở thích và vị giác của mỗi người mà có thể thêm chanh, đường và mật ong vào uống
điều trị ho do trào ngược dạ dày bằng meo dân gian
Trà hoa cúc mật ong giúp làm giảm ho và làm dịu cảm giác nóng rát do trào ngược dạ dày gây nên
  • Baking soda: Có thể cải thiện triệu chứng ho và làm chứng trào ngược dạ dày bằng baking soda. Hợp chất này có tác dụng trung hòa acid trong dạ dày, giảm nhanh tình trạng nóng rát ngay sau khi sử dụng. Người bệnh chỉ cần sử dụng 1 muỗng cà phê bột baking soda hòa tan trong 1 ly nước ấm và uống. Cách làm này giúp kiểm soát trào ngược nhưng khi sử dụng người bệnh nên lưu ý không dùng quá liều. Tốt nhất chỉ nên uống 1 – 2 ly mỗi ngày và 2 – 3 lần mỗi tuần. Tuyệt đối không uống nhiều để tránh dung nạp quá nhiều muối trong cơ thể gây tác dụng phụ sưng phù hoặc buồn nôn
  • Nha đam: Nguyên liệu có tính chống viêm tự nhiên cao, có tác dụng làm lành niêm mạc thực quản và dạ dày do trào ngược acid. Để kiểm soát triệu chứng ho, ợ nóng hoặc đau rát ngực,… do trào ngược gây nên, người bệnh nên uống một ly nước ép nha đam đường phèn trước khi ăn khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày 1 ly, uống từ 3 – 5 ngày giúp cải thiện bệnh đáng kể

Các cách trị ho do trào ngược dạ dày nêu trên giúp giảm nhanh triệu chứng ho. Tuy nhiên, trong trường hợp do dai dẳng kéo dài hơn 8 tuần, người bệnh nên khám và nhận sự chăm sóc từ y khoa để tránh bệnh chuyển nặng gây biến chứng.

⇒ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *