12 cách trị tê tay chân tại nhà – Áp dụng là khỏi

Tê nhức ở tay chân không phải là vấn đề nghiêm trọng và không khó điều trị. Do đó, người bệnh có thể kiểm soát tốt triệu chứng này dựa vào các cách trị tê tay chân tại nhà sau đây.

cách trị tê tay chân tại nhà
Tê bì chân tay là hiện tượng gặp phổ biến ở mọi người

12 Cách trị tê tay chân tại nhà có thể áp dụng

Tê tay chân là vấn đề thường gặp ở hầu hết mọi người. Triệu chứng này xuất hiện có thể là do máu lưu thông không tốt hoặc do tổn thương thần kinh gây nên. Ngoài ra, theo các chuyên gia, tê tay chân có thể là dấu hiệu nhận biết của các bệnh lý như bệnh mạch máu ngoại biên, thoát vị cột sống cổ hoặc hội chứng ống cổ tay,…

Tê tay chân tuy không nguy hiểm nhưng bệnh thường gây ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt của người bệnh. Vì vậy, để thúc đẩy máu lưu thông và giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng này ngay tại nhà, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp điều trị tự nhiên sau đây.

1. Cách trị tê tay chân tại nhà bằng tinh dầu

Các nghiên cứu chứng minh, tinh dầu chứa lượng lớn hoạt chất hóa học có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Do đó, chúng có tác dụng bảo vệ chức năng thần kinh cột sống, đồng thời giúp giảm đau và viêm. Không những thế, các thành phần chiết xuất trong tinh dầu còn giúp kích thích máu lưu thông tốt, hạn chế tình trạng tụ máu gây tê nhức hoặc tê bì chân tay. Hơn nữa, hương thơm từ tinh dầu được ứng dụng trong các liệu pháp mùi hương giúp tinh thần thoải mái, giảm căng thẳng, thúc đẩy phục hồi chức năng cơ gân.

Để chữa tê tay chân tại nhà bằng tinh dầu, người bệnh có thể sử dụng các loại tinh dầu sau đây:

  • Tinh dầu khuynh diệp: Tinh dầu chứa hoạt chất eucalyptol, có tác dụng chống viêm và giảm đau. Vì vậy, có thể sử dụng để cải thiện tình trạng tê bì ở chân, tay. Cách dùng khá đơn giản, bệnh nhân nhỏ 10 giọt tinh dầu khuynh diệp vào bát nước nóng. Sau đó ngâm tay và chân trong dung dịch nước này khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần giúp chân và tay thư giãn, giảm tê hoặc căng nhức.
  • Tinh dầu bạc hà: Nhờ chứa lượng lớn hoạt chất chống viêm, tinh dầu bạc hà không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ điều trị tình trạng sưng, đỏ ở khớp tay và chân. Loại tinh dầu này rất hữu ích trong việc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp với biểu hiện tê hoặc co cứng khớp ở chân, tay. Người bệnh sử dụng 10 – 12 giọt tinh dầu trộn đều với 1 – 2 muỗng dầu jojoba hoặc dầu ô liu. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên nơi tay và chân bị tê bì, tiến hành massage nhẹ nhàng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể. Ngoài cách này ra, bệnh nhân cũng có thể dùng tinh dầu bạc hà hòa tan với nước nóng và ngâm chân, tay.

Lưu ý: Ngoài các tinh dầu nêu trên, bệnh nhân cũng có thể sử dụng tinh dầu ngải cứu, tinh dầu hoa oải hương hoặc tinh dầu tía tô để kiểm soát triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bệnh nhân hãy chắc chắn bản thân không bị dị ứng với các loại tinh dầu này. 

Cách trị tê tay chân tại nhà
Kiểm soát triệu chứng tê tay chân tại nhà bằng tinh dầu

2. Dầu dừa trị tê bì tay chân tại nhà

Dầu dừa được xem là một trong những lựa chọn tự nhiên giúp kiểm soát triệu chứng đau nhức và tê bì ở tay chân do bệnh xương khớp gây nên. Nhờ chứa lượng lớn acid béo chuỗi trung bình có tính chất kháng khuẩn và chống viêm, dược liệu này giúp cung cấp dưỡng chất, tăng cường bôi trơn và nới lỏng các khớp bị co cứng. Không những thế, dầu dừa còn giúp thúc đẩy máu lưu thông, giảm đau và ngăn ngừa nhiễm trùng ở khớp.

Cách trị tê bì tay chân tại nhà thường được áp dụng:

  • Cách 1: Sử dụng 2 – 3 muỗng dầu dừa hâm nóng trong lò vi sóng. Sau đó thoa đều lên tay và chân bị tê bì. Tiến hành massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút rồi mang với chân để qua đêm. Áp dụng thường xuyên giúp giảm viêm khớp, giảm đau và giảm tê bì.
  • Cách 2: Nhỏ 2 muỗng dầu dừa vào bồn nước ấm và ngâm mình. Cách làm này giúp thúc đẩy máu lưu thông, cải thiện tình trạng co cứng và tê bì ở khớp.
  • Cách 3: Thường xuyên uống dầu dừa giúp hỗ trợ giảm tê bì ở tay chân và chống nhiễm trùng tại xương khớp. Mỗi ngày bệnh nhân nên uống 3 lần, mỗi lần 15 ml, tương đương 1 muỗng canh. Kiên trì sử dụng trong vòng 1 tháng để nhận được kết quả tốt.

Để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân nên kết hợp dùng dầu dừa chữa tê tay chân theo cả hai cách dùng ngoài và uống trong.

3. Chữa tê tay chân tại nhà bằng muối Epsom

Trong muối Epsom có chứa hai hoạt chất chính là magie và sunfat. Hai thành phần này tan nhanh trong nước, có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Do đó, chúng giúp cơ thể hấp thụ chất khoáng dễ dàng, từ đó giúp giảm đau và tê bì ở khớp tay, chân. Không những thế, chúng còn giúp cải thiện tình trạng co cứng khớp, giúp tăng phạm vi chuyển động của các khớp bị viêm.

Cách điều trị tê tay chân bằng muối Epsom tại nhà:

  • Cách 1: Sử dụng 500 gram muối Epsom hòa tan trong bồn tắm và ngâm mình. Mỗi tuần ngâm khoảng 2 – 3 lần.
  • Cách 2: Hòa tan 1/2 chén muối Epsom trong thau nước ấm và ngâm chân, tay trong vòng 20 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày nhằm giúp chấm dứt nhanh tình trạng tê bì, khó chịu ở tay và chân
cách trị tê tay chân tại nhà
Điều trị chứng tê tay chân do viêm khớp dạng thấp gây nên bằng muối Epsom

4. Dùng bột ớt trị tê bì tay chân tại nhà

Theo nghiên cứu công bố trên Journal of the Medical Association of Thailand vào năm 2010 cho biết, trong bột ớt chứa chứa lượng lớn capsaicin. Hoạt chất này có đặc tính chống viêm, có tác dụng giảm đau nhức và tê bì ở chân tay do viêm khớp gây nên từ mức độ nhẹ đến trung bình.

Để giảm đau nhức, tê bì ở tay chân, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh có thể thực hiện theo các cách hướng dẫn sau:

  • Cách 1: Lấy 1/2 chén dầu dừa đem hâm nóng rồi trộn đều với 2 muỗng cạnh bột ớt. Dùng hỗn hợp này thoa đều lên tay và chân bị tê. Trong quá trình thoa nên massage từ 2 – 3 phút. Sau 20 phút thoa hỗn hợp dầu dừa và bột ớt, bệnh nhân nên rửa sạch lại bằng nước ấm. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Cách 2: Sử dụng 1/2 muỗng cà phê bột ớt đem cho vào bát hoặc thay nước ấm. Khuấy đều và dùng ngâm chân và tay. Sau 15 phút ngâm, rửa sạch lại. Thực hiện đều đặn mỗi ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Lưu ý: Khi sử dụng bột ớt điều trị tê bì tay chân bằng bột ớt, ban đầu bệnh nhân có thể sẽ có cảm giác nóng rát ở trên da. Sau khi áp dụng 2 – 3 lần, triệu chứng này sẽ biến mất. Tuy nhiên, trong trường hợp nóng rát không khỏi kèm theo triệu chứng nổi ban hoặc ngứa,… người bệnh nên ngưng sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng bột ớt, không nên thoa hỗn hợp lên vùng da bị trầy xước hoặc tổn thương.

5. Dầu mè giúp kiểm soát tê ở chân tay

Dầu mè có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa, có tác dụng giúp giảm triệu chứng đau và tê bì ở tay, chân liên quan đến bệnh viêm khớp. Theo các chuyên gia khoa xương khớp, bôi một lượng dầu mè vừa phải và đúng cách giúp giảm nhanh cơn đau cơ bắp, đồng thời giúp củng cổ xương khớp.

Cách sử dụng dầu mè chữa te ở chân tay đơn giản như sau:

  • Cách 1: Lấy 1 – 2 muỗng canh dầu mè đem hâm nóng và thoa lên vùng xương khớp bị ảnh hưởng. Tiến hành massage nhẹ nhàng 2 – 3 phút và rửa lại sau 15 phút. Thực hiện hàng ngày để cảm nhận được kết quả rõ ràng
  • Cách 2: Dùng dầu mè trộn với ít bột nhục đậu khấu đem chưng cho đến khi dầu mè ấm lên. Dùng hỗn hợp này bôi lên tay và chân bị tê. Sau 10 phút kể từ khi thoa, rửa lại bằng nước ấm.
  • Cách 3: Để giảm viêm và tê bì ở tay chân, người bệnh lấy 2 muỗng dầu mè trộn vơi 3 – 4 tép tỏi băm nhuyễn rồi đem đi hâm nóng. Thoa đều hỗn hợp này lên khu vực bị ảnh hưởng 15 phút, giúp kiểm soát triệu chứng bệnh đáng kể.
Cách trị tê tay chân tại nhà
Chữa tê và đau ở tay chân bằng dầu mè

6. Trị tê tay chân tại nhà bằng cách chườm nóng

Chườm nóng là biện pháp tận dụng luồng khí ấm kích thích mạch máu hoạt động và ngăn ngừa tụ máu, từ đó giúp giảm cảm giác tê bì ở tay chân. Chưa kể đến, biện pháp điều trị tại nhà này còn giúp làm giảm đau và cải thiện viêm bằng cách làm tê liệt vùng bị ảnh hưởng.

Để điều trị tê tay chân, bệnh nhân có thể áp dụng các cách chườm nóng sau đây:

  • Chườm bằng chai hoặc túi nước nóng: Sử dụng một túi hoặc chai chứa nước nóng đặt lên khu vực bị ảnh hưởng và giữ trong vòng 10 – 15 phút. Sau khi chườm nước ấm xong, bạn nên dùng túi nước đá chườm khoảng 15 phút. Thực hiện lặp lại thao tác chườm 2 – 3 lần giúp giảm đau và tê ở tay chân. 
  • Chườm nóng bằng muối: Lấy một lượng muối vừa đủ đem sao nóng và cho vào lớp vải sạch. Sau khi muối nguội bớt chườm lên vùng tay hoặc chân bị tê. Người bệnh có thể áp dụng cách này mỗi khi tê tay chân bùng phát nhằm giúp kiểm soát triệu chứng.
  • Chườm nóng bằng rượu: Sử dụng 1 chén rượu đem hâm nóng. Sau đó, dùng vải sạch thấm rượu và đắp lên tay và chân bị tê giúp điều hòa khí huyết và thông kinh mạch, giảm đau và tê.

Lưu ý: Không áp dụng các chườm nóng tại vết thương hở. Nhiệt độ chườm vừa phải, không quá nóng. Thời gian chườm không quá 15 – 20 phút.

7. Chữa tê tay chân tại nhà bằng ngải cứu trắng

Theo Đông y, cây ngải cứu trắng có tác dụng điều hòa khí huyết và đả thông kinh mạch. Do đó, thường xuyên sử dụng chúng đều đặn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng tê bì và khó chịu diễn ra ở tay và chân.

Cách chữa tê bì tay chân bằng ngải cứu trắng đơn giản sau đây:

  • Cách 1: Dùng 1 bó lá ngải cứu trắng đem rửa sạch, để ráo và sao nóng với muối hột. Cho hỗn hợp vào tấm vải sạch và đắp lên khu vực tê bì. 
  • Cách 2: Nấu nước lá ngải cứu trắng với một ít muối biển. Dùng nước này ngâm tay, chân. Thực hiện đều đặn 1 – 2 lần mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh.
Cách trị te tay chân tại nhà
Dùng ngải cứu sao nóng hoặc tinh dầu ngải cứu chữa tê tay chân do viêm khớp

8. Gừng tươi trị tê bì tay chân 

Gừng được xem là một trong những phương thuốc dân gian giúp điều trị tê bì tay chân hiệu quả. Dược liệu chứa enzyme zingibain, có tác dụng chống viêm và giảm đau. Nếu sử dụng đúng cách giúp cải thiện triệu chứng tê bì, sưng nhức ở tay và chân, đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng ở khớp.

Cách trị tê tay chân tại nhà bằng gừng đơn giản như:

  • Cách 1: Sử dụng 3 – 4 lát gừng tươi hãm trong cốc nước đun sôi 10 phút. Sau đó vớt bỏ gừng, hòa thêm 1 – 2 muỗng cà phê mật ong và uống. Mỗi ngày uống một cốc trà gừng và mật ong giúp giảm đau, chống viêm và hỗ trợ điều trị tê bì, co cứng ở tay và chân.
  • Cách 2: Dùng 1 củ gừng có trọng lượng khoảng 50 gram rửa sạch và đập nát. Cho vào nồi nấu chung với 1 lít nước. Sau khi nước sôi có thể chờ nguội bớt hoặc pha thêm nước lạnh và dùng ngâm chân. Thời gian ngâm từ 10 – 15 phút. Áp dụng 2 – 3 lần/ tuần vào buổi tối trước khi đi ngủ không chỉ giúp giảm đau, tê mà còn giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Cách 3: Lấy 100 gram gừng tươi đem rửa sạch, để ráo và thái lát. Sau đó sao nóng với rượu và đắp lên khu vực tê bì. Kiên trì sử dụng đều đặn mỗi ngày, chỉ sau 5 – 7 ngày, triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm đáng kể.

9. Điều trị tê tay chân bằng cây bạch quả

Theo nghiên cứu, các hoạt chất chứa trong lá cây bạch quả có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu. Do đó, dược liệu giúp ngăn ngừa hiện tượng tụ máu, làm giảm tình trạng tê ở tay chân do máu lưu thông kém. Ngoài công dụng này ra, lá bạch quả còn có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, giúp giảm viêm khớp.

Cách sử dụng đơn giản sau đây:

  • Cách 1: Dùng tinh dầu lá cây bạch quả thoa và massage tại vùng bị tê bì. Thực hiện đều đặn 2 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhất định. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng thoa lên da vì tinh dầu lá bạch quả có thể gây dị ứng.
  • Cách 2: Sử dụng 1 muỗng cà phê lá bạch quả khô hãm trong 100 ml nước sôi 5 – 7 phút và uống. Mỗi ngày uống 1 – 2 ly trà lá bạch quả giúp giảm đau, tê tay chân, đồng thời chống stress hoặc căng thẳng.
Cách trị tê tay chân tại nhà
Chữa tê tay chân bằng lá cây bạch quả

10. Nghệ giúp kiểm soát triệu chứng tê ở tay chân

Thành phần curcumin được tìm thấy trong nghệ có tác dụng thúc đẩy và cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể. Chưa kể đến, hoạt chất sinh học này còn có công dụng chống viêm và diệt khuẩn. Nếu thường xuyên sử dụng, chúng giúp giảm viêm, giảm đau và cải thiện tình trạng tê bì, khó chịu do viêm khớp ảnh hưởng đến tay, chân.

Để điều trị tình trạng tê tay chân bằng nghệ, bệnh nhân có thể áp dụng các cách dưới đây:

  • Cách 1: Trộn 1 muỗng cà phê bột nghệ với 1 muỗng ô liu. Sau đó đem hâm nóng thoa đều lên khu vực bị ảnh hưởng 10 – 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm. Kiên trì áp dụng đều đặn mỗi ngày để nhận được kết quả chữa trị như mong muốn.
  • Cách 2: Hòa tan 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ trong cốc sữa ấm và uống mỗi ngày. Hoặc cũng có thể, hãm 2 – 3 lát nghệ tươi trong 100 ml nước. Sau đó cho thêm 1 muỗng cà phê mật ong vào khuấy đều và uống mỗi ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu.

11. Chữa tê tay chân tại nhà bằng quế

Quế chứa nhiều hoạt chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Không những thế, chúng còn chứa lượng lớn kali, vitamin B và mangan, giúp tăng cường lưu thông máu đến tứ chi. Do đó, bột quế thường được chuyên gia khoa xương khớp khuyến cáo sử dụng nhằm giảm nhanh triệu chứng đau và tê bì ở tay chân.

Cách trị tê tay chân tại nhà bằng bột quế dễ dàng sau:

  • Cách 1: Sử dụng 2 – 4 gram bột quế hòa tan trong 1 cốc nước ấm, thêm ít mật ong và uống mỗi ngày. Ngoài cách này ra, có thể thêm bột quế vào các món ăn hàng ngày.
  • Cách 2: Lấy 2 muỗng cà phê bột quế trộn đều với 2 muỗng dầu jojoba. Đem hâm nóng và thoa đều lên cánh tay, bàn chân bị tê nhức. Kiên trì sử dụng liên tục 5 – 7 ngày giúp giảm nhanh triệu chứng đau và tê ở tay chân.

12. Trị tê tay chân bằng dầu mù tạt

Dầu mù tạt được chiết xuất từ hạt mù tạt, có chứa lượng lớn vitamin E, acid béo omge – 3, omega – 6 và chất chống oxy hóa có lợi đối với sức khỏe. Không những thể, dầu thực vật này còn chứa nhiều magie có khả năng giảm đau và kích thích máu lưu thông tốt. Do đó, người bệnh tê tay chân có thể sử dụng dầu mù tạt để kiểm soát triệu chứng bệnh ngay tại nhà.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 2 – 3 muỗng dầu mù tạt cho vào bát sạch và đem hâm nóng
  • Thoa đều dầu lên vùng cánh tay, bàn tay hoặc chân và tiên hành xoa bóp, massage nhẹ
  • Sau 10 – 20 phút cho hỗn hợp dầu thấm sâu, rửa lại bằng nước ấm
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày
Điều trị tê tay chân tại nhà
Dầu mù tạt giúp kiểm soát triệu chứng tê bì ở tay chân

Mẹo phòng ngừa tê tay chân tại nhà

Bên cạnh áp dụng các cách trị tê tay chân tại nhà nêu trên, để phòng ngừa tình trạng này tái phát, bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Thường xuyên massage tay, chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để thúc đẩy lưu thông máu
  • Hạn chế mang giày cao gót hoặc giày mũi hẹp giúp hạn chế tổn thương các khớp ở chân, từ đó giúp giảm tê đau ở chân. Tốt nhất nên mang giày pata với kích thước vừa chân
  • Để chặn cảm giác đau và tê ở chân và bàn tay, bệnh nhân nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B như hoa quả khô, pho mát, chuối, đậu, trứng và bơ,… Đồng thời nên bổ sung thực phẩm giàu magie vào khẩu phần ăn hàng ngày
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều acid làm hao hụt canxi nhanh. Bên cạnh đó, không nên ăn thức ăn chứa nhiều natri và đường tinh luyện. Bởi chúng chính là tác nhân làm tăng nguy cơ thoái hóa và viêm khớp, gây tê đau ở chân và tay.
  • Thay đổi tư thế sinh hoạt, không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Nên tập thói quen đứng dậy và đi lại sau 30 – 45 phút ngồi làm việc
  • Cần tập luyện thể thao và nghỉ ngơi hợp lý tránh tình trạng chèn ép dây thần kinh khiến máu khó lưu thông, làm tăng khả năng tê bì ở tay và chân

Như vậy, người bệnh có thể áp dụng các cách trị tê tay chân tại nhà trên đây để kiểm soát triệu chứng khó chịu do đau nhức xương khớp gây nên. Tuy nhiên, các biện pháp chữa trị này chỉ mang tính chất đối phó khi bệnh ở mức độ không nghiêm trọng. Vì vậy, trong trường hợp tê bì kèm theo triệu chứng phức tạp khác, bệnh nhân cần thăm khám và nhận sự giúp đỡ từ nhân viên y tế.

→ Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 23/06/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *