Cây Mè Đất: Công Dụng Và Các Bài Thuốc Trị Bệnh

Cây mè đất là loại cây mọc hoang ở nhiều tỉnh thành nước ta, chủ yếu là những sườn núi hay nương rẫy. Dân gian đã sử dụng loại cây này khá nhiều trong việc bào chế thành thuốc chữa bệnh như ho, viêm họng, đau dạ dày, đau nhức răng, viêm lợi, lở loét ngứa ngoài da và nhiều bệnh lý khác.

Tìm hiểu những thông tin về cây me đất: Đặc điểm sinh thái, tính vị, công dụng và những bài thuốc hay
Tìm hiểu những thông tin về cây me đất: Đặc điểm sinh thái, tính vị, công dụng và những bài thuốc hay

Tên gọi – Phân nhóm

  • Tên gọi khác: Húng cay đất, Cây tổ ông, Cạy bạch dương, Mè đất nhám,…
  • Tên khoa học: Leucas aspera
  • Tên tiếng Trung: 绉面草
  • Họ: Thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae)

Đặc điểm sinh thái của cây mè đất

Mô tả cây mè đất

Cây mè đất là loại cây thân thảo và có hình dáng gần giống cây vừng. Khi trưởng thành, cây cao khoảng 20 – 25cm. Thân vuông, mọc thẳng đứng, cành cây mọc đối. Lá cây mè đất mọc đối hoặc không đối, phiến lá hình mũi mác, mép lá có khía răng cưa. Hoa mọc thành cụm ở nách lá, hoa có dạng hình cầu với nhiều hoa màu trắng nhỏ. Đài hoa hình ống gồm nhiều răng, phần tràng có ống thẳng, phía bên trong hoa có 1 vòng lông và chia thành 2 môi với môi trên ngắn hơn môi dưới. Quả bế hình trứng, nhẵn và có cạnh màu nâu.

Cây mè đất được phân bố chủ yếu ở đâu?

Cây mè đất là loại cây ưa sáng, mọc hoang ở những bãi đất hoang, sườn đồi, ruộng rẫy. Loại cây này được tìm thấy khá nhiều ở nước ta, trải dài khắp các tỉnh thành, đặc biệt là các vùng núi. Cây mè đất không chỉ được tìm thấy nhiều ở nước ta, chúng còn xuất hiện ở một số đất nước khác trên thế giới như: Ấn Độ, Tây Á và cả phía Nam Trung Quốc.

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Sử dụng toàn bộ cây mè đất để làm thuốc chữa bệnh, bao gồm: lá, thân và cả rễ.

Thu hái: Thời điểm thích hợp nhất để thu hoạch là vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm.

Chế biến: Đem những phần cây mè đất vừa được thu hoạch rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó, thái thành từng đoạn nhỏ để sử dụng. Nếu sử dụng ở dạng khô, cần phơi 1 – 2 ngày nắng để héo dần và cất trữ trong túi ni lông để sử dụng dần.

Cách bảo quản: Bảo quản dược liệu cây mè đất nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Đối với những phần cây mè đất khô, bạn nên bảo quản trong bọc kín và đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.

Thành phần hóa học của cây mè đất

Hiện nay chưa có tài liệu nào ghi nhận về vấn đề này.

Tính vị – Quy kinh của cây mè đất

Tính vị: Cây mè đất có vị cay, tính ấm.

Quy kinh: Chưa có tài liệu nào báo cáo về vấn đề này.

Cây mè đất có vị cay, tính ấm, có tác dụng khư phong, hóa đàm, chỉ khái, kháng khuẩn,...
Cây mè đất có vị cay, tính ấm, có tác dụng khư phong, hóa đàm, chỉ khái, kháng khuẩn,…

Tác dụng dược lý của cây mè đất

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, các thành phần có trong cây mè đất đem lại những công dụng sau:

  • Chống oxy hóa và kháng khuẩn, kháng nấm mạnh;
  • Khi thí nghiệm trên cơ thể của chuột bạch, nước sắc cây mè đất có tác dụng giảm đau, tiêu viêm;
  • Có tác dụng hạ đường huyết và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường;
  • Có tác dụng bảo vệ gan khỏi các tác nhân gây hại.

Theo sự ghi nhận của giới y học cổ truyền, cây mè đất có những tác dụng sau:

  • Chỉ khái;
  • Hóa đờm;
  • Khư phong giải biểu.

Chủ trị:

  • Chữa đau nhức răng, viêm lợi, viêm nướu;
  • Trị tan máu bầm, vết thương bầm tím do bị vấp ngã;
  • Cải thiện các triệu chứng ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi, viêm họng, viêm phế quản,…;
  • Chữa các bệnh lý về da như: mụn nhọt, ghẻ lở, viêm da cơ địa, mẩn ngứa,…;
  • Phục hồi tế bào gan, chức năng gan;
  • Chữa viêm loét dạ dày;
  • Trị viêm họng, viêm xoang.

Dược liệu cây mè đất được sử dụng như thế nào? Liều lượng ra làm sao?

Liều dùng: 12 – 15 gram/ ngày. Liều lượng có thể thay đổi còn tùy vào từng đối tượng và từng bệnh lý mà đối tượng đó đang mắc phải.

Cách dùng: Có thể sử dụng độc vị cây mè đất hoặc kết hợp cùng với một vài nguyên liệu khác. Thông thường, dược liệu cây mề đất được dùng ở dạng thuốc sắc hoặc đắp ngoài da.

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây mè đất

Dưới đây là một số bài thuốc chi tiết từ cây mè đất, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng để cải thiện bệnh lý:

1. Bài thuốc từ cây mè đất chữa viêm da cơ địa, tay chân nổi ghẻ

  • Nguyên liệu: 100 gram cây mè đất dạng khô hoặc dạng tươi đều được.
  • Cách thực hiện: Đem cây mè đất rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ phần bụi bẩn và đất cát. Sau đó cho nào nồi nước và đun sôi để lấy nước tắm. Thực hiện mỗi ngày 1 lần để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng. Hoặc người bệnh cũng có thể sử dụng nước cốt cây mè đất để bôi trực tiếp lên vùng da bị ghẻ hay bị viêm da cơ địa.

2. Bài thuốc từ cây mè đất trị ho thông thường, ho lâu ngày không khỏi

  • Nguyên liệu: Cây mè đất và củ mạch môn mỗi vị 15 gram.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên sắc cùng với 500 ml nước lọc, tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại khoảng 200 ml nước. Chia thành hai phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Lúc sử dụng, có thể thêm một ít mật ong nguyên chất, khuấy tan để dễ sử dụng.

3. Bài thuốc từ cây mè đất trị đau nhức răng, viêm lợi

  • Nguyên liệu: Cây mè đất tươi.
  • Cách thực hiện: Đem cây mè đất rửa qua nhiều lần với nước sạch, tốt hơn nếu ngâm cùng với nước muối pha loãng. Sau đó cho vào cối giã nát rồi vo tròn và đặt ngay vào vị trí răng bị đau. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần để cải thiện tình trạng răng bị đau, viêm lợi. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng ở dạng khô, bằng cách đem sắc lấy nước đặc để súc miệng.

4. Bài thuốc từ cây mè đất giúp phục hồi chức năng gan và bảo vệ gan khỏi các nhân tố gây hại

  • Nguyên liệu: 15 gram cây mè đất khô.
  • Cách thực hiện: Đem hãm cùng với nước sôi để sử dụng thay cho nước trà.

5. Bài thuốc từ cây mè đất chữa các vết thương bị bầm tím, tụ máu

  • Nguyên liệu: Cây mè đất tươi khoảng một nắm hơn.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ phần cây mè đất đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch, sau đó vớt ra để ráo. Cho vào cối để giã cho nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương. Dùng băng để cố định lại khoảng 15 phút rồi rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần để cải thiện tình trạng đau nhức, bầm tím.
Cây mè đất và những bài thuốc chữa bệnh hay theo kinh nghiệm của dân gian
Cây mè đất và những bài thuốc chữa bệnh hay theo kinh nghiệm của dân gian

6. Bài thuốc từ cây mè đất chữa sa dạ dày

  • Nguyên liệu: 2 – 3 nắm cây mè đất khô.
  • Cách thực hiện: Đem cây mè đất sao thơm, khử thổ, sau đó cho vào ấm cùng với 3 bát nước lọc và tiến hành sắc thuốc sao cho phần nước cô đặc còn lại phân nửa. Chắt lọc lấy phần nước sắc để thay cho nước trà.

7. Bài thuốc từ cây mè đất chữa viêm loét dạ dày lâu năm không tự lành

  • Nguyên liệu: Cây mè đất, vỏ cây vú sữa cùng với vỏ cây mù u với liều lượng bằng nhau.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu sau vàng, khử thổ, sau đó cho vào trong nồi đất cùng với lượng nước vừa đủ. Chắt lọc lấy phần nước, loại bỏ phần bã. Chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng hết trong ngày. Dùng thuốc khi thuốc còn nóng, nếu thuốc nguội, bạn nên hâm nóng lại trước khi sử dụng.

8. Bài thuốc từ cây mè đất chữa mắt bị va quệt, đóng vảy cá

  • Nguyên liệu: Một nắm lá cây mè đất.
  • Cách thực hiện: Đem lá cây mè đất rửa qua nhiều lần với nước sạch hoặc cùng với nước muối pha loãng. Sau đó đem giã nát rồi vắt lấy phần nước cốt, thêm một ít muối rồi tiến hành nhỏ vào mắt mỗi ngày vài lần.

9. Bài thuốc từ cây mè đất chữa bệnh ho gà

  • Nguyên liệu: 12 gram cây mè đất cùng với 9 gram cam thảo.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu cho vào nồi, tiếp tục cho một lượng nước vừa đủ. Chắt lọc lấy phần nước cô đặc để sử dụng. Người bệnh nên dùng thuốc khi thuốc còn ấm.

10. Bài thuốc từ cây mè đất chữa viêm họng, viêm xoang

  • Nguyên liệu: Cây mè đất và lá bồ công anh mỗi vị 20 gram, 16 gram cam thảo cùng với 10 gram lá xạ can.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch. Sau đó cho vào trong nồi với lượng nước vừa đủ và tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng phân nửa. Chia phần nước sắc được thành 2 phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Dùng thuốc khi thuốc vẫn còn ấm.

11. Bài thuốc từ cây mè đất chữa khí hư bạch đới

  • Nguyên liệu: Cây mè đất, rễ củ gai, rễ cỏ xước với mỗi vị là 20 gram cùng với 16 gram rễ bấn.
  • Cách thực hiện: Làm sạch các vị thuốc trên rồi cho vào ấm. Tiếp tục cho một lượng nước ngập toàn bộ nguyên liệu rồi bắt lên bếp để đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phần nửa. Bỏ phần bã và chắt lọc lấy phần nước để sử dụng. Mỗi ngày sử dụng một thang thuốc với những nguyên liệu trên.

Một số lưu ý khi sử dụng bài thuốc từ cây mè đất

Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây mè đất:

  • Đối với các đối tượng dị ứng hay quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu cần hết sức lưu ý khi sử dụng dược liệu cây mè đất;
  • Trong quá trình sử dụng các bài thuốc từ dược liệu cây mè đất, nếu không may gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra, người bệnh nên tạm ngưng sử dụng và tìm gặp bác sĩ để được hỗ trợ.

Trên đây là những thông tin về dược liệu cây mè đất và một số bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này. Tuy nhiên, những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế chỉ định từ bác sĩ. Mặt khác, người bệnh không được tự ý sử dụng khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm:

Ngày Cập nhật 07/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *