Chàm bội nhiễm là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị

Chàm bội nhiễm là một bệnh da liễu hiếm gặp. Bệnh có tên khoa học là Eczema Herpeticum. Nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh hình thành và phát triển là do cơ thể nhiễm virus Herpes simplex. Bệnh xảy ra phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận và không có biện pháp phòng ngừa, bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn.

Chàm bội nhiễm là gì? Mức độ nguy hiểm và cách điều trị
Tìm hiểu bệnh chàm bội nhiễm là gì? Mức độ nguy hiểm, triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Chàm bội nhiễm là gì?

Chàm bội nhiễm có tên khoa học là Eczema Herpeticum. Đây là một thuật ngữ biểu hiện cho tình trạng tổn thương da bởi sự xâm nhập và tác động của virus Herpes simplex. Không giống như những bệnh da liễu mãn tính khác, bệnh chàm bội nhiễm có khả năng lây lan từ cơ thể người này sang cơ thể người khác thông qua đường tiếp xúc.

Bệnh là giai đoạn phát triển nặng của những bệnh lý, vấn đề da liễu khác. Cụ thể như bệnh chàm, bệnh chàm thể tạng, bệnh viêm da cơ địa, bệnh viêm da kích ứng… Chính vì thế mà bệnh được đánh giá là nguy hiểm hơn, có mức độ nghiêm trọng hơn so với những dạng bệnh khác. Đặc biệt là khi bệnh phát triển mạnh và lây lan trên diện rộng.

Bệnh chàm bội nhiễm xuất hiện do đâu?

Virus Herpes simplex 1 là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh chàm bội nhiễm hình thành và phát triển. Tuy nhiên ở một vài trường hợp khác, bệnh có thể xuất hiện và phát triển mạnh do virus Herpes simplex 2. 

Sau khi nhiễm virus Herpes simplex 1 và virus Herpes simplex 2 từ nguồn bệnh, bệnh sẽ bùng phát dữ dội từ 5 đến 12 ngày sau đó. 

Virus Herpes simplex 1
Virus Herpes simplex 1 là nguyên nhân chủ yếu khiến bệnh chàm bội nhiễm hình thành và phát triển

Triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm 

So với những vấn đề và bệnh da liễu khác, bệnh chàm bội nhiễm không có những triệu chứng nghiêm trọng hơn. Những triệu chứng khó chịu của bệnh thường tập trung ở trên mặt và vùng cổ. Thỉnh thoảng những triệu chứng sẽ lan rộng và xuất hiện tại nhiều vị trí khác. Cụ thể như tay, chân và lưng.

Dấu hiệu đầu tiên khi bệnh hình thành và phát triển là sự có mặt đột ngột của những mụn nước nhỏ. Bên trong mụn nước có chứa dịch lỏng. Những mụn nước này tạo ra cảm giác đau rát và ngứa ngáy dần theo thời gian.

Những mụn nước khi xuất hiện trên da thường có kích thước tương tự nhau. Chúng có thể xuất hiện với màu đỏ, màu đen hoặc màu đỏ tía. Những mụn nước có thể lây lan và phát sinh ở những vị trí mới từ 7 – 10 ngày.

Ngay sau khi những mụn nước vỡ ra, dịch lỏng sẽ tràn và thoát ra ngoài. Vùng da bị tổn thương bắt đầu có dấu hiệu đóng mài. Sau đó, những vùng da này sẽ bong vảy và phục hồi từ 2 đến 6 tuần.

Bệnh chàm bội nhiễm khi xuất hiện không chỉ gây ra những triệu chứng trên da mà còn tạo ra những biểu hiện khó chịu khác làm ảnh hưởng đến toàn thân. Bao gồm:

  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Sưng hạch bạch huyết.
Triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm 
Triệu chứng của bệnh chàm bội nhiễm

Mức độ nguy hiểm của bệnh chàm bội nhiễm

Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, bệnh chàm bội nhiễm có thể hình thành nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Cụ thể như:

  • Tổn thương gần mắt
  • Mù lòa
  • Hỏng giác mạc
  • Nhiễm trùng mắt.

Một số trường hợp nghiêm trọng khác có thể khiến bệnh nhân bị suy nội tạng và dẫn đến tử vong. Đặc biệt là khi virus gây bệnh đã lây lan lên đến gan, phổi và não.

Phương pháp chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm

Những biểu hiện lâm sàng do bệnh chàm bội nhiễm gây ra có những nét tương đồng khi so sánh bệnh cùng với những vấn đề và bệnh da liễu khác như nhiễm tụ cầu vàng, bệnh chốc lở, zone… Chính vì thế, để quá trình điều trị bệnh đi đúng hướng, người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra bệnh lý.

Đầu tiên, bác sĩ chuyên khoa sẽ quan sát cũng như kiểm tra những triệu chứng lâm sàng của bệnh. Sau đó thực hiện sinh thiết mô. Kết quả của phương pháp xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ chuyên khoa xác định được sự có mặt của virus gây bệnh.

Ngoài ra bác sĩ cũng có thể yêu cầu bạn thực hiện phương pháp nuôi cấy mẫu, xác định kháng thể với virus và kiểm tra virus dưới kính hiển vi.

Đối với những trường hợp quá nghiêm trọng, bệnh chàm bội nhiễm phát triển mạnh mẽ theo chiều hướng xấu và không có thời gian cho việc chẩn đoán, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng những loại thuốc thuộc nhóm thuốc kháng virus toàn thân.

Phương pháp chẩn đoán bệnh chàm bội nhiễm
Bác sĩ chuyên khoa có thể yêu cầu bạn thực hiện phương pháp sinh thiết mô, nuôi cấy mẫu, xác định kháng thể với virus và kiểm tra virus dưới kính hiển vi để xác định bệnh lý

Phương pháp điều trị bệnh chàm bội nhiễm

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh chàm bội nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu người bệnh điều trị nội trú. Việc điều trị nội trú sẽ giúp bác sĩ có thể kiểm soát chặt chẽ mức độ phát triển bệnh lý và khả năng gây ảnh hưởng của các loại virus.

Để ức chế hoạt động của các loại virus gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc chống virus như Valacyclovir, Acyclovir. Người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng thuốc chống virus trong vòng 10 đến 14 ngày. Đối với trường hợp bệnh nhân vừa bị nhiễm vi khuẩn vừa bị nhiễm virus, người bệnh sẽ được yêu cầu sử dụng đồng thời thuốc chống virus cùng với những loại thuốc kháng sinh.

Sau khi các loại virus gây bệnh đã được ức chế, bệnh nhân có thể làm giảm những triệu chứng trên da bằng cách điều trị tại chỗ bằng thuốc steroid.

Việc sử dụng thuốc trong điều trị chàm bội nhiễm chỉ mang tác dụng ức chế các triệu chứng khó chịu và ngăn chặn sự bùng phát của bệnh. Bệnh và những triệu chứng điển hình của bệnh có thể tái phát trong tương lai. Tuy nhiên ở thời điểm này, mức độ sẽ có xu hướng ít nghiêm trọng hơn khi so sánh với lần bùng phát đầu tiên.

Để quá trình điều trị bệnh đạt được kết quả tốt nhất và đảm bảo tối đa mức độ an toàn, người bệnh nên sử dụng thuốc đúng với sự hướng dẫn về cách sử dụng và liều dùng thuốc của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được cắt giảm hoặc tăng liều dùng thuốc so với liều quy định. Bởi việc sử dụng thuốc bừa bãi, dùng thuốc không đúng liều có thể kéo theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để gia tăng thêm số lượng vi khuẩn và virus kháng thuốc.

Phương pháp điều trị bệnh chàm bội nhiễm
Để ức chế hoạt động của các loại virus gây bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn thuốc có chứa những loại thuốc chống virus như Valacyclovir, Acyclovir

Biện pháp phòng ngừa tái phát chàm bội nhiễm

Bệnh chàm bội nhiễm và những triệu chứng của bệnh có thể tái phát khi gặp điều kiện thuận lợi và môi trường thích hợp. Mặc dù bệnh nhân không thể ngăn chặn hoàn toàn nguy cơ tái phát của bệnh nhưng người bệnh có thể giảm thiểu tỉ lệ tái phát bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Sử dụng những sản phẩm dịu nhẹ, an toàn, ít gây kích ứng để làm sạch vùng da bị tổn thương. Bên cạnh đó, bạn nên giữ cho da luôn sạch sẽ và khô thoáng.
  • Bạn tuyệt đối không tiếp xúc với những người đang bị nhiễm virus Herpes simplex
  • Không sử dụng tay để gãi, sờ, chà xát hay cào vào những vùng da đang bị tổn thương. Việc tiếp xúc vật lý là môi trường phát triển, lây lan các loại virus và vi khuẩn gây bệnh. Trong trường hợp thoa thuốc cho khu vực này, bạn cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc.
  • Hạn chế va chạm, tiếp xúc với những tác nhân gây kích thích như không khí ô nhiễm, nước bẩn, phấn hoa, bụi, những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng cao, lông chó mèo…
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại vitamin và nước để nâng cao sức đề kháng, cải thiện khả năng chống bệnh.
Biện pháp phòng ngừa tái phát chàm bội nhiễm
Phòng ngừa tái phát chàm bội nhiễm bằng cách tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại vitamin và nước giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện khả năng chống bệnh

Bệnh chàm bội nhiễm là bệnh lý nguy hiểm do có khả năng gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân sớm điều trị bằng phác đồ chữa bệnh của bác sĩ, bệnh và những triệu chứng của bệnh sẽ được kiểm soát hoàn toàn, hiếm khi hình thành biến chứng.

Ngày Cập nhật 24/07/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *