Chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi: Những lưu ý không thể bỏ qua

Khi chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi, người thân cần có những lưu ý quan trọng để người bệnh sớm phục hồi, tăng cường sức khoẻ, nâng cao đề kháng và tránh tái phát bệnh. Ngoài ra cũng cần lưu ý đề phòng bệnh cho bản thân, tuyệt đối không để mình lây nhiễm bệnh.

Môi trường sống: Điều cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi 

Khi chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi, vấn đề cần lưu ý nhất là môi trường sống được đảm bảo, không khí sạch và không bị nhiễm các tạp chất (bụi bặm, khói thuốc lá, mùi xăng xe…). Bệnh nhân mới ở viện về nên tĩnh dưỡng trong phòng thoáng mát, có cửa sổ và rèm che. Người thân nên dọn dẹp phòng của người bệnh thường xuyên, tránh xa những nguồn gây ô nhiễm. Lúc này, hệ thống hô hấp của người bệnh còn yếu, vậy nên môi trường sống là yếu tố quan trọng để họ có thể sớm phục hồi.

Nếu người bệnh khó thở, suy hô hấp, gia đình cần chú ý cung cấp đủ ô-xy. Tuỳ theo hướng dẫn của bác sĩ mà có liều lượng hợp lý.

Nơi ở của người bệnh áp-xe phổi cần thoáng đãng, gọn gàng, sạch sẽ
Nơi ở của người bệnh áp-xe phổi cần thoáng đãng, gọn gàng, sạch sẽ

Ngoài ra, người bệnh cần được giữ vệ sinh cá nhân, đánh răng, vệ sinh mũi họng thường xuyên, súc miệng bằng nước muối khiến vi khuẩn không có môi trường sinh sôi, tái phát.

Bệnh nhân, đặc biệt là những người bệnh cao tuổi (trên 65 tuổi) hoặc trẻ em (dưới 3 tuổi), nếu có bất cứ dấu hiệu bất thường nào (khó thở, sốt cao đột ngột hoặc thân nhiệt giảm bất ngờ, rối loạn nhịp tim, người tím tái…) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tái khám.

 Chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi: Cần lưu ý gì về chế độ dinh dưỡng?

Trong suốt thời gian điều trị nội trú tại viện, bệnh nhân đã phải điều trị bằng kháng sinh dài ngày (một phác đồ điều trị kháng sinh thường kéo dài 4 tuần), vậy nên khi về nhà, gia đình cần chú ý chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi bằng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh và đủ chất. Hai nhóm thực phẩm được các bác sĩ khuyên nên tăng cường bổ sung cho người bệnh áp-xe phổi là rau xanh, trái cây và sữa. Ngoài ra, bệnh nhân cần được uống đủ nước.

Ranh xanh, trái cây cung cấp nhiều vitamin, giúp người bệnh thanh lọc cơ thể, đẩy bớt các dư lượng kháng sinh và chất độc ra ngoài. Các loại rau quả nên tăng cường bổ sung là dứa, hành tây, tỏi tây, súp-lơ, nấm, cải. Ngoài ra, người nhà cũng nên cho bệnh nhân ăn thêm các loại thịt có nhiều vitamin nhóm B như cá hồi, thịt gà, trứng.

Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi
Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi

Sữa và các chế phẩm từ sữa là nhóm chất rất tốt với người bệnh, vì giúp cung cấp thêm protein và năng lượng để hồi phục sức khoẻ mà lại không sợ thừa chất. Trong đó, sữa chua là món ăn rất tốt, vừa hỗ trợ tiêu hoá, có nhiều lợi khuẩn giúp các vết thương bên trong nhanh lành.

Chế độ vận động của người bệnh áp-xe phổi

Chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi, gia đình cần đặc biệt chú ý đến chế độ vận động cả lúc nằm viện lẫn khi đã về nhà. Khi còn điều trị nội trú, bác sĩ và y tá sẽ hướng dẫn cách vận động và các bài tập vật lý trị liệu để sức khoẻ bệnh nhân được phục hồi tốt. Khi đã xuất viện, người nhà cần nắm được các bài tập để tiếp tục áp dụng.

Khi chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi, người nhà nên giúp họ tập thở, sao cho vẫn hít thở thoải mái nhưng cũng hỗ trợ vết thương nhanh lành, giúp đẩy dịch đờm ra ngoài. Hai bài tập thở bụng và thở ngực đã được hướng dẫn từ trước, giờ người nhà phải tiếp tục hỗ trợ bệnh nhân tập để nhanh hồi phục phổi.

Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khoẻ, tăng cười đề kháng, giúp việc phòng tránh bệnh tốt hơn
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện sức khoẻ, tăng cười đề kháng, giúp việc phòng tránh bệnh tốt hơn

Hàng ngày người nhà nên giúp bệnh nhân tập các động tác đã được bác sĩ hướng dẫn, tập đi kết hợp tập thở để tránh huyết khối tĩnh mạch.

Người chăm sóc cần đặc biệt lưu ý để tránh lây nhiễm bệnh

Áp xe phổi có thể lây truyền từ người bệnh sang người thường nếu các tác nhân gây bệnh lây lan ra bên ngoài. Bởi vậy, ngoài việc chăm sóc cho người bệnh, những người xung quanh nên đặc biệt lưu ý những điều sau để tránh mắc phải áp-xe phổi:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với người bệnh, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Giữ môi trường sống của bản thân, gia đình được thoáng đãng, sạch sẽ. Tránh xa các nguồn ô nhiễm.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều sữa để cung cấp các dưỡng chất, giúp cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc có không khí ô nhiễm.
  • Khi có các dấu hiệu bất thường về đường hô hấp (ho, có đờm, đau họng, khó thở…), tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn xử lý.

Bài viết trên đây chắc hẳn đã cung cấp cho độc giả những thông tin hữu ích về chế độ chăm sóc bệnh nhân áp-xe phổi. Song song với quá trình điều trị, việc chăm sóc bệnh nhân giai đoạn này cũng vô cùng cần thiết. Vì vậy, những người thân hãy lưu ý những điều trên để giúp họ đẩy nhanh qúa trình phục hồi, khỏi bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *