Chàm vành tai ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ cần biết

Bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Điều trị bệnh này không khó. Điều quan trọng là chăm sóc phải đúng cách.

Bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có thể được chữa trị dễ dàng nếu bé được chăm sóc đúng cách.
Bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có thể được chữa trị dễ dàng nếu bé được chăm sóc đúng cách.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị chàm vành tai

Chàm tai là một trong các loại bệnh chàm (Eczema) thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các vết chàm có thể xuất hiện ở vành tai, ống tai hoặc hoặc phần da phía sau và xung quanh tai. Trong đó, vành tai là vị trí thường gặp nhất. Bệnh chia thành 3 giai đoạn: cấp tính, bán cấp tính và mạn tính.

Biểu hiện của trẻ sơ sinh bị chàm vành tai là:

  • Ngứa nhiều ở tai khiến bé thường xuyên cào, dụi hoặc kéo vành tai;
  • Vùng da bị chàm sẽ nổi sần và phát hồng ban nếu ở dạng nhẹ;
  • Tiếp sau đó, từ những nốt li ti ban đầu sẽ phát triển thành các nốt mụn nước. Trong một thời gian ngắn, chúng sẽ rỉ dịch từ từ rồi vỡ ra;
  • Dịch tiết từ các nốt mụn có thể khiến vùng da bị chàm lan rộng và khiến bé chảy thấy đau rát.
  • Khi nước dịch khô, da sẽ bị đóng vảy và bong tróc.
Bé sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu và có thể bị đau rát khi dịch nhầy trong các nốt mụn chảy khi khi bị chàm vành tai.
Bé sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy khó chịu và có thể bị đau rát khi dịch nhầy trong các nốt mụn chảy khi khi bị chàm vành tai.

Nguyên nhân gây chàm vành tai ở trẻ sơ sinh

Không phải tất cả các trẻ sơ sinh đều bị mắc bệnh chàm vành tai. Các nhà nghiên cứu cho rằng nó thường chỉ xảy ra ở những trẻ có cơ địa quá nhạy cảm bẩm sinh. Kết hợp đó, nếu có thêm một số tác động khác, trẻ sẽ bị chàm vành tai nói riêng và một số bệnh chàm thường gặp khác nói chung.

Những yếu tố có thể là nguyên nhân chủ yếu hoặc cộng hưởng với một số tác động khác gây ra bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh là:

  • Môi trường thay đổi:

Môi trường bên ngoài và bên trong cơ thể người mẹ khác biệt rất lớn về nhiệt độ, độ ẩm và nhiều yếu tố khác nữa. Một số trẻ khi sinh ra không thích ứng kịp sự thay đổi môi trường bên ngoài có thể bị bệnh chàm;

  • Thời tiết khắc nghiệt:

Trời quá lạnh và khô hoặc quá nóng thường là yếu tố tác động cộng hưởng gây nên bệnh chàm vành tai đối với trẻ sơ sinh;

  • Chế độ dinh dưỡng của người mẹ (trường hợp trẻ đang dùng sữa mẹ):

Vấn đề sinh dưỡng của người mẹ không chỉ ảnh hưởng đến trẻ trong giai đoạn mang thai mà còn ảnh hưởng rất nhiều trong giai đoạn cho con bú. Cụ thể, nếu mẹ dùng quá nhiều thức ăn dễ gây dị ứng, ăn cay nóng; đồng thời thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết thì trẻ rất dễ bị chàm hoặc những bệnh ngoài da khác. Bên cạnh đó, sức đề kháng của bé của rất kém và dễ mắc các bệnh thông thường;

  • Yếu tố khác:

ối với những trẻ sơ sinh dùng sữa công thức, bệnh chàm vành tai cũng rất thường xảy ra. Nguyên nhân có thể do loại sữa không phù hợp và cơ thể bé không có được sức đề kháng tốt như khi dùng sữa mẹ.

Bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh bị chàm tai sẽ thường xuyên quấy khóc, ngủ không ngon giấc và bú kém. Những tác động này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bé. Bệnh chàm vành tai không gây nguy hiểm cho tính mạng. Sau một thời gian, vùng da bị chàm có thể tự khô và bong tróc. Cơ thể kích thích quá trình sản sinh tế bào da mới. Đồng thời, vùng da bị chàm có thể không để lại sẹo.

Tuy nhiên, chàm ở vành tai là bệnh rất dễ tái phát và chuyển sang mạn tính nếu không điều trị cũng như không chăm sóc đúng cách. Ngoài ra, trong trường hợp chăm sóc sai cách khi trẻ bị chàm, các tổn thương trên da rất dễ bị nhiễm trùng và khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Khi đó, bạn cần đưa bé đến cơ sở ý tế để được điều trị đúng cách và tránh những rủi ro đáng tiếc.

Bệnh chàm vành tai có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không nguy hiểm cho tính mạng.
Bệnh chàm vành tai có thể được chữa khỏi hoàn toàn và không nguy hiểm cho tính mạng.

Cách điều trị chàm vành tai cho trẻ sơ sinh

Khi nghi ngờ bị chàm vành tai, bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra. Mục đích là:

  • Xác định các tổn thương trên da có phải bệnh chàm tai hay không;
  • Biết được nguyên nhân gây bệnh;
  • Xác định chính xác tình trạng bệnh;
  • Có được hướng điều trị hiệu quả nhất;
  • Các bác sĩ sẽ cho bạn các lời khuyên và lưu ý quan trọng cho từng trường hợp cụ thể trong điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm vành tai.

Việc chữa bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh có thể sử dụng cách điều trị bằng Tây y, Đông y, phương pháp dân gian hoặc kết hợp tất cả các phương pháp điều trị này. Tuy nhiên, dù áp dụng cách nào thì tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng cũng rất quan trọng. Nhất là khi trẻ đang được chữa trị theo một phác đồ cụ thể. Ngoài ra, hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng thuốc sẽ tránh được tác dụng phụ và hạn chế tình trạng nhiễm trùng da.

Thuốc Tây y chữa chàm vành tai cho trẻ sơ sinh

  • Thuốc chống dị ứng và giảm ngứa: Tiêu biểu là Chlorpheniramine, Phenergan hoặc Theralene… Những loại thuốc này được dùng ở dạng uống, bôi hoặc kết hợp cả hai. Ngoài ra, trẻ có thể được bổ sung calcium  (canxi) và vitamin C để giảm tiết dịch và giảm ngứa ở vùng da bị chàm;
  • Thuốc mỡ chứa corticosteroid: Thường dùng là Flucinar hoặc cidermex. Các loại thuốc này sử dụng cho trường hợp vùng da bị chàm khô. Thuốc mỡ không được bôi trên diện rộng. Điều này có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ.
  • Dùng thuốc tím (methyl hoặc methylene 2%): Tác dụng tương tự như thuốc mỡ. Nó áp dụng trong trường hợp da bị chàm còn khô. 
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc này sử dụng cho những trường hợp da bị chàm có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Thuốc làm mềm da: Thường dùng nhất là vaseline (loại dùng cho y học), tetracycline (thuốc kháng sinh điều trị bệnh ngoài da do nhiễm trùng) hoặc thuốc mỡ aureomycin (một loại kháng sinh tetracycline)…
Việc dùng thuốc tân dược điều trị chàm ở vành tai cho trẻ cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Kể cả khi bạn chỉ bôi nó ngoài da.
Việc dùng thuốc tân dược điều trị chàm ở vành tai cho trẻ cần hỏi ý kiến của bác sĩ. Kể cả khi bạn chỉ bôi nó ngoài da.

Thuốc Đông y cải thiện các triệu chứng bệnh chàm vành tai cho trẻ sơ sinh

Thuốc Đông y chữa chàm vành tai cho trẻ sơ sinh thường dùng ở dạng đắp. Trước khi áp dụng một trong các bài thuốc dưới đây, bạn cần hỏi qua ý kiến của thầy thuốc về thời điểm, thời gian, liều lượng và một số lưu ý khác.

Bài thuốc 1: Tập trung chống viêm

Nguyên liệu gồm: 60g rau sam; hoàng bách, bồ công anh, sinh địa, cúc hoa và long đởm (mỗi loại 30g). Tất cả ở dạng khô.

Cách dùng: Cho các nguyên liệu vào ấm rồi nấu với 3 chén nước. Để lửa thật nhỏ và nấu liên tục trong khoảng 24 giờ cho đến khi nước cô đặc lại còn nửa chén hoặc ít hơn. Dùng nước này thoa lên vành tai bị chàm. 

Bài thuốc 2: Tác động đồng thời giúp tiêu viêm và kháng khuẩn

Nguyên liệu: Địa hoàng, hàn thủy thạch và hoàng cầm, mỗi loại 30g kết hợp với 3g thanh đại. Cách dùng tương tự bài thuốc số 1.

Bài thuốc 3: Giảm sưng

Nguyên liệu: 80g vaseline và 20g hoàng liên với một ít dầu vừng.

Cách dùng: Tán mịn hoàng liên rồi trộn với hai nguyên liệu còn lại. Sau đó mang đi nấu cho đến khi hỗn hợp tan ra. Chờ nguội nó sẽ cô đặc lại rồi dùng để thoa lên da bé.

Có khá nhiều bài thuốc Đông y chữa chàm vành tai cho trẻ sơ sinh. Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Có khá nhiều bài thuốc Đông y chữa chàm vành tai cho trẻ sơ sinh. Trước khi áp dụng bất kỳ bài thuốc nào bạn cũng cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.

 

Lưu ý trong chăm sóc trẻ sơ sinh bị chàm vành tai

Vệ sinh da tai trẻ đúng cách khi bị chàm

Bạn không nên dùng nước thông thường rửa vành tai của trẻ sơ sinh khi bị chàm. Nhất là khi da đã xuất hiện các nốt mụn nước và đang rỉ dịch. Đồng thời, bạn cũng không được dùng nước ấm hoặc các dung dịch có tính tẩy phổ thông và dễ gây kích ứng để rửa vết thương. Bởi điều này có thể khiến vùng da bị chàm lan rộng hoặc xuất hiện tình trạng bội nhiễm.

Bạn nên vệ sinh vành tai trẻ bằng dung dịch oxy già 3% hoặc các loại nước rửa chuyên dụng. Các loại nước này không những làm sạch bề mặt da mà còn giúp các tổn thương trên da se lại. Sau công đoạn vệ sinh da, bạn cần bôi thuốc mỡ đặc trị bệnh chàm cho bé.

Cách chăm sóc da vùng tai bị chàm

Bạn cần hạn chế động vào vành tai đang bị chàm của bé. Đồng thời, bạn cũng cần chú ý để bé không tự làm tổn thương vành tai của mình. Hãy cắt móng tay, móng chân và mang bao tay cho trẻ. Chú ý chọn loại vải có chất liệu cotton thấm hút tốt để tránh gây hầm bí da.

Hãy dùng đến bao tay để hạn chế trẻ tự làm tổn thương vùng da đang bị chàm.
Hãy dùng đến bao tay để hạn chế trẻ tự làm tổn thương vùng da đang bị chàm.

Chườm nóng tại chỗ để giảm ngứa da

Trường hợp vùng da bị chàm gây ngứa ngáy quá khó chịu cho bé, bạn có thể dùng khăn bông mềm và sạch nhúng nước nóng, vắt khô rồi chườm lên vành tay của bé. Lưu ý là không được để nhiệt độ quá nóng, tránh gây bỏng bởi da của bé lúc này đang rất mỏng và bị tổn thương. Ngoài ra bạn cần nhớ một điều rằng đây chỉ là cách giúp bé giảm ngứa tạm thời. Chườm nóng không có tác dụng điều trị bệnh chàm vành tai ở trẻ sơ sinh.

Những lưu ý khác khi trẻ bị chàm vành tai

  • Đừng để bé tiếp xúc với các yếu tố có thể gây dị ứng như: lông gấu bông, lông động vật, khói thuốc lá…
  • Không tiêm phòng thủy đậu và một số loại vắc-xin khác trong lúc trẻ sơ sinh bị bệnh chàm. Bạn nên thông báo với bác sĩ hoặc chuyên viên y tế về tình trạng bệnh chàm của bé.
  • Nếu trẻ sơ sinh đang dùng sữa mẹ: Chế độ dinh dưỡng của người mẹ rất quan trọng. Ngoài ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, người mẹ cần bổ sung thêm các loại vitamin và khoáng chất từ rau củ quả tươi. Đồng thời, tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng.
  • Trường hợp bé dùng sữa công thức và bị chàm vành tai, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về loại sữa đang dùng có phù hợp không.
  • Để dự phòng bệnh chàm vành tai nói riêng và bệnh chàm ở trẻ em nói chung, bạn không nên để bé tiếp xúc với các đồ vật hoặc sản phẩm tẩy rửa dễ gây dị ứng. Trước khi dùng bất kỳ sản phẩm chăm sóc da nào cho bé cũng cần thử trước để kiểm tra phản ứng. Nếu không có dấu hiệu bất thường thì mới dùng nhiều hơn.

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *