Chân Bị Tê Mất Cảm Giác Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?

Tình trạng chân bị tê mất cảm giác có thể là do ngồi hoặc đứng sai tư thế gây ra. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn, bao gồm bệnh đau thần kinh tọa, đau cơ xơ hóa và các bệnh lý liên quan đến động mạch ngoại biên.

Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì
Chân bị tê mất cảm giác có thể liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể

Chân bị tê mất cảm giác là bệnh gì?

Chân bị tê mất cảm giác có thể là một tình trạng tạm thời khi người bệnh ngồi hoặc đứng sai tư thế. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý mãn tính trong cơ thể.

Cơ thể người có một mạng lưới dây thần kinh phức tạp di chuyển từ não đến các ngón chân và ngược lại. Do đó, tình trạng tê ở chân hoặc các đầu ngón chân có thể là dấu hiệu tổn thương, tắc nghẽn, nhiễm trùng hoặc các dây thần kinh bị chèn ép.

Một số bệnh lý và điều kiện y tế có thể khiến chân bị tê mất cảm giác bao gồm:

1. Các dây thần kinh bị chèn ép

Khi các dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh có thể cảm thấy tê, mất cảm giác và ngứa ran ở chân hoặc tay. Tình trạng này thường xuất hiện sau chấn thương hoặc sưng ở chân.

Các triệu chứng khác có thể bao gồm gây đau và hạn chế cử động.

Hầu hết các trường hợp các dây thần kinh bị chèn ép được điều trị bằng cách nghỉ ngơi tại nhà, vật lý trị liệu và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để hạn chế các rủi ro.

tê mỏi chân tay
Các dây thần kinh bị chèn ép có thể gây tê và mất cảm giác ở chân

2. Đau thần kinh tọa

Dây thần kinh tọa bắt nguồn từ tủy sống, đi qua hông và mông sau đó phân nhánh xuống hai chân.

Các dây thần kinh hông là dây thần kinh dài nhất cơ thể và là một trong những dây thần kinh quan trọng nhất. Dây thần kinh này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng kiểm soát và cân giác của chân. Đau dây thần kinh tọa có thể dẫn đến các triệu chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng ở lưng, mông và chân. Do đó, người bệnh đau thần kinh tọa có thể cảm thấy yếu, tê hoặc mất cảm giác ở chân, lưng và mông.

Hầu hết các trường hợp đau thần kinh tọa có thể liên quan đến một chấn thương tiềm ẩn đối với dây thần kinh tọa và các khu vực xung quanh thần kinh, như đốt sống, xương cổ và lưng.

Có 40% dân số thế giới có các dấu hiệu đau thần kinh tọa tại một thời điểm nào đó trong đời. Nguy cơ này thường cao hơn khi cơ thể lão hóa.

3. Bệnh tiểu đường

Ở người bệnh tiểu đường, lượng đường và chất béo cao trong máu có thể gây tổn thương các dấu thần kinh. Tình trạng này được gọi là bệnh thần kinh tiểu đường.

Khi bệnh gây ảnh hưởng đến các dây thần kinh ở chân hoặc bàn chân được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên. Có khoảng một nửa số người bệnh tiểu đường gặp các triệu chứng thần kinh ngoại biên.

bị tê bàn chân phải là bệnh gì
Bệnh thần kinh ở bệnh nhân tiểu đường có thể gây tê và mất cảm giác ở chân

Ngoài việc khiến chân bị tê mất cảm giác, bệnh thần kinh ngoại biên có thể gặp một số dấu hiệu nhận biết như:

  • Cảm thấy rất khát hoặc đói
  • Mệt mỏi
  • Tầm nhìn kém
  • Có nhu cầu đi tiểu thường xuyên
  • Các vết cắt và vết bầm có thời gian hồi phục lâu

Bệnh tiểu đường là bệnh lý nghiêm trọng gây tê ở chân và các vấn đề liên quan khác. Nếu không được điều trị phù hợp có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm cắt bỏ chi. Do đó, người bệnh tiểu đường và cảm thấy bị tê liệt hoặc mất cảm giác ở chân cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4. U dây thần kinh Morton

U dây thần kinh của Morton là tình trạng dày lên của các mô xung quanh một dây thần kinh dẫn đến bàn chân và các ngón chân.

Áp lực lên dây thần kinh này có thể gây đau đớn ở bàn chân và tê liệt các ngón chân. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh đi một số loại giày.

Hiện tại các phương pháp điều trị bệnh u dây thần kinh Morton được điều trị bằng cách thay đổi giày dép và tiêm thuốc Corticosteroid để giảm đau, nếu cần thiết.

5. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào của cột sống, từ cổ đến lưng dưới. Tuy nhiên, lưng dưới là khu vực phổ biến nhất bị ảnh hưởng đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

Cột sống là một mạng lưới các dây thần kinh và mạch máu phức tạp. Do đó, tình trạng thoát vị đĩa đệm có thể gây áp lực lên các dây thần kinh và cơ bắp xung quanh.

ngồi lâu bị tê chân phải làm sao
Người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể bị tê và mất cảm giác ở chân

Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết phổ biến bao gồm:

  • Đau, tê và mất cảm giác một bên cơ thể, bao gồm cả chân hoặc các ngón chân
  • Xuất hiện các cơn đau kéo dài đến canh tay hoặc chân
  • Cơn đau có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn về đêm hoặc khi người bệnh thực hiện một số hoạt động
  • Có cảm giác ngứa ran, tê hoặc nóng rát ở khu vực bị ảnh hưởng

Bệnh thoát vị đĩa đệm không được điều trị có thể gây tổn thương thần kinh vĩnh viễn. Một biến chứng lâu dài khác bao gồm gây chèn ép các dây thần kinh và khiến người bệnh mất cảm giác ở đùi trong, chân và khu vực xung quanh trực tràng.

6. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là một bệnh lý mãn tính liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công lớp bảo vệ xung quanh các sợi thần kinh.

Tình trạng này có thể dẫn đến viêm, hình thành mô sẹo và tổn thương dây thần kinh. Điều này khiến não khó gửi tín hiệu đến các bộ phận còn lại của cơ thể.

Người bệnh đa xơ cứng thường trải qua một loạt các triệu chứng khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của bệnh có thay đổi theo thời gian. Các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm:

  • Chân bị tê mất cảm giác gây khó khăn cho việc đi lại
  • Khó giữ thăng bằng
  • Yếu cơ hoặc co cứng cơ bắp
  • Mệt mỏi quá mức

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh đa xơ cứng. Tuy nhiên, người bệnh cần áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

7. Bệnh đau xương bàn chân

Bệnh đau xương bàn chân là thuật ngữ chỉ tình trạng đau, viêm và sưng ở xương bàn chân. Tình trạng này thường xuất hiện ở người vận động ở cường độ mạnh mà không có dụng cụ hoặc thiết bị bảo hộ bàn chân.

Mặc dù đau đớn là dấu hiệu phổ biến nhất nhưng đôi khi người bệnh cũng có thể cảm thấy tê hoặc mất cảm giác ở bàn chân.

Thông thường, tình trạng đau xương bàn chân không cần điều trị y tế. Người bệnh có thể thay đổi giày, nghỉ ngơi và chườm lạnh để cải thiện tình trạng. Tuy nhiên, nếu cơn đau và tê ở chân kéo dài hơn 5 – 7 ngày, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

bị tê chân phải làm sao
Tê chân do đau xương bàn chân thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện tại nhà

8. Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud hay Hiện tượng Raynaud là tình trạng lưu lượng máu đến các chi suy giảm, thường có liên quan đến thời tiết lạnh hoặc căng thẳng quá độ.

Bệnh Raynaud thường không nghiêm trọng tuy nhiên bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tương tự như viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh Lupus ban đỏ.

Một số dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh Raynaud phổ biến bao gồm:

  • Đau ở các khớp như ngón tay, ngón chân, mắt cá chân và đầu gối
  • Đỏ ở các khớp
  • Cảm thấy tê hoặc mất cảm giác ở chân

Thông thường để chẩn đoán bệnh Raynaud, bác sĩ thường kiểm tra các bệnh lý liên quan. Do đó, hầu hết các phương pháp điều trị bệnh Raynaud đều nhằm mục đích cải thiện các triệu chứng và bệnh lý liên quan.

9. Chấn thương tủy sống

Chấn thương tủy sống là một dạng chấn thương cơ thể cực kỳ nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến hầu hết các bộ phận của cơ thể.

Tủy sống là một bó dây thần kinh và các mô khác được bảo vệ bởi cột sống và các đốt sống. Các đốt sống là các xương xếp chồng lên nhau để tạo nên cột sống. Cột sống chứa rất nhiều dây thần kinh kéo dài từ não và kết thúc khi đến gần mông.

Tủy sống chịu trách nhiệm gửi thông tin từ não bộ đến tất cả các bộ phận của cơ thể và ngược lại. Vì vậy con người có thể cảm nhận các cơn đau và cử động tay chân.

Nếu tủy sống bị chấn thương, một số hoặc tất cả các thông tin của não bộ đến cơ thể sẽ bị gián đoạn. Điều này có thể dẫn đến mất toàn bộ cảm giác và khả năng vận động của cơ thể. Trong một số trường hợp, chấn thương tủy sống ở gần đốt sống cổ có thể gây tê liệt phần lớn cơ thể.

ngón chân bị tê mất cảm giác
Chấn thương tủy sống có thể gây tê liệt và mất chức năng ở chân

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng chấn thương cột sống bao gồm:

  • Mất khả năng kiểm soát bàng quang và ruột
  • Không có khả năng di chuyển tay và chân
  • Chân bị tê mất cảm giác hoặc bị ngứa ran
  • Đau đầu
  • Đau hoặc có cảm giác áp lực ở vùng lưng hoặc cổ
  • Mất định vị vị trí cơ bản của đầu

Chấn thương tủy sống là tình trạng nghiêm trọng. Do đó, nếu nghi ngờ một người bị chấn thương tủy sống, hãy gọi cho cấp cứu ngay lập tức. Ngoài ra, không được di chuyển người bệnh, trừ các trường hợp rất cần thiết. Nếu người bệnh không thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo, không được di chuyển đầu hoặc hàm của người bệnh.

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý như trên, đôi khi tình trạng chân bị tê mất cảm giác có thể do một số nguyên nhân không nghiêm trọng như tư thế ngồi không đúng, nhiễm độc rượu, căng thẳng, lo lắng, thiếu vitamin hoặc lạm dụng một số loại thuốc.

Chân bị tê mất cảm giác có nguy hiểm không?

Các triệu chứng này cũng có thể phát triển nghiêm trọng theo thời gian và ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Nếu tình trạng chân bị tê mất cảm giác xảy ra đột ngột và kèm theo các triệu chứng khác, chẳng hạn như khó thở hoặc sốc phản vệ, có thể là một tình trạng nghiêm trọng và cần chăm sóc y tế.

Do đó, hãy đến bệnh viện hoặc gọi cho cấp cứu nếu chân bị tê mất cảm giác kèm các triệu chứng như:

  • Chóng mặt
  • Khó nói
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột
  • Tê chân kéo dài trong vài giờ
  • Tê ảnh hưởng đến nhiều bộ phận trong cơ thể
  • Đau chân nghiêm trọng
  • Khó thở

Không phải tất cả các trường hợp chân bị tê mất cảm giác đều liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Điều trị tình trạng chân bị tê mất cảm giác

Việc điều trị cải thiện tình trạng chân bị tê mất cảm giác phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được tư vấn điều trị phù hợp.

Các biện pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

1. Thuốc

Tình trạng chân bị tê mất cảm giác kéo dài có thể được điều trị bằng một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống trầm cảm như  Duloxetine và Milnacipran có thể được chỉ định để điều trị tình trạng đau cơ xơ hóa.
  • Corticosteroid: Một số loại thuốc Corticosteroid có thể giúp giảm viêm mãn tính và tê liệt ở chân.
  • Các loại thuốc thay đổi tính hiệu thần kinh: Đối với các bệnh lý đa xơ cứng hoặc bệnh thần kinh tiểu đường, bác sĩ có thể chỉ định các loại thay đổi tín hiệu thần kinh để giảm viêm.
Chân bị tê mất cảm giác
Tùy theo nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị

2. Biện pháp khắc phục tại nhà

Các biện pháp khắc phục tại nhà có thể cải thiện tình trạng chân bị tê mất cảm giác bao gồm:

  • Nghỉ ngơi nhiều để cải thiện áp lực thần kinh và giúp người bệnh thư giãn.
  • Chườm lạnh hỗ trợ giảm sưng, tê liệt.
  • Chườm nóng có thể cải thiện tình trạng đau, căng và cứng cơ. Điều này có thể hạn chế áp lực lên các dây thần kinh và cải thiện cảm giác tê.
  • Massage, xoa bóp chân và bàn chân để cải thiện lưu lượng máu, cải thiện tình trạng tê chân.
  • Tập thể dục thường xuyên và đúng phương pháp để bảo vệ hệ thống tim, mạch máu và hỗ trợ bơm máu đến các chi dưới. Các bài tập như yoga, đi bộ có thể giảm viêm mãn tính và cải thiện tình trạng tê chân.
  • Thư giãn và giảm căng thẳng có thể cải thiện một số bệnh mãn tính và rối loạn hệ thống thần kinh trung ương.
  • Ngủ đủ giấc, thiếu ngủ có thể dẫn đến một số bệnh mãn tính và khiến tình trạng chân bị tê mất cảm giác trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh, cân bằng các chất dinh dưỡng. Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây tổn thương hệ thống thần kinh trung ương và gây tê liệt chân.
  • Không uống rượu có thể cải thiện các triệu chứng đau mãn tính và ngăn ngừa tình trạng viêm, tê ở chân.

Chân bị tê mất cảm giác là một dạng rối loạn phổ biến và có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này dai dẳng, thường xuyên hoặc kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngày Cập nhật 20/12/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Bình luận (1)

  1. Chinh Trần says: Trả lời

    Tôi bị tê đau chân phải từ mông xuống các ngón chân .Đã chụp CT và MRT nhưng không tìm ra bệnh Bài viết rất bổ ích.Cám ơn tác giả.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *