Chè Dây: Tác Dụng Và Cách Dùng Có Lợi Cho Sức Khỏe

Cây chè dây hay còn được gọi là cây trà dây, chè hoàng gia,… đây là một trong số ít được đánh giá là loại chè lành tính được sử dụng hằng ngày để thay thế cho nước trà và hầu như không mang lại tác dụng phụ nào khi sử dụng. Trong Đông y, cây chè dây có vị ngọt đắng, mùi thơm dễ chịu, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày, đầy hơi, ăn uống khó tiêu, trướng bụng, an thần, ổn định đường huyết,…

Cây chè dây hay còn được gọi là cây trà dây, chè hoàng gia,... với danh pháp khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch, thuộc họ Nho (Vitaceae)
Cây chè dây hay còn được gọi là cây trà dây, chè hoàng gia,… với danh pháp khoa học là Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch, thuộc họ Nho (Vitaceae)
  • Tên gọi khác:  Trà dây, Chè hoàng gia, Song nho Quảng Đông, Thau rả,…
  • Tên khoa học: Ampelopsis cantoniensis (Hook. et Arn) Planch
  • Họ: Thuộc họ Nho (Vitaceae)

Đặc điểm sinh thái của cây chè dây

Mô tả đặc điểm của cây chè dây

Cây chè dây là loại cây leo, có cành hình trị mảnh. Thân cây dài và phân thành 2 – 3 nhánh nhỏ. Lá cây chè dây là lá hai lần kép, mỗi lá mang 7 – 13 lá chét mỏng, giòn. Mép lá có hình dạng răng cưa. Lá có hình dạng gần tròn, dạng vảy. Nụ hoa có hình trứng. Quả cây chè dây là loại quả mỏng, hình trái xoan to, khi chín quả chuyển sang màu đen. Trong mỗi quả có chứa 3 – 4 hạt nhỏ.

Cây chè dây được phân bố nhiều ở đâu?

Cây chè dây thường mọc hoang ở một số vùng đồi núi, vùng đất ẩm ướt. Loại cây này thường được tìm thấy rải rác ở một số tỉnh thành thuộc nước ta, trải dài theo hình chữ S như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Nội, Ninh Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Đồng Nai,… Trên thế giới, cây chè dây còn được tìm thấy ở một số nước thuộc khu vực châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Indonesia,…

Bộ phận dùng, thu hái, chế biến và cách bảo quản

Bộ phận dùng: Dùng toàn bộ cây chè dây để làm thuốc, bao gồm: thân, rễ, lá,…

Thu hái: Thu hái quanh năm. Thời điểm thích hợp để thu hoạch là khi cây chè dây chưa ra hoa.

Chế biến: Đem toàn bộ những phần cây đã thu hoạch rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn và tạp chất. Sau đó thái thành từng đoạn nhỏ khoảng 3 – 4cm rồi đem phơi 2 – 3 ngày nắng hoặc sấy cho khô.

Cách bảo quản: Đối với cây chè dây tươi nên sử dụng hết trong này, nếu sử dụng không hết có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng cho ngày hôm sau. Tuyệt đối không được bảo quản trong tủ lạnh quá 3 ngày. Đối với cây chè dây ở dạng khô, tốt nhất nên bảo quản trong túi kín và cất trữ nơi thoáng mát để sử dụng được lâu ngày. Thỉnh thoảng nên đem phơi lại.

Toàn bộ cây chè dây đều có tính chất của dược phẩm nên được sử dụng để làm thuốc cải thiện bệnh lý
Toàn bộ cây chè dây đều có tính chất của dược phẩm nên được sử dụng để làm thuốc cải thiện bệnh lý

Thành phần hóa học của cây chè dây

Trong cây chè dây chứa khá nhiều thành phần hóa học có lợi, bao gồm: flavonoid, tanin, đường glucose và đường rhamnose. Trong đó, hàm lượng thành phần flavonoid chiếm tỷ trọng khá lớn và tồn tại ở hai dạng hợp chất là aglycon và glycosid. 

Tính vị – Quy kinh của dược liệu chè dây

Tính vị: Cây chè dây có vị ngọt đắng, tính mát, không độc.

Quy kinh: Dược liệu cây chè dây được quy vào kinh Tỳ và Vị.

Chủ trị:

Cây chè dây được dùng để điều trị một số bệnh lý, cụ thể như sau:

  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng;
  • Trị viêm loét mạc cấp tính;
  • Trị viêm gan thể hoàng đản;
  • Chữa chứng cảm mạo do bị phong nhiệt;
  • Chữa viêm họng, đau rát cổ họng;
  • Trị mụn nhọt, nhọt, sưng đau.

Những công dụng của cây chè dây

Theo kinh nghiêm của dân gian, mỗi bộ phận của cây chè dây đều mang lại những công dụng riêng, cụ thể như sau:

  • Cành lá cây chè dây: Có tác dụng an thần, làm liền vết sẹo, hỗ trợ diệt xoắn khuẩn Helicobacter pylori, chữa viêm loét dạ dày, hành tá tràng, đau dạ dày;
  • Rễ và gốc cây chè dây: Có tác dụng chữa viêm gan thể vàng da, cảm mạo do phong nhiệt, nổi mề đay mẩn ngứa, viêm tủy xương, viêm họng, da nổi mụn nhọt, viêm hạch bạch huyết cấp tính, giải độc khi bị trúng độc vi khuẩn thực vật ưa muối;
  • Rễ cây chè dây: Có tác dụng chữa lành các vết thương do bị chấn thương, chữa đau nhức xương khớp do bị phong thấp;
  • Lá cây chè dây: Có tác dụng chữa các vết thương bị xuất huyết.

Theo sự ghi nhận của dược lý hiện đại, cây chè dây được các nhà khoa học Trung Quốc nghiên cứu và cho thấy, loại dược liệu này có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh lý cấp tính như: viêm tuyến vú cấp tính, viêm hạch cấp tính, viêm amidan cấp tính, viêm khí phế quản cấp tính, viêm thận cấp tính,… Bên cạnh đó, cây chè dây còn có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với nhiều bệnh lý thông thường khác như: bệnh cốt tủy viêm, viêm mủ tai giữa, viêm cơ, viêm răng lợi, mụn nhọt, sưng tấy, bệnh chàm eczema,…

Cách dùng và liều dùng của cây chè dây

Liều dùng: Dùng 10 – 50 gram cây chè dây mỗi ngày. Đối với trẻ nhỏ và người già cần giảm liều dùng. Bên cạnh đó, liều dùng cây chè dây có thể thay đổi tùy thuộc vào từng bài thuốc.

Cách dùng: Cây chè dây được sử dụng ở cả dạng tươi và dạng khô. Dùng để hãm với nước sôi hoặc sắc để lấy nước uống dùng cải thiện bệnh lý.

Những bài thuốc từ cây chè dây chữa bệnh hiệu quả

Chè dây được giới chuyên môn đánh giá là một trong những loại chè lành tính và có thể sử dụng để thay cho nước lọc, người bệnh hoàn toàn an tâm khi sử dụng mà không quá lo lắng đến một số tác dụng phụ ngoài sự mong đợi.

Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng từ cây chè dây, bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng thực hiện ngay tại nhà cải thiện và phòng ngừa một số bệnh lý:

những bài thuốc hay từ cây chè dây
Cây chè dây có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng, cảm mạo phát sốt, viêm họng, đau nhức xương khớp và một số bệnh lý khác

1. Bài thuốc chữa đau dạ dày (theo kinh nghiệm của đồng bào Tày ở tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng):

  • Nguyên liệu: 30 – 50 gram cây chè dây.
  • Cách thực hiện và sử dụng: Đem hãm như nước trà hoặc sắc để lấy nước dùng. Chia phần nước sắc thành nhiều lần uống trong ngày. Lộ trình sử dụng từ 15 – 30 ngày.

2. Bài thuốc chữa áp xe (ổ mủ do nhiễm trùng) và ngăn chặn tình trạng tái phát:

  • Nguyên liệu: 15 gram rễ chè dây và một ít rượu trắng.
  • Cách thực hiện và sử dụng: Đem toàn bộ rễ chè dây rửa sạch nhiều lần với nước sạch rồi cho toàn bộ vào trong nồi cùng với nửa phần rượu và nửa phần nước lọc. Đun cô đặc còn lại phân nửa nước để dùng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể hầm thêm một ít thịt nạc heo để hầm ăn.

3. Bài thuốc chữa cảm mạo phát sốt, viêm họng, yết hầu sưng đau:

  • Nguyên liệu: 15 – 60 gram thân và rễ cây chè dây.
  • Cách thực hiện và sử dụng: Đem phần thân và rễ cây chè dây rửa sạch nhiều lần với nước sạch rồi cho vào trong nồi đất cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn phân nửa. Dùng thuốc khi thuốc còn ấm.

4. Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, đau thần kinh tọa, chữa phong thấp:

  • Nguyên liệu: 15 – 30 gram rễ và thân cây chè dây.
  • Cách thực hiện và sử dụng: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi cho vào nồi cùng với một lượng nước vừa đủ. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn phân nửa. Chia phần nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ để sử dụng trong ngày. Kiên trì sử dụng để bệnh lý được cải thiện một cách nhanh chóng.

Để phát huy nhanh công dụng của bài thuốc, người bệnh có thể dùng lá cây chè dây tươi rửa sạch rồi đem giã nát, cho vào chảo xào cho nóng. Sau đó cho vào túi vải mỏng sạch rồi đem chườm lên vị trí đau nhức. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần để đẩy lùi chứng đau nhức.

5. Bài thuốc chữa chứng trúng độc thực phẩm do vi khuẩn ưa muối kèm theo các triệu chứng tiêu chảy, đau quặn thắt bụng trên:

  • Nguyên liệu: 50 gram rễ cây chè dây tươi cùng với 15 gram củ gừng tươi.
  • Cách thực hiện và sử dụng: Đem hai nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn rồi đem cắt thành từng đoạn nhỏ. Sau đó cho toàn bộ vào trong ấm cùng với 2 chén nước lọc. Tiến hành sắc cho đến khi lượng nước cô đặc còn lại 1 chén thuốc. Dùng khi thuốc còn ấm. Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 lần. Đối với trẻ nhỏ và người già cần giảm bớt liều lượng.

6. Bài thuốc chữa viêm kết mạc cấp:

  • Nguyên liệu: 15 – 60 gram cây chè dây tươi.
  • Cách thực hiện và sử dụng: Đem toàn bộ cây chè dây tươi rửa sạch với nước để loại bỏ lớp bụi bẩn. Sau đó cho vào trong cối để giã cho nát rồi đem đắp lên vùng bị thương.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng nước sắc để xông chữa viêm kết mạc cấp đều được. Hoặc có thể kết hợp cả hai cách để tăng tác dụng của dược liệu.

7. Bài thuốc phòng ngừa bệnh sốt rét:

  • Nguyên liệu: Cây chè dây và lá hồng bì mỗi vị 60 gram cùng với rễ cỏ xước, lá tía tô, rễ xoan rừng, lá hoặc vỏ cây vối và lá đại bì với mỗi vị là 12 gram.
  • Cách thực hiện và sử dụng: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị rửa sạch nhiều lần với nước rồi đem thái thành từng đoạn nhỏ, sau đó đem phơi cho khô. Khi tất cả nguyên liệu đã khô, cho toàn bộ vào trong nồi cùng với 450 – 500 ml nước lọc. Sắc cho đến khi lượng nước cạn lại còn khoảng 100 – 150 ml. Dùng khi thuốc còn nóng. Lộ trình sử dụng 3 ngày 1 lần.

Những đối tượng nào có thể sử dụng các bài thuốc từ cây chè dây?

Những đối tượng dưới đây có thể sử dụng bài thuốc từ cây chè dây, bao gồm:

  • Đối tượng bị viêm loét dạ dày, đau dạ dày, hành tá tràng
  • Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày, viêm dạ dày cho bị nhiễm khuẩn HP
  • Đối tượng thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không ngon, suy nhược thần kinh
  • Đối tượng thường xuyên làm việc bằng đầu óc dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng
  • Bệnh nhân bị đầy bụng, trướng bụng, ợ chua, đầy hơi
  • Bệnh nhân bị viêm họng, viêm amidan
  • Đối tượng bị mụn nhọt, sưng tấy, viêm răng lợi
  • Người bình thường cũng có thể sử dụng để tăng cường sức khỏe và phòng chống bệnh tật

Một số lưu ý khi sử dụng cây chè dây

Trong quá trình sử dụng cây chè dây, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau để tránh gặp phải một số tác dụng phụ ngoài ý muốn:

  • Cây chè dây sau khi đem phơi khô hoặc sấy khô thường xuất hiện màu trắng lốm đốm và phần lớn nhầm tưởng là dược liệu bị nấm mốc, nhưng đây chỉ là phấn trắng của chè dây. Và đặc biệt, chè dây có nhiều phần là loại chè dây có chất lượng tốt;
  • Đối với các đối tượng bị đau dạ dày, thời gian thích hợp để sử dụng là vào buổi sáng khi bụng đói và dùng trước bữa ăn ít nhất 1 giờ đồng hồ;
  • Các đối tượng dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu cần hết sức lưu ý khi sử dụng. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số triệu chứng của tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Phần lốm đốm trắng trên lá chè dây khi được phơi khô không phải do bị nấm mốc mà đó là thành phần có nhiều công dụng của loại dược liệu này
Phần lốm đốm trắng trên lá chè dây khi được phơi khô không phải do bị nấm mốc mà đó là thành phần có nhiều công dụng của loại dược liệu này

Bài viết đã xoay quanh dược liệu cây chè dây và một số bài thuốc từ dược liệu này. Tuy nhiên, những thông tin đã được chúng tôi chia sẻ trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo và không thay thế chỉ định hoặc phương pháp điều trị của bác sĩ. Chính vì vậy, bạn đọc không được tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của lương y hoặc dược sĩ chuyên môn.

Có thể bạn đọc chưa biết:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *