Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất cần thiết để duy trì sức khỏe cho cơ thể mẹ và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu khi mang thai bạn có thể tham khảo qua.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu
Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu trong thời gian thai kỳ

Một số nguyên tắc dinh dưỡng khi mang thai

Dưới đây là một số nguyên tắc dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai mẹ bầu cần phải tuân thủ để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi:

– Điều chỉnh lại chế độ ăn uống

Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu cần được bổ sung đầy đủ các chất đạm, vitamin và các loại khoáng chất cần thiết để đảm cho sức khỏe của thai phụ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cung cấp calo cho cơ thể mẹ bầu còn tùy thuộc tình trạng cân nặng của người mẹ.

– Không sử dụng các loại thực phẩm có hại

Một số thực phẩm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi mẹ bầu không nên sử dụng trong suốt quá trình mang thai là:

  • Các loại thức ăn sống, chứa nhiều dầu mỡ, gỏi, thức ăn đã để lâu hoặc sữa chưa tiệt trùng.
  • Thức ăn có chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm và cá ngừ. 
  • Thức uống có cồn và chứa chất kích thích có thể gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi như rượu, bia, caffein,…
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá sẽ khiến thai nhi chậm phát triển, gia tăng nguy cơ sinh non và sảy thai.
Thức uống có cồn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mẹ bầu không nên sử dụng
Thức uống có cồn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mẹ bầu không nên sử dụng

– Không ăn kiêng trong quá trình mang thai

Việc ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể làm suy giảm hàm lượng chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong cơ thể mẹ, điều này sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Tốt nhất, thai phụ nên xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống phù hợp và tăng cân khoa học để đảm bảo cho thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh.

– Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa nhỏ

Chia bữa ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ sẽ có tác dụng giúp mẹ bầu tránh được các triệu chứng khó chịu trong suốt thời gian mang thai như buồn nôn, kén ăn, ăn không tiêu,… Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ có tác dụng rất tốt để thai phụ duy trì sức khỏe và đảm bảo lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

– Tăng cân dần dần

Tăng cân khi mang thai và theo dõi tổng số cân nặng trong suốt quá trình mang thai là điều rất cần thiết đối với mẹ bầu. Trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ mẹ bầu nên tăng từ 300 gram đến 1,5 kg, trong 6 tháng tiếp theo mẹ bầu cần phải tăng lên được 300 gram trong mỗi tuần. Nếu trường hợp mẹ bầu mang song thai, bác sĩ sẽ tư vấn các biện pháp và tốc độ tăng cân phù hợp đối với mỗi trường hợp.

– Thỉnh thoảng hãy cho cơ thể mình được nếm vị ngọt

Các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều đường được bác sĩ khuyến cáo hạn chế sử dụng cho bà bầu. Tuy nhiên, đôi khi mẹ bầu vẫn có thể sử dụng chúng nhưng nên ăn với số lượng vừa phải và có giới hạn.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu khi mang thai

Trong suốt quá trình thai kỳ, thai nhi trong bụng mẹ đều phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ truyền sang. Vì vậy, mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để thai nhi có thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Trong quá trình mang thai mẹ thai cần phải cung cấp đầy đủ các nhóm chất quan trọng dưới đây:

Bổ sung Axit folic

Axit folic là vi chất rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi
Axit folic là vi chất rất cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi

Axit folic là một loại vitamin rất cần thiết đối với sự phát triển bình thường và khỏe mạnh của thai nhi. Việc mẹ bầu bổ sung đều đặn axit folic cho cơ thể sẽ có tác dụng làm giảm tỷ lệ mắc các dị tật thai nhi ở ống thần kinh, tật nứt đốt sống, đại tiểu tiện mất kiểm soát,…

Chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ có bầu cần bổ sung lượng đủ 600μg lượng axit folic mỗi ngày. Các loại thực phẩm giàu axit folic mẹ bầu có thể bổ sung vào chế độ ăn uống như giá đỗ, các loại rau có màu xanh sẫm như rau cải xanh, rau bina, các loại hạt, sữa, chuối… Ngoài bổ sung qua đường ăn uống, mẹ bầu có thể sử dụng viên uống axit folic.

Bổ sung sắt

Sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi trong thời gian thai kỳ. Đây là chất rất cần thiết đối với hồng cầu, có vai trò vận chuyển oxy bên trong cơ thể. Chuyên gia khuyến cáo, khi mang thai cơ thể người mẹ nên bổ sung khoảng 30mg sắt mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

Mẹ bầu có thể bổ sung cho cơ thể nguyên tố vi chất này bằng cách sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, gan động vật, rau ngót, thịt nạc, cá biển, rau muống… Ngoài ra, mẹ bầu có thể uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ, tùy thuộc vào tình trạng thiếu máu của bản thân bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung với liều lượng thích hợp.

Bổ sung canxi

Canxi là một thành phần khoáng chất rất quan trọng và cần thiết cho sự hình thành xương và tạo răng cho thai nhi. Ngoài ra, canxi còn tham gia quá trình tuần hoàn máu và dẫn truyền thần kinh.

Bắt đầu từ thai kỳ tuần thứ 29, thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ để tạo xương, vì vậy việc bổ sung canxi cho cơ thể mẹ ở giai đoạn này là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên bổ sung từ 1000 – 2000mg/ngày và tuyệt đối không được vượt quá 2500mg/ngày.

Thai phụ có thể bổ sung canxi cho cơ thể thông qua một số loại thực phẩm giàu canxi như sữa, cá, đậu, rau xanh, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phomai, kem…

Canxi có vai trò quan trọng và cần thiết cho sự hình thành xương và tạo răng cho thai nhi
Canxi có vai trò quan trọng và cần thiết cho sự hình thành xương và tạo răng cho thai nhi

Bổ sung các loại Vitamin và các yếu tố vi lượng

Việc mẹ bầu bổ sung các loại viên uống vitamin tổng hợp cho cơ thể sẽ có tác dụng rất tốt trong việc hạn chế nguy cơ bé mắc phải các chứng bất thường sau sinh như tự kỷ. Vì vậy, phụ nữ chuẩn bị mang thai có thể bổ sung các loại vitamin từ thực phẩm hoặc viên uống.

  • Vitamin A có vai trò quan trọng để phát triển thị giác và tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, phòng tránh các căn bệnh nhiễm trùng. Các loại thực phẩm giàu vitamin A mẹ có thể bổ sung cho cơ thể như gan động vật, lòng đỏ trứng gà, bơ, sữa, thịt, rau quả,…
  • Vitamin D có vai trò giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ các khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể, tránh tình trạng bé bị còi xương ngay khi còn trong bụng mẹ. Mẹ bầu có thể hấp thu vitamin D bằng cách tổng hợp dưới da bằng cách tắm nắng vào sáng sớm, sử dụng các loại thực phẩm như gan cá, các loại cá béo, trứng,…
  • Vitamin B1 Nếu cơ thể người mẹ được bổ sung đầy đủ vitamin B1 sẽ hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh tê phù trong quá trình mang thai. Mẹ bầu có thể bổ sung thành phần dưỡng chất này cho cơ thể thông qua các loại đậu, thịt heo, một số loại cá,… 

Bổ sung axit béo Omega 3

Omega 3 là chất béo không no có chứa DHA rất cần thiết đối với sự phát triển hệ thần kinh trung ương của bé. Ngoài ra, DHA có vai trò quan trọng trong việc phát triển võng mạc mắt của trẻ, giảm nguy cơ sinh non và tránh tình trạng thai nhẹ cân.

Omega 3 có rất nhiều loại thực phẩm mẹ có thể bổ sung vào chế độ ăn uống như cá, lòng đỏ trứng gà, sữa, thịt đỏ, các loại hạt… Để thuận lợi nhất, mẹ có thể bổ sung DHA cho cơ thể dưới dạng viên uống với liều lượng khoảng 300 mg/ngày.

Omega 3có chứa DHA cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của bé
Omega 3 có chứa DHA cần thiết cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của bé

Bổ sung I-ốt

I-ốt có vai trò quan trọng đối với mẹ bầu, làm giảm nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc là trẻ chậm phát triển về trí não,… Trường hợp thiếu i-ốt nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng tử vong chu sinh, mẹ bầu cần phải chú ý để bổ sung đầy đủ i-ốt cho cơ thể.

Một số thực phẩm giàu I-ốt mẹ bầu nên bổ sung trong bữa ăn hàng ngày là cá biển, rong biển, muối ăn… Mẹ nên bổ sung đầy đủ 200μg i-ốt trông một ngày để đảm bảo cho sự phát triển bình thường cho thai nhi.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu theo từng tháng của thai kỳ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng tháng của thai kỳ có vai trò giúp mẹ bầu khỏe mạnh và đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Dưới đây là hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng theo từng tháng của thai kỳ, mẹ bầu có thể tham khảo:

Dinh dưỡng tháng thứ nhất của thai kỳ

  • Nên ăn nhẹ thực phẩm giàu carbohydrate trước khi rời khỏi giường.
  • Sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, kết hợp sử dụng tinh bột và protein từ thịt, cá.
  • Không sử dụng đồ ăn khó tiêu chứa nhiều chất béo, ngọt hoặc là đồ ăn cay.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu Acid Folic.

Dinh dưỡng tháng thứ hai của thai kỳ

  • Chế độ ăn uống chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Hạn chế sử dụng thức ăn nhiều chất béo và đường.
  • Tăng cường bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu Acid folic.
  • Uống sữa để bổ sung canxi cho cơ thể.

Dinh dưỡng tháng thứ ba của thai kỳ

  • Ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa ăn nhẹ trong ngày.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
  • Không sử dụng các loại thức ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ và ít giá trị dinh dưỡng.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể, các loại nước trái cây tươi và sữa giàu canxi.
Mẹ bầu nên xây dựng chê độ dinh dưỡng phù hợp với từng tháng của thai kỳ
Mẹ bầu nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng tháng của thai kỳ

Dinh dưỡng tháng thứ tư của thai kỳ

  • Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
  • Tăng cường sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều sắt và uống viên sắt theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bổ sung vitamin C cho cơ thể để tăng cường quá trình hấp thu sắt.

Dinh dưỡng tháng thứ năm của thai kỳ

  • Hạn chế ăn mặn, tránh các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ.
  • Tích cực bổ sung các loại thực phẩm giàu DHA như các loại đậu, trứng, cá béo,…
  • Tăng cường bổ sung canxi cho cơ thể thông qua sữa và chế phẩm từ sữa.
  • Bổ sung đủ nước cho cơ thể và các loại nước ép trái cây tươi.

Dinh dưỡng tháng thứ sáu của thai kỳ

  • Sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc, rau, trái cây, sữa, chế phẩm từ sữa, thịt và các loại đậu,…
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa chứng táo bón.
  • Bổ sung các loại viên uống vitamin tổng hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Dinh dưỡng tháng thứ bảy của thai kỳ

  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng ợ nóng, trào ngược dạ dày.
  • Không nên sử dụng các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và nhiều gia vị.
  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ và cung cấp đủ nước cho cơ thể.
  • Ăn nhạt hơn, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước.
  • Bổ sung đầy đủ các thành phần dưỡng chất cho bà bầu thông qua các loại thịt, cá, trái cây, rau xanh, ngũ cốc…
    Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể
    Trong thời gian thai kỳ mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể

Dinh dưỡng tháng thứ tám của thai kỳ

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu Omega-3 như cá hồi, việt quất, súp lơ, bí ngòi…
  • Trong các bữa phụ mẹ nên ăn các loại hạt giàu chất dinh dưỡng như hạt óc chó, hạnh nhân,…
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung viên uống omega-3 và vitamin cho cơ thể.

Dinh dưỡng tháng thứ chín của thai kỳ

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi.
  • Hạn chế đồ ăn mặn, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và tinh bột.
  • Tăng cường bổ sung vào chế độ ăn uống các loại rau xanh và trái cây tươi.

Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho thai phụ có vai trò rất quan trọng giúp đảm bảo sức khỏe của cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tốt nhất, thai phụ nên đến gặp chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ dinh dưỡng chi tiết phù hợp với tình hình sức khỏe của mỗi chị em.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 05/06/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *