Chỉ Số Gan Nhiễm Mỡ Trong Xét Nghiệm Và Mức Độ Nguy Hiểm

Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm có thể giúp bạn chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe của gan, mức độ nguy hiểm của bệnh lý và nguy cơ mắc phải các biến chứng. Bởi các triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ thường xuất hiện không rõ ràng, tương tự như các bệnh về gan khác. Kết quả chẩn đoán bệnh lý sẽ không chính xác nếu bác sĩ quan sát bằng mắt thường cũng như chỉ tập trung vào các triệu chứng.

Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm và mức độ nguy hiểm
Tìm hiểu chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm và mức độ nguy hiểm

Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Bộ phận này đóng vai trò trong việc tích trữ và chuyển hóa chất béo. Bệnh gan nhiễm mỡ thể hiện cho tình trạng chất béo không được xử lý và loại bỏ hoàn toàn mà  tích lũy trong gan. Chúng vượt quá 5% trọng lượng của gan hoặc thông qua kết quả quan sát từ kính hiển vi, bác sĩ chuyên khoa nhận thấy có nhiều hơn 5% số tế bào gan mang các hạt mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ có thể là hệ quả của rất nhiều vấn đề và bệnh lý. Trong đó có cả việc uống nhiều rượu, do sử dụng thuốc, các bệnh về chuyển hóa và các rối loạn về dinh dưỡng. Gan nhiễm mỡ xảy ra bởi rất nhiều cơ chế. Trong đó sự oxy hóa acid béo của gan bị giảm là một trong các cơ chế thường gặp nhất. Cơ chế này xảy ra thường là do sự rối loạn chức năng của ti lạp thể.

Hầu hết những trường hợp mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường không xảy ra nhiều triệu chứng cụ thể. Chính vì thế đa số bệnh nhân phát hiện bệnh do đi khám sức khỏe định kỳ hoặc xảy ra một số bất thường nhẹ thông qua chỉ số alkaline phophatase hoặc chỉ số aminotransferase máu được thể hiện bằng những xét nghiệm thường quy.

Chụp cắt lớp điện toán và siêu âm có độ nhạy cảm lên đến 60% trong việc xác định và phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ. Khi các triệu chứng xuất hiện, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn tiến hành sinh thiết gan. Hoặc sinh thiết gan sẽ được thực hiện khi những chỉ số men gan có dấu hiệu tăng kéo dài trên 6 tháng hay bác sĩ nhận thấy xét nghiệm này rất cần thiết cho việc chẩn đoán bệnh lý.

Bệnh gan nhiễm mỡ thường không gây ra nhiều triệu chứng cụ thể
Hầu hết những trường hợp mắc bệnh gan nhiễm mỡ thường không gây ra nhiều triệu chứng cụ thể, khó phát hiện

Để chẩn đoán bệnh gan nhiễm mỡ và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bệnh nhân cần tiến hành xét nghiệm máu và siêu âm. Dưới đây là các chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm cho thấy gan của bạn đang ở mức độ bình thường:

  • ALT (Alanine transaminase): ALT (Alanine transaminase) được xác định là một loại enzyme có khả năng phá vỡ protein. Loại enzyme được tìm thấy chủ yếu ở gan. Nồng độ ALT trong máu cao chứng tỏ gan của bạn đang bị tổn thương.
  • AST (Aspatate transaminase): Tương tự như ALTM, AST (Aspatate transaminase) cũng là một loại enzyme được tìm thấy trong gan. Khi nồng độ AST trong máu đạt ở mức cao hơn so với bình thường thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh gan.
  • GGT (Gamma – glutamyl transferase): GGT (Gamma – glutamyl transferase) là một loại enzyme được tìm thấy ở gan và nhiều cơ quan khác như lá lách, thận và tuyến tụy. Tuy nhiên gan được xác định là nguồn gốc chính của loại enzyme này trong máu. Kết quả nồng độ GGT trong máu cao chứng tỏ ống mật và gan của bạn đang bị tổn thương.
  • ALP (xét nghiệm photpho kiềm – ALP): ALP là enzyme trong ống mật, gan và xương. Nồng độ ALP tăng cao bất thường trong xét nghiệm photpho kiềm – ALP có nghĩa xương hoặc gan của bạn đang bị tổn thương.
  • Xét nghiệm albumin và protein: Gan mang nhiệm vụ tạo ra hai protein chính là globulin và albumin. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy nồng độ globulin và albumin thấp hơn bình thường có nghĩa gan của bạn đang gặp vấn đề hoặc bị tổn thương.
  • Xét nghiệm L – Lactate dehydrogenase (LD): Chức năng gan bị rối loạn hoặc gan bị tổn thương sẽ cho ra kết quả xét nghiệm L – Lactate dehydrogenase (LD) cao hơn mức bình thường.
  • Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT): Xét nghiệm thời gian prothrombin (PT) có khả năng đo thời gian đông máu của bệnh nhân. Máu khó đông có thể là dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang bị nhiễm mỡ.
  • Xét nghiệm bilirubin: Bilirubin là sắc tố mặt chính được tạo ra khi những tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Thông thường gan sẽ có nhiệm vụ xử lý và làm sạch Bilirubin ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên nếu nồng độ Bilirubin trong máu cao chức tỏ tế bào gan và chức năng gan của bạn đang gặp vấn đề.

Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là nguy hiểm?

Trong số các chỉ số xét nghiệm nêu trên, có 4 chỉ số xét nghiệm thường được sử dụng để xác định bệnh gan nhiễm mỡ và đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Cụ thể như: AST(SGOT), ALT (SGPT), AP và GGT. 

Những chỉ số gan nhiễm mỡ trong ngưỡng dưới đây chứng tỏ bạn không mắc bệnh, gan của bạn đang bình thường:

  • Chỉ số AST(SGOT) sau xét nghiệm dao động trong khoảng 20 đến 40 U/L.
  • Chỉ số ALT (SGPT) sau xét nghiệm dao động trong khoảng 20 đến 40 U/L
  • Chỉ số AP sau xét nghiệm dao động trong khoảng 35 đến 115 U/L
  • Chỉ số GGT sau xét nghiệm dao động trong khoảng 3 đến 60 U/L.

Các chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm nếu vượt qua ngưỡng trên hoặc cao hơn nhiều so với chỉ số thông thường thì bạn có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ và gặp nguy hiểm.

Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm bao nhiêu là bình thường, bao nhiêu là nguy hiểm
Các chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm nếu vượt qua ngưỡng thông thường thì bạn có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Cần làm gì khi bạn có nguy cơ hoặc đã bị gan nhiễm mỡ?

Bệnh gan nhiễm mỡ nếu được kiểm soát sớm sẽ không gây nguy hiểm cũng như không hình thành các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên bệnh thường diễn biến âm thầm, triệu chứng của bệnh không thể hiện rõ. Vì thế bạn cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý và tiến hành điều trị kịp thời.

Ngoài ra khi bị gan nhiễm mỡ, người bệnh cần:

  • Kiểm soát bệnh lý bằng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe bằng việc không sử dụng thuốc hoặc sử dụng thuốc bừa bãi.
  • Tuyệt đối không sử dụng thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác trong suốt thời gian điều trị bệnh gan nhiễm mỡ. Bởi đây đều là những chất gây độc cho cơ thể, khiến gan hoạt động nhiều hơn để loại bỏ chúng. Từ đó làm cho những tổn thương, vấn đề ở gan ngày càng nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh không nên qua lo lắng, giữ tâm lý thoải mái nhất và kiểm soát căng thẳng để hỗ trợ tốt quá trình điều trị bệnh. Việc thường xuyên lo âu, căng thẳng, buồn phiền có thể khiến cho bệnh và những biểu hiện của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe tổng thể nói chung và gan nói riêng. Điển hình như thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn đóng hộp hoặc chứa nhiều chất bảo quản, thực phẩm nhiều chất béo… Bởi đây đều là những loại thực phẩm có thể khiến gan hoạt động nhiều hơn và làm tăng lượng mỡ tích tụ trong gan.
  • Bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và nhiều dưỡng chất quan trọng khác để làm mát gan, hỗ trợ gan giải độc và giúp quá trình chữa bệnh gan nhiễm mỡ trở nên suôn sẻ hơn.
  • Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng với việc luyện tập thể dục thể thao để giúp cơ thể cân đối, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ gan giải độc và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ.
Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng với việc luyện tập thể dục thể thao
Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh cùng chế độ luyện tập giúp hỗ trợ gan giải độc và điều trị bệnh gan nhiễm mỡ

Chỉ số gan nhiễm mỡ trong xét nghiệm có thể giúp bác sĩ chuyên khoa và bệnh nhân xác định chính xác bệnh lý, nguyên nhân, tình trạng sức khỏe và mức độ nguy hiểm của bệnh. Trong trường hợp không sớm chẩn đoán và điều trị, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm. Để phòng ngừa, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe cũng như kiểm tra chức năng gan định kì. Từ đó phát hiện sớm bệnh lý và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.

Ngày Cập nhật 20/12/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *