Chích Ngừa Viêm Gan B Trễ Có Sao Không? [Giải Đáp]

Chích ngừa viêm gan B được đánh giá là biện pháp phòng ngừa nhiễm virus viêm gan B hiệu quả. Khả năng phòng ngừa bệnh lên đến 90% khi áp dụng đúng quy trình tiêm phòng. Tuy nhiên tồn tại một vài trường hợp chích ngừa trễ hoặc không chích ngừa. Vậy chích ngừa viêm gan B trễ có sao không? Thông qua thông tin quan trọng trong bài viết để giải đáp vấn đề này.

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?
Tìm hiểu chích ngừa viêm gan B trễ có sao không

Chích ngừa viêm gan B như thế nào?

Hầu hết trường hợp lây nhiễm viêm gan B là do người bệnh chủ quan, không có biện pháp phòng ngừa phù hợp, chích ngừa trễ hoặc không chích ngừa. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của virus viêm gan B vào cơ thể và gây bệnh. Loại virus này có thể lây lan thông quan 3 con đường. Bao gồm: Đường tình dục, đường máu và từ mẹ sang con.

Các đối tượng dễ bị lây nhiễm virus và mắc bệnh viêm gan B gồm trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh chưa được tiêm phòng; nhân viên y tế làm việc tại nha khoa, phòng huyết học, thường xuyên tiếp xúc với khoa truyền dịch hoặc thường xuyên tiếp xúc với máu; người nhà chăm sóc hoặc tiếp xúc với bệnh nhân bị nhiễm viêm gan B; những người làm trong ngành giáo dục và thực phẩm; bệnh nhân chạy thận hoặc nhận máu.

Virus có khả năng truyền nhiễm cao, có mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm lớn. Chính vì thế những người chưa tiêm phòng nói chung và những người dễ bị lây nhiễm virus viêm gan B nói riêng cần tiến hành tiêm vắc xin càng sớm càng tốt. Từ đó bảo vệ cơ thể khỏi virus một cách hiệu quả.

Vắc xin viêm gan siêu vi B được xác định là một trong những loại vắc xin mang tính hiệu quả và an toàn cao. Điều này đã được chứng minh thông qua kết quả của các xét nghiệm, kết quả kiểm tra lâm sàng. Kết quả cho thấy vắc xin có rất ít tác dụng phụ.

Việc tiêm phòng vắc xin viêm gan B được thực hiện thông qua lộ trình 0 – 1 – 6. Điều này có nghĩa khoảng thời gian từ mũi tiêm đầu tiên đến mũi tiêm thứ hai là 1 tháng. Khoảng cách từ mũi tiêm đầu tiên đến mũi tiêm thứ ba là 6 tháng. Mũi tiêm thứ ba được coi là mũi tiêm nhắc lại sau 6 tháng để quá trình tiêm phòng được hoàn thiện và đạt hiệu quả tối đa.

Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt như trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm viêm gan B mãn tính, trẻ sau khi sinh ra sẽ áp dụng biện pháp tiêm phòng theo trình tự 0 – 1 – 2 – 12.

Vắc xin viêm gan siêu vi B được xác định là một trong những loại vắc xin mang tính hiệu quả và an toàn cao
Lời khuyên từ các chuyên gia và bác sĩ là nên chích ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt. 

Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?

Bệnh viêm gan B có thể phát triển mạnh mẽ sau 6 tháng, chuyển sang thể mãn tính và hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm có khả năng đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Chính vì thế nhiều người đã xem xét và áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa nhiễm virus khác nhau. Tuy nhiên chỉ có việc sử dụng vắc xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa nhiễm bệnh hiệu quả nhất.

Nhiều người lo lắng về việc chích ngừa viêm gan B trễ có sao không. Thì lời khuyên từ các chuyên gia và bác sĩ là nên chích ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt. Bởi việc tiêm ngừa trễ sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm virus viêm gan B mỗi ngày. Đặc biệt là những người phải chăm sóc hoặc thường xuyên tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, người có công việc thường xuyên tiếp xúc với máu và huyết thanh, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đối với những trường hợp tiêm phòng virus viêm gan B mũi đầu tiên và mũi hai nhưng chưa tiêm phòng mũi thứ 3, bạn có thể tiếp tục tiêm mũi thứ ba mà không cần phải thực hiện lại quy trình tiêm phòng cũng như không cần tiêm lại từ đầu. Bởi thông qua hai mũi tiêm đầu tiên, cơ thể đã có khả năng nhận diện và chống lại virus. Tuy nhiên nếu tiêm liều thứ ba (liều nhắc lại) đúng với lịch hẹn thì biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp bạn chống lại sự lây nhiễm của virus một cách hiệu quả nhất.

Quá trình tiêm phòng viêm gan B sẽ giúp cơ thể của bạn miễn nhiễm với virus HBV. Điều này có nghĩa bạn có thể phòng ngừa được sự lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với người khác. Đặc biệt là những người phải tiếp xúc với máu và bệnh nhân nhiễm viêm gan B vì khả năng vô tình dính máu và bị nhiễm bệnh là rất cao. Vì thế bạn sẽ được đảm bảo an toàn nếu tiêm phòng sớm.

Đối với phụ nữ đang mang thai nếu quy trình tiêm phòng viêm gan B diễn ra chậm trễ, khả năng phòng ngừa virus viêm gan B cho con sau khi sinh sẽ giảm. Đồng thời khiến trẻ gặp nguy hiểm bởi các hệ lụy không tốt sau này.

Việc chích ngừa viêm gan B trễ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm, tạo cơ hội cho virus viêm gan B lây nhiễm cao. Bởi mỗi ngày bạn đều phải đối mặt với nguy cơ lây nhiễm virus từ người khác. Bạn nên thực hiện việc tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để công tác phòng ngừa bệnh viêm gan B đạt hiệu quả tối đa, tránh nguy hiểm xảy ra.

Lời khuyên từ các chuyên gia và bác sĩ là nên chích ngừa viêm gan B càng sớm càng tốt
Chích ngừa viêm gan B đúng lịch sẽ giúp bạn an toàn trước virus viêm gan B

Thông qua thông tin cơ bản về vấn đề “Chích ngừa viêm gan B trễ có sao không?”, chúng tôi hi vọng bạn hiểu, nắm rõ thông tin và có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu chưa thực hiện việc chích ngừa viêm gan B, bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để tiến hành kiểm tra, xác định tình trạng sức khỏe và tiến hành tiêm ngừa ngay khi bạn chưa bị nhiễm bệnh.

Trong trường hợp bạn đã bị nhiễm bệnh do tiêm phòng trễ, bạn nên nhờ đến sự chăm sóc y tế và sử dụng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Ngày Cập nhật 20/12/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *