Chồng bị viêm gan B có nên sinh con không?

Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để lại rất nhiều hệ lụy nếu không sớm can thiệp điều trị. Chính vì có khả năng truyền nhiễm cao nên nhiều chị em thắc mắc chồng bị viêm gan B thì có nên sinh con không? Những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này giúp chị em.

chồng bị viêm gan B có nên sinh con không
Nhiều chị em băn khoăn không biết có nên sinh con không khi chồng đang bị viêm gan B?

Các con đường lây nhiễm của virus viêm gan B

Viêm gan B là bệnh lây nhiễm phổ biến toàn cầu do Hepatitis B virus gây ra. Bệnh có thể nhanh chóng chuyển biến từ cấp tính sang mãn tính và tiềm ẩn nguy cơ phát sinh biến chứng như xơ gan hay ung thư gan.

Hepatitis B virus có thể tồn tại bên ngoài cơ thể người trong ít nhất là 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, virus vẫn có khả năng gây nhiễm trùng nếu có cơ hội xâm nhập vào cơ thể những người không được bảo vệ bởi vắc xin.

Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm rất cao, hơn gấp 100 lần so với virus HIV. Hepatitis B virus thường lây nhiễm qua 3 con đường sau đây:

  • Qua đường máu: Hepatitis B virus có thể lây truyền dễ dàng khi hiến máu hoặc truyền máu hay kể cả xăm mình trong các trường hợp dụng cụ được dùng không khử trùng đúng cách. Ngoài ra, việc dùng chung một số vật dụng cá nhân như dao cạo râu, bấm móng, bàn chải đánh răng… cũng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus.
  • Từ mẹ sang con: Phụ nữ bị nhiễm virus viêm gan B khi mang thai thì khả năng lây sang em bé là rất cao. Càng về cuối thai kỳ thì nguy cơ nhiễm bệnh cho bé càng cao, 1% ở 3 tháng đầu, lên 10% ở 3 tháng giữa và có thể lên đến 70% ở 3 tháng cuối.
  • Quan hệ tình dục: Thực hiện hành vi quan hệ tình dục không an toàn cũng sẽ lây nhiễm virus viêm gan B. Hepatitis B virus trong dịch tiết của người bệnh có thể dễ dàng lây truyền cho bạn chỉ chỉ qua các vết xước nhỏ sau đó di chuyển vào máu.

Chồng bị viêm gan B có nên sinh con không?

Chính vì mức độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm cao của bệnh viêm gan B mà rất nhiều chị em băn khoăn “chồng bị viêm gan B có nên sinh con không?”. Để có câu trả lời xác đáng cho vấn đề này, cần nắm được khi người chồng bị bệnh thì có khả năng lây nhiễm bệnh cho thai nhi hay không?

Theo nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa, Hepatitis B virus không di truyền trực tiếp từ bố cho thai nhi. Nhưng thai nhi có khả năng mắc bệnh cao thông qua lây nhiễm chéo. Tức là, người chồng mắc bệnh sẽ lây nhiễm cho người vợ khi quan hệ tình dục không an toàn. Người vợ nhiễm bệnh nếu mang thai thì khả năng thai nhi cũng nhiễm bệnh là rất cao.

có nên sinh con khi chồng bị viêm gan b
Tốt nhất nên tạm thời trì hoãn kế hoạch sinh con khi chồng đang bị viêm gan B

Chính vì thế mà khi người chồng đang bị viêm gan B thì cần cân nhắc kỹ lưỡng việc sinh con. Tốt nhất là nên trì hoãn ý định sinh con lại nếu tình trạng bệnh chưa được kiểm soát hay chưa có biện pháp phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh cho con. Điều này sẽ đảm bảo an toàn sức khỏe cho mẹ bầu và em bé cả trong và sau thai kỳ.

Cách sinh con an toàn khi chồng bị viêm gan B

Bệnh viêm gan B có mức độ nguy hiểm cũng như khả năng lây nhiễm cao nên bạn cần hết sức cẩn trọng. Nếu người chồng mắc bệnh nhưng cả 2 bạn vẫn đang muốn quyết định sinh con thì cần thăm khám bác sĩ để có kế hoạch điều trị và ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho bé.

Trước hết, người chồng cần được thăm khám và điều trị bệnh theo phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Trường hợp người vợ chưa bị lây nhiễm bệnh từ chồng thì tốt nhất nên chích ngừa virus viêm gan B. Sau khi kết thúc 3 mũi chích ngừa nếu kiểm tra thấy kháng thể viêm gan B đủ mạnh thì bạn hoàn toàn có thể mang thai an toàn.

Trường hợp, bạn thăm khám và xét nghiệm cho kết quả dương tính với Hepatitis B virus do lây nhiễm từ chồng thì cần điều trị ngay. Tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ có phác đồ chữa trị thích hợp. Để tránh nguy cơ em bé nhiễm Hepatitis B virus sau này thì sau khi sinh cần phải tiêm huyết thanh đặc hiệu chống virus viêm gan B.

Như vậy, tùy thuộc vào từng trường hợp mà khi chồng bị viêm gan B có nên sinh con hay không. Tốt nhất, hãy chủ động thăm khám và xác định mức độ bệnh cùng nguy cơ lây nhiễm sang em bé để có quyết định sáng suốt nhất. Nên điều trị bệnh triệt để hay thực hiện các biện pháp chích ngừa theo chỉ định từ bác sĩ để tránh nguy cơ lây nhiễm cho thai nhi.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày Cập nhật 06/03/2023

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *