Cách chữa á sừng bằng lá lốt hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà

Chữa á sừng bằng lá lốt là cách điều trị không còn xa lạ. Tuy nhiên, thực hiện thế nào cho chuẩn nhất và lưu ý những gì khi dùng cách điều trị này thì không phải ai cũng biết.

Một trong những công dụng được biết đến nhiều nhất của lá lốt là chữa bệnh á sừng.
Một trong những công dụng được biết đến nhiều nhất của lá lốt là chữa bệnh á sừng.

Lá lốt có vị cay, tính ấm. Ngoài công dụng làm nguyên liệu chế biến món ăn hằng ngày, đây còn là một vị thuốc Đông y. Nó được dùng để ôn trung tán hàn, kháng viêm, giảm đau và đặc biệt là khả năng giảm sừng. Chính vì thế, một trong những công dụng của lá lốt là chữa bệnh á sừng (viêm da cơ địa mùa đông). Có nhiều cách dùng lá lốt chữa bệnh này. Dưới đây là tổng hợp 4 phương pháp được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao về hiệu quả.

Cách đắp lá lốt chữa bệnh á sừng

Bạn cần khoảng 10 lá lốt tươi. Sau khi rửa sạch thì giã nát rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Dùng vải sạch hoặc gạc y tế cố định phần bã lá trên da liên tục trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Vệ sinh lại da bằng nước sạch rồi thoa một ít kem dưỡng ẩm chuyên dùng cho bệnh. Mỗi ngày thực hiện đắp lá 1 lần.

Lưu ý, vùng da cần được vệ sinh bằng nước muối trước khi đắp thuốc. Ngoài ra, bạn nên đắp lá lốt vào buổi tối trước khi đi ngủ. Thời điểm này cơ thể ít hoạt động sẽ tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hoặc rơi thuốc. Thêm vào đó, các hoạt chất trong thuốc sẽ hỗ trợ tốt hơn quá trình tái tạo lại da trong lúc ngủ.

Ngâm hoặc xông hơi lá lốt chữa á sừng

Nếu tình trạng bong tróc và nứt nẻ da chỉ xảy ra ở chân hoặc tay, bạn có thể ngâm trong nước lá lốt khoảng 10 phút. Còn trường hợp bệnh xảy ra trên phạm vi toàn thân thì nên áp dụng phương pháp xông hơi.

ông Peuker Steffen – 55 tuổi – Thợ sửa điện nước người Đức là một bệnh nhân có hành trình xử lý bệnh vảy nến, á sừng bằng bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.

Để thực hiện cách điều trị này, bạn cần chuẩn bị khoảng 20 lá lốt tươi. Sau khi rửa sạch với nước muối loãng thì cho vào ấm đun sôi. Nên để nước sôi thật kỹ để các dược tính trong lá tan vào nước rồi dùng nước này ngâm, rửa da hoặc xông hơi. Mỗi ngày áp dụng cách điều trị này 1 lần. Da sau khi được rửa bằng nước lá lốt sẽ mềm và sạch. Nhờ đó, tốc độ phát triển của bệnh sẽ được kiểm soát.

Lưu ý khi sử dụng cách điều trị này, bạn nên vò lá cho nát trước khi nấu. Mục đích là để các dược tính trong lá được giải phóng hiệu quả hơn. Thời gian nấu trong khoảng 10 – 15 phút (cho 1,5 lít nước) là phù hợp. Bạn nên chờ nước bớt nguội rồi dùng thay vì pha loãng nó nó với nước lạnh. Ngoài ra, phần bã lá nên tận dụng để chà nhẹ lên vùng da bị bệnh.

Dùng lá lốt ngâm rửa da mỗi ngày hoặc xông hơi có thể chữa được á sừng.
Dùng lá lốt ngâm rửa da mỗi ngày hoặc xông hơi có thể chữa được á sừng.

Uống nước cốt lá lốt chữa bệnh á sừng

Lá lốt giã nhuyễn rồi vắt lấy nước uống sẽ hơi cay và có mùi. Nếu bạn chịu được 2 vấn đề này thì đây là một trong những cách trị bệnh á sừng được đánh giá cao về hiệu quả. Nhiều người cho biết bệnh tình của họ có nhiều chuyển biến tích cực sau khi kiên trì áp dụng cách điều trị này trong khoảng 1 tuần. Sau đó, các triệu chứng dần biến mất hoàn toàn khi tiếp tục uống nước lá này thêm một thời gian nữa.

Để chữa bệnh á sừng bằng nước cốt lá lốt, bạn chuẩn bị khoảng 20 lá ở dạng tươi cho 1 lần uống. Lá cần được rửa sạch với nước muối loãng trước khi giã nhuyễn và vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống 1 lần.

Nếu bạn không chịu được mùi vị của lá lốt ở dạng tươi thì vẫn có thể uống nước lá này bằng cách sao vàng khoảng 50g lá lốt trước khi cho vào ấm nấu. Bạn nên thái nhỏ lá trước khi sao. Lượng nước trong ấm cần đổ ngập lá. Đến khi nước sắc còn một nửa thì có thể dùng. 

Dùng lá lốt chế biến món ăn chữa bệnh á sừng

So với 3 cách chữa á sừng bằng lá lốt như đã trình bày thì cách dùng làm nguyên liệu chế biến món ăn không mang lại hiệu quả điều trị trực tiếp và nhanh chóng. Tuy nhiên bạn có thể áp dụng cách này kèm với các cách còn lại để cải thiện các triệu chứng dễ dàng. Bên cạnh đó, các món ăn chế biến với lá lốt còn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể và giúp người bệnh cảm thấy ngon miệng hơn.

Lá lốt có thể dùng như một loại rau ăn kèm một số thực phẩm chiên và nướng. Hoặc bạn có thể dùng lá này làm nguyên liệu chính trong một số món như chả cuốn, thịt bò nướng lá lốt, dê hấp lá lốt, bún lươn cuốn lá lốt…

Kết hợp với các phương pháp điều trị bằng cách đắp ngoài da, ngâm hoặc vắt lấy nước uống, bạn nên dùng lá lốt chế biến món ăn để nâng cao hiệu quả chữa á sừng.
Kết hợp với các phương pháp điều trị bằng cách đắp ngoài da, ngâm hoặc vắt lấy nước uống, bạn nên dùng lá lốt chế biến món ăn để nâng cao hiệu quả chữa á sừng.

Lưu ý khi dùng lá lốt chữa á sừng

Cách tránh bội nhiễm khi chữa á sừng bằng lá lốt

Nếu vùng da bị á sừng có dấu hiệu tạo mủ và nhiễm trùng, bạn không nên đắp lá lốt. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng cách điều trị này. Bên cạnh đó, bạn không nên dùng tay bóc những mảng da bị bong tróc hoặc dùng vật thô ráp chà sát lên da bị á sừng. Điều này có thể khiến da bị tổn thương nặng và xuất hiện tình trạng bội nhiễm.

Đối với cách dùng lá lốt uống để chữa bệnh á sừng, bạn chỉ nên uống một lượng vừa phải. Nguyên nhân đâu là vị thuốc có tính ấm nóng. Uống quá nhiều có thể khiến cơ thể bốc hỏa và mệt mỏi. 

Ngoài ra khi dùng lá lốt chữa bệnh, bạn cần lựa những loại chất lượng, không bị sâu bệnh và không dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Cuối cùng, cách chữa á sừng bằng lá lốt cũng như các phương pháp điều trị Đông y khác, cần kiên trì sử dụng một thời gian mới đạt được hiệu quả như mong đợi.

Dùng lá lốt chữa bệnh á sừng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhất là khi da có dấu hiệu nhiễm trùng.
Dùng lá lốt chữa bệnh á sừng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nhất là khi da có dấu hiệu nhiễm trùng.

Chăm sóc da, sinh hoạt và ăn uống khoa học

Cách chăm sóc da

Đầu tiên, Bạn nên chú ý hạn chế để vùng da bị á sừng tiếp xúc với các chất tẩy rửa hóa học. Nếu bệnh xuất hiện ở hai tay thì đeo bao tay khi giặt quần áo, rửa chén, thậm chí là chế biến thức ăn. Tuy nhiên có một lưu ý nhỏ là bạn đừng đeo bao tay quá lâu. Bởi điều này có thể gây hầm bí, khiến da dễ đổ mồ hôi và nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, hãy luôn chú ý vệ sinh vùng da bị thương tổn. Tốt nhất là cắt ngắn móng tay và móng chân để vi khuẩn không có cơ hội phát triển. Đồng thời việc làm này còn giúp bạn tránh trầy xước da do móng tay hoặc móng chân quẹt phải.

Vào mùa đông hoặc khi thời tiết chuyển lạnh, bạn nên dùng bao tay và bao chân có chất liệu cotton để hạn chế khô và nứt nẻ da. Song song đó, hãy sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu thiên nhiên (dầu dừa, dầu oliu…) thoa lên da trước khi đi ngủ. Mục đích là làm mềm da, hạn chế đau do khô và bong tróc.

Bảo vệ da khi thời tiết khô và lạnh bằng kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu thiên nhiên.
Bảo vệ da khi thời tiết khô và lạnh bằng kem dưỡng ẩm hoặc tinh dầu thiên nhiên.

Trong sinh hoạt và ăn uống

Bạn cần cân bằng thời gian giữa lao động và nghỉ ngơi, đảm bảo chất lượng giấc ngủ và giữ cho tinh thần thoải mái. Còn về chế độ ăn uống, bên cạnh việc cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng cần thiết mỗi ngày, bạn nên bổ sung thêm các loại rau củ quả. Cần hạn chế ăn hải sản và thịt gà vì chúng dễ bị dị ứng và gây đau nhiều hơn. 

Ngày Cập nhật 07/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *