Cách chữa chàm theo dân gian từ lá trầu không hiệu quả

Chữa bệnh chàm bằng lá trầu không là cách điều trị có từ lâu đời trong dân gian. Hiệu quả của phương pháp này được Đông y lẫn các nghiên cứu khoa học hiện đại thừa nhận. Cách dùng lá trầu không chữa bệnh khá đơn giản. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả, bạn cần thực hiện đúng cách, kiên trì và biết thêm một số lưu ý quan trọng.

Khả năng kháng viêm và sát khuẩn tốt là hai đặc tính quan trọng giúp lá trầu không chữa được bệnh chàm.
Khả năng kháng viêm và sát khuẩn tốt là hai đặc tính quan trọng giúp lá trầu không chữa được bệnh chàm.

Tác dụng của lá trầu không với bệnh chàm

Lá trầu không là vị thuốc Đông y được biết đến nhiều nhất với công dụng điều trị các tình trạng tổn thương ngoài da. Cụ thể, nó được dùng trong các trường hợp bị mụn nhọt, mề đay, viêm da cơ địa và đặc biệt là bệnh chàm. Hiệu quả bài thuốc chữa bệnh chàm bằng lá trầu không được Đông y lẫn Tây y ghi nhận.

Công dụng chữa bệnh chàm bằng lá trầu không từ góc độ Đông y:

Lá trầu không có tính ấm, vị cay và mùi hơi hắc. Nó quy kinh (tác dụng đặc biệt vào phế (phổi), vị (dạ dày), tỳ (lá lách). Tinh dầu của lá trầu không có tính kháng khuẩn và tiêu viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, nó còn được dùng để khư phong tán hàn (ứng dụng chữa tình trạng ngứa da vào mùa đông), hành khí (tăng cường tuần hoàn máu và cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch)

Phân tích của y học hiện đại về công dụng chữa bệnh chàm của lá trầu không:

Không ít nghiên cứu khoa học đã chỉ ra nhiều công dụng của lá trầu không trong chữa các bệnh ngoài da nhờ vào những thành phần đặc biệt có trong loại lá này. Cụ thể, các nhà nghiên cứu đã phát hiện nó có chứa các chất như:

  • Eugenol: Khử trùng tại chỗ, chống dị ứng, bảo vệ thần kinh, giảm đau và chống oxy hóa;
  • Carvacrol và Chavicol: Chống nhiễm khuẩn;
  • Tanin: Giảm nhiễm trùng vết thương do vi khuẩn hoặc động vật có nọc độc cắn;
  • Nhiều loại vitamin và axit amin: Tăng cường sức đề kháng.
Dùng lá trầu không chữa bệnh chàm giúp giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ tái tạo da.
Dùng lá trầu không chữa bệnh chàm giúp giảm nhanh các triệu chứng và hỗ trợ tái tạo da.

Từ phân tích của Đông y và Tây y, tổng kết lại công dụng của lá trầu không với bệnh chàm như sau:

  • Đẩy lùi tình trạng mẩn ngứa, mụn nước và sưng tấy da;
  • Ức chế hoạt động của những vi khuẩn có lại. Nhờ đó ngăn được tình trạng viêm nhiễm;
  • Cải tạo và phục hồi những thương tổn trên da do bệnh chàm gây ra. Đồng thời kích thích sự hình thành các tế bào da mới.

Ưu và nhược điểm khi dùng lá trầu không chữa bệnh chàm

Ưu điểm:

  • Giảm nhanh các triệu chứng bệnh chàm trên bất kỳ vùng da nào trên cơ thể; 
  • Không độc và khá lành tính nên có thể dùng cho đối tượng là phụ nữ đang mang thai, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ;
  • Dễ tìm, cách sử dụng khá đơn giản và chi phí thấp.

Nhược điểm:

  • Mất nhiều thời gian để đạt được hiệu quả chữa trị như mong muốn;
  • Không trị được dứt điểm bệnh chàm. Thay vào đó, lá trầu không chỉ góp phần giảm nhẹ các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi;
  • Hiệu quả với số đông, có một số trường hợp dùng cách điều trị này không có tác dụng.

Các cách chữa bệnh chàm bằng lá trầu không

Có nhiều cách dùng lá trầu không chữa bệnh chàm. Nó có thể được sử dụng một cách riêng lẻ hoặc kết hợp cùng một số vị thuốc Đông y khác. Phạm vi bài viết chỉ trình bày những cách phổ biến và đơn giản nhất khi dùng lá này chữa bệnh chàm.

Dùng lá trầu không bôi ngoài da chữa bệnh chàm

Bằng cách chữa bệnh này, tinh dầu từ lá trầu không sẽ thấm trực tiếp vào vùng da bị chàm. Nhờ đó, hiệu quả cải thiện bệnh được tăng đáng kể. Bên cạnh đó, đây còn là cách dùng an toàn và có thể áp dụng cho những đối tượng nhạy cảm (phụ nữ có thai và trẻ nhỏ). 

Để dùng lá trầu không chữa bệnh chàm, bạn cần khoảng 20g lá ở dạng tươi. Sau khi ngâm lá với nước muối thì rửa sạch dưới vòi nước đang chảy. Chờ lá ráo nước thì giã nát. Vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ rồi dùng bã và nước lá trầu không đắp lên. Đợi trong khoảng 15 phút cho các tinh dầu thấm vào da thì rửa lại bằng nước sạch và lau khô.

Trong trường hợp vết chàm tập trung nhiều ở một số vị trí nhất định, bạn có thể dùng vải sạch hoặc băng gạc y tế cố định bã lá trầu không trên da. Thời điểm tốt nhất để dùng lá này đắp và bôi lên da là vào buổi tối trước khi đi ngủ. Trong lúc thoa nước cốt là lên da, bạn có thể dùng phần bã chà nhẹ. Kiên trì thực hiện cách điều trị này trong khoảng vài tuần sẽ cảm nhận được rõ nét hiệu quả cải thiện các triệu chứng.

Khi dùng lá trầu không bôi và chà ngoài da, bạn cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da nhiều hơn.
Khi dùng lá trầu không bôi và chà ngoài da, bạn cần chú ý nhẹ nhàng, tránh làm tổn thương da nhiều hơn.

Đun nước tắm từ lá trầu không chữa bệnh chàm

Dùng lá trầu không dạng đun nước tắm, bạn có thể sử dụng lá ở dạng khô hoặc tươi đều nước. Trong đó, các ghi chép Đông y đánh giá nấu nước tắm từ lá khô sẽ có hiệu quả cao hơn. Nếu dùng lá tươi, bạn nhớ làm nát lá hoặc giò sơ trước khi nấu. 

Bạn cần khoảng 50g lá trầu không ở dạng tươi hoặc một nửa số này nếu ở dạng khô. Đây là cách dùng ngoài da nên khối lượng lá không cần quá quan trọng. Bạn mang nguyên liệu rửa sạch trước khi nấu nước (dù dùng lá tươi hay khô). Đổ nước ngập lá và nấu trong khoảng 20 phút hoặc cho đến khi nước sôi lâu bình thường một chút.

Bạn có thể dùng nước lá trầu không pha với nước lạnh rồi tắm hoặc xông hơi nước lá này một lúc, chờ nước bớt nóng thì tắm hoặc ngâm vùng da bị chàm trong khoảng 5 – 10 phút. Trong quá trình ngâm hoặc tắm, bạn nên dùng bã lá chà nhẹ nhàng lên vùng da bị chàm. Lưu ý là trước khi xông hơi hoặc tắm nước lá trầu không, bạn cần vệ sinh vùng da bị chàm sạch sẽ và đúng cách.

Đun nước tắm, xông hơi hoặc ngâm da trong nước lá trầu không có thể chữa được bệnh chàm.
Đun nước tắm, xông hơi hoặc ngâm da trong nước lá trầu không có thể chữa được bệnh chàm.

Nước uống từ lá trầu không chữa bệnh chàm

Bên cạnh hai cách dùng bên ngoài, người ta còn uống nước lá trầu không để chữa bệnh chàm. Cách này không dùng cho số đông. Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng. 

Bạn cần khoảng 20g lá trầu không ở dạng tươi hoặc một nửa số lượng này ở dạng khô. Sau khi rửa sạch thì hãm lấy nước uống như cách bạn uống nước chè. Có thể châm nước thêm và uống nhiều lần trong ngày. Bạn có thể lựa chọn phương pháp này hoặc một trong hai cách điều trị còn lại. Tuy nhiên, để có được hiệu quả điều trị tốt nhất, các thầy thuốc khuyên bạn nên áp dụng cách này phối hợp với cách bôi ngoài da hoặc nấu nước tắm.

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không chữa bệnh chàm

Đối với cách dùng lá

Lá trầu không khi dùng làm dược liệu cần đảm bảo loại không quá non cũng không quá già. Và đặc biệt, bạn cần chắc chắn là không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong lá.

Cách chữa bệnh chàm từ lá trầu không dù được đánh giá là khá an toàn. Tuy nhiên, trước khi áp dụng cách điều trị này bạn cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Lý do là có thể bạn thuộc số ít trường hợp dị ứng hoặc không thích hợp dùng lá trầu không.

Ngoài ra, việc sử dụng có hiệu quả hay không còn tùy vào thời điểm dùng. Dùng đúng thời điểm không những nâng cao hiệu quả cải thiện triệu chứng mà còn tránh được nguy cơ bội nhiễm.

Như đã trình bày, lá trầu không không chữa tận gốc bệnh chàm. Nó thường chỉ tỏ ra hiệu quả trong các trường hợp bệnh nhẹ. Do đó, trong trường hợp bệnh chàm có dấu hiệu chuyển nặng hoặc xuất hiện tình trạng bội nhiễm, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và tìm ra phác đồ điều trị thích hợp.

Chất lượng lá và thời điểm sử dụng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh chàm của lá trầu không.
Chất lượng lá và thời điểm sử dụng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả điều trị bệnh chàm của lá trầu không.

Chăm sóc da, ăn uống và sinh hoạt hợp lý

Vùng da bị chàm cần được vệ sinh đúng cách (rửa bằng nước sạch và lau khô) trước và sau khi dùng lá trầu không. Bên cạnh đó, nó cũng cần cần dưỡng ẩm bằng các loại kem dưỡng chuyên dụng hoặc các loại dầu từ thiên nhiên (dầu dừa và dầu oliu) Ngoài ra, trong chăm sóc da hằng ngày, bạn cần để vùng da bị chàm được khô thoáng. Hạn chế tiếp xúc với nước hoặc chất tẩy rửa.

Cuối cùng, hãy chú ý thực hiện chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Cụ thể, bạn cần đảm bảo cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng đầy đủ mỗi ngày. Bổ sung thêm các loại rau, củ quả. Kiêng những thực phẩm dễ gây dị ứng và các chất kích thích. Đừng quên uống đủ lượng nước mỗi ngày. Còn trong chế độ sinh hoạt, bạn cần chú ý giữ cho tinh thần thoải mái. Dành thời gian luyện tập thể dục đều đặn và vừa sức mỗi ngày. 

Những điều cần quan tâm khi dùng lá trầu không chữa chàm cho trẻ nhỏ

  • Khi dùng ngoài ra, tránh bôi nước lá trầu không ở những vùng da mỏng như: tai, gần mắt, mũi hoặc miệng. Nguyên nhân là tính hăng cay của lá có thể khiến bé khó chịu và chảy nước mắt;
  • Nên bôi thử nước lá trầu không rồi theo dõi phản ứng của bé và dấu hiệu trên da trước khi bôi, xông hơi, ngâm trên tất cả các vùng da bị chàm hoặc tắm bé;
  • Đối với đối tượng là trẻ sơ sinh, bất cứ cách dùng nào của lá trầu không chữa bệnh chàm cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng;
  • Không nên cho trẻ nhỏ uống nước lá trầu không bởi hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện.

Xem thêm: Cách chữa chàm sữa bằng dầu dừa an toàn cho bé

Ngày Cập nhật 16/08/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *