Chữa đau lưng bằng cấy chỉ có thực sự hiệu quả?

Chữa đau lưng bằng cấy chỉ có thể kiểm soát cơn đau nhanh chóng và hiệu quả kéo dài. Tuy nhiên, một số tài liệu cho rằng phương pháp này chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề.

Cấy chỉ chữa đau lưng là kỹ thuật dùng chỉ tự tiêu chôn vào huyệt đạo. Hiệu quả của phương pháp này vẫn còn là băn khoăn của nhiều người.
Cấy chỉ chữa đau lưng là kỹ thuật dùng chỉ tự tiêu chôn vào huyệt đạo. Hiệu quả của phương pháp này vẫn còn là băn khoăn của nhiều người.

Cơ sở khoa học của phương pháp trị bệnh bằng cấy chỉ

Tương tự châm cứu, cấy chỉ là phương pháp chữa bệnh bằng cách tác động vào các huyệt đạo. Điểm khác biệt của kỹ thuật này ở chỗ tồn dư chỉ catgut (chỉ phẫu thuật tự tiêu) ở huyệt đạo trong một thời gian nhất định.

Dưới góc nhìn Đông y, cấy chỉ hoạt động dựa theo quy luật điều hòa âm dương, cải thiện tuần hoàn máu và chống tình trạng ứ đọng khí huyết. Xét theo góc độ của khoa học hiện đại thì phương pháp này hoạt động dựa trên cơ chế phản xạ của thần kinh và các phản ứng hóa sinh trong cơ thể.

Ngày nay, với sự tiến bộ của y học, cấy chỉ đã áp dụng công nghệ vi ghép. Nhờ đó, hiệu quả điều trị được nâng cao. Đồng thời, các nhược điểm cũng được khắc phục đáng kể.

Cấy chỉ chữa đau lưng có hiệu quả không?

Cấy chỉ được ứng dụng chữa nhiều bệnh lý, đặc biệt là bệnh về xương khớp. Tiêu biểu như: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa… Đối với người cao tuổi hay bị đau lưng, đau mỏi vai gáy do các bệnh lý về xương khớp, tiểu đường hoặc tim mạch vẫn có thể sử dụng phương pháp này để cải thiện triệu chứng.

Đối với tình trạng đau lưng, tác động của cấy tập trung vào 3 hướng tác động:

  • Tác động trực tiếp vào huyệt đạo từ 15 – 20 ngày;
  • Kích thích cơ thể tăng sinh các chất có tác dụng giảm đau như: beta endorphin và adenosin;
  • Cân bằng nội tiết tố, trương lực cơ, huyết áp và điều hòa hoạt động của hệ thần kinh.
Cấy chỉ tác động trực tiếp và lâu dài vào huyệt đạo nên hiệu quả kéo dài và được đánh giá cao. Đặc biệt là tác động tăng cường lưu thông máu.
Cấy chỉ tác động trực tiếp và lâu dài vào huyệt đạo nên hiệu quả kéo dài và được đánh giá cao. Đặc biệt là tác động tăng cường lưu thông máu.

Nhờ những tác động cộng hưởng này, tình trạng đau lưng sẽ được cải thiện sau khi thực hiện cấy chỉ. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ ăn ngon và ngủ sâu hơn. Đây là những yếu tố nền tảng để tăng cường hệ miễn dịch và có sức khỏe tinh thần tốt nhất.

Liệu trình một lần cấy chỉ chữa đau lưng sẽ thực hiện từ 3 – 6 lần. Mỗi lần cách nhau 2 – 3 tuần. Một lần cấy trung bình từ 10 – 15 huyệt đạo.

Cấy chỉ chữa đau lưng không chữa được tận gốc vấn đề?

Một số tài liệu cho rằng cấy chỉ chữa đau lưng có thể khắc phục hiệu quả tình trạng đau nhức hiện tại. Tuy nhiên, phương pháp này không thể chữa tận gốc vấn đề. Và do đó tình trạng đau vẫn sẽ tái phát.

Thực tế, không riêng gì phương pháp cấy chỉ, tất cả các giải pháp chữa đau lưng nói riêng và các bệnh về xương khớp nói chung đều không thể giải quyết vấn đề từ gốc. Chính vì thế mới có khái niệm điều trị bảo tồn (khắc phục các triệu chứng và làm chậm quá trình phát triển của bệnh).

Hằng ngày, hệ thống khung xương, đặc biệt là cột sống thắt lưng liên tục phải chịu nhiều áp lực. Nếu kết hợp với đó là chế độ sinh hoạt và ăn uống không khoa học, các chấn thương hoặc bệnh lý tác động, tình trạng đau lưng sẽ xuất hiện. Hoặc cho dù bạn sinh hoạt và ăn uống hợp lý nhưng theo thời gian, quá trình lão hóa sẽ khiến lưng bị nhức mỏi.

Vấn đề nằm ở chỗ nếu bạn có lối sống lành mạnh thì tình trạng đau nhức lưng hoặc các bệnh lý khác sẽ ít có cơ hội xuất hiện hoặc không tác động quá nhiều. Còn ngược lại thì chúng sẽ đến sớm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày.

Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả chữa đau lưng bằng cấy chỉ

Thời gian thực hiện và hiệu quả của chữa đau lưng bằng cấy chỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có 3 nhóm tác động chính yếu là:

 

  • Nguyên nhân gây đau lưng

 

Đối với nhóm nguyên nhân cơ học (do làm việc quá sức hoặc sinh hoạt không đúng tư thế), liệu trình cấy chỉ sẽ được rút ngắn. Có khi người bị đau chỉ cần thực hiện 1 lần. Tuy nhiên, với những trường hợp đau do bệnh lý, người bệnh thường phải thực hiện nhiều lần tùy vào mức độ bệnh.

 

  • Tình trạng sức khỏe của từng người

 

Ở những người cao tuổi, hệ miễn dịch và hoạt động của xương khớp bị suy yếu. Nếu dùng phương pháp cấy chỉ để giải quyết vấn đề đau lưng, họ sẽ phải cần gấp đôi thời gian để có thể cải thiện triệu chứng so với người trẻ.

Hiệu quả chữa đau lưng bằng cấy chỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có vấn đề tuổi tác.
Hiệu quả chữa đau lưng bằng cấy chỉ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó có vấn đề tuổi tác.

 

  • Sinh hoạt và ăn uống hằng ngày

 

Bất cứ phương pháp điều trị nào cũng cần đi kèm với chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý. Chữa đau lưng bằng cấy chỉ cũng tương tự. Nếu bạn ý thức thực hiện tốt hai yếu tố này thì hiệu quả sẽ được nâng cao. Đồng thời, thời gian điều trị cũng sẽ được rút ngắn.

Những rủi ro khi thực hiện cấy chỉ chữa đau lưng

  • Nhiễm trùng da:

Đây là rủi ro thường gặp nhất khi chữa đau lưng bằng cấy chỉ. Nguyên nhân chủ yếu là do dụng cụ cấy chỉ hoặc chỉ dùng để cấy không đảm bảo vô trùng;

  • Lây chéo bệnh:

Do sử dụng chung dụng cụ cấy chỉ. Nếu thực hiện kỹ thuật này ở những cơ sở không uy tín thì rất dễ mắc phải rủi ro này;

  • Gây chảy máu:

Trước đây, khi chưa có kỹ thuật vi ghép thì quá trình cấy chỉ có thể gây chảy nhiều máu. Tuy nhiên, với sự tiến bộ của kỹ thuật thì rủi ro này đã được hạn chế ở mức thấp nhất. Thế nhưng nếu tay nghề của người thầy thuốc chưa vững và cấy chỉ vào vùng cơ mỏng sẽ dễ gây tụ máu.

  • Dễ gặp hiện tượng vượng châm (vựng châm hoặc say kim):

Biểu hiện cụ thể của hiện tượng này là khó chịu trong người, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, tay chân lạnh, người toát mồ hôi. Thậm chí có dấu hiệu trụy tim mạch và ngất xỉu. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này có thể là do sức khỏe của người được cấy chỉ quá yếu hoặc tâm lý họ không ổn định. 

Hầu hết những rủi ro của phương pháp chữa đau lưng bằng cấy chỉ đến từ dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tay nghề của người thực hiện thủ thuật chưa chuẩn.
Hầu hết những rủi ro của phương pháp chữa đau lưng bằng cấy chỉ đến từ dụng cụ không đảm bảo vô trùng hoặc tay nghề của người thực hiện thủ thuật chưa chuẩn.

Các lưu ý quan trọng khi chữa đau lưng bằng cấy chỉ

  • Cách hạn chế rủi ro nhiễm khuẩn

Ngoài việc lựa chọn cơ sở uy tín cấy chỉ để hạn chế rủi ro nhiễm khuẩn, bạn cần phải chú ý tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm trước và sau khi thực hiện thủ thuật. Cụ thể, bạn nên tắm rửa sạch sẽ trước khi cấy chỉ. Trong vòng 6 giờ sau khi cấy chỉ không được tắm. Bên cạnh đó, bạn cần tránh để gió lùa vào vùng da đã thực hiện thủ thuật.

  • Để nâng cao hiệu quả phương pháp cấy chỉ chữa đau lưng

Cùng với việc đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bạn cần tránh ăn quá no hoặc để bụng quá đói mới ăn. Không nên ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng (tôm, cua, một số loại cá biển) và nếp. Bên cạnh đó, bạn không được uống rượu bia, cà phê và sử dụng các chất kích thích khác. Trong sinh hoạt hằng ngày, cần lưu ý không được lao động hoặc tập luyện quá sức. 

Xem thêm: Các món ăn chữa đau lưng ngon bổ nên ăn thường xuyên

  • Những trường hợp không được cấy chỉ chữa đau lưng

+ Tiểu đường; từng mắc bệnh này và lượng đường huyết chưa ổn định hoặc còn cao (lớn hơn 140/dL);

+ Huyết áp cao;

+ Dị ứng với chỉ catgut;

+Phụ nữ có thai;

+ Đang bị sốt cao;

+ Bệnh ngoại khoa cấp cứu

Ngày Cập nhật 11/07/2022

Hết đau vai gáy, khô khớp rồi thoái hóa cột sống... tôi từng khổ sở vô cùng. Nhưng may mắn khi biết đến phác đồ trị bệnh của Đỗ Minh Đường mà tôi đã có thể thở phào, vận động dễ dàng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *