10 cách chữa dày sừng nang lông tại nhà đơn giản

Dày sừng nang lông tuy không phải là căn bệnh gây hại đến sức khỏe tổng thể nhưng chúng tác động không hề nhỏ đến chức năng thẩm mỹ. Việc phát hiện và điều trị đúng cách sẽ giúp người bệnh phòng tránh được một số biến chứng về sau. Có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm 10 cách chữa dày sừng nang lông tại nhà được nhiều người bệnh tin tưởng áp dụng.

Chia sẻ 10 cách chữa dày sừng nang lông tại nhà hiệu quả và an toàn
Chia sẻ 10 cách chữa dày sừng nang lông tại nhà hiệu quả và an toàn

Chia sẻ 10 cách chữa dày sừng nang lông tại nhà hiệu quả

Dày sừng nang lông là căn bệnh ngoài da khá phổ biến ở mọi lứa tuổi khác nhau. Đây là kết quả của sự tích tụ keratin – một loại protein của da được sinh ra một cách tự nhiên nhằm bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại. Việc lượng keratin sản sinh quá mức gây bít lỗ chân lông, lâu ngày tạo thành lớp sừng khô ráp, sần sùi trên bề mặt. Thậm chí là những mảng sẫm màu hoặc các nút mụn thô, hơi đỏ.

Tuy không phải là căn bệnh lây nhiễm từ người sang người này sang người khác nhưng bệnh dày sừng nang lông mang yếu tố di truyền. Do đó, đối tượng đang mắc phải căn bệnh này có thể là do người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh.

Mặt khác, dày sừng nang lông là căn bệnh ngoài da vô hại và không làm ảnh hưởng quá lớn đến sức khỏe tổng thể nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, căn bệnh sẽ có hại nếu người bệnh chủ quan, không điều trị dứt điểm. Một trong những hệ lụy điển hình là làm giảm chức năng thẩm mỹ, khiến người bệnh kém tự tin khi xuất hiện trước đám đông.

Vì thế, để khắc phục nhanh chóng các triệu chứng gây mất thẩm mỹ của bệnh dày sừng nang lông cũng như phòng ngừa tình trạng tái phát, người bệnh cần có những giải pháp khắc phục hiệu quả. Đó có thể là những cách chữa dày sừng nang lông tại nhà. Mỗi trường hợp bệnh cụ thể sẽ có những giải pháp điều trị cụ thể.

Tuy không phải là bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh dày sừng nang lông tác động không hề nhỏ đến chức năng thẩm mỹ
Tuy không phải là bệnh lý làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể nhưng bệnh dày sừng nang lông tác động không hề nhỏ đến chức năng thẩm mỹ

Một số cách chữa dày sừng nang lông tại nhà được nhiều người bệnh quan tâm và tin tưởng áp dụng:

1. Điều trị bệnh dày sừng nang lông bằng thuốc hoặc kem bôi

Điều trị bệnh dày sừng nang lông bằng thuốc hoặc kem bôi được khá nhiều người bệnh lựa chọn bởi chúng có tác dụng nhanh và đem lại nhiều sự tiện ích khi sử dụng. Để giải quyết tình trạng da sần sùi, không đều màu, bác sĩ có thể kê cho bạn một số loại thuốc hay kem bôi sau:

  • Kem dưỡng ẩm: Sản phẩm giúp làm mềm da, bổ sung cho da các dưỡng chất thiết yếu;
  • Kem bôi ngăn ngừa nút tắc nang lông: Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách thúc đẩy các tế bào và ngăn ngừa nút tắc nang lông. Một số sản phẩm điển hình như: Retin – A, Renova, Avita, Avage, Tazorac,… Những sản phẩm này chỉ được yêu cầu dùng trong khoảng thời gian ngắn để tránh gây kích ứng và khô da; 
  • Kem bôi giúp loại bỏ các tế bào da chết: Là sản phẩm thường chứa acid lactic, acid salicylic, alpha hydroxy acid,… có tác dụng loại bỏ tế bào da chết. Đồng thời, chúng còn có tác dụng giữ ẩm và làm mềm da khô. Việc sử dụng đúng cách sẽ giúp loại bỏ tình trạng da bị châm chích, kích ứng da,…;
  • Thuốc bôi corticoid: Bác sĩ thường chỉ định sử dụng thuốc bôi corticoid loại nhẹ đến trung bình nhằm cải thiện các vết sần do bệnh dày sừng nang lông gây ra, đồng thời, giúp làm mềm da và giảm đỏ. Tuy nhiên, loại thuốc này chỉ được chỉ định sử dụng ngắn hạn.
Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc thuốc bôi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa

Để có kết quả tốt nhất khi sử dụng thuốc để làm giảm các triệu chứng lâm sàng của bệnh dày sừng nang lông bạn cần tuân thủ nguyên tắc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, cần tạm ngưng sử dụng thuốc khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.

2. Điều trị bệnh dày sừng nang lông bằng bài thuốc Đông y

Bên cạnh việc điều trị dày sừng nang lông bằng thuốc Tây y, nhiều người bệnh cũng tìm đến phương pháp điều trị bằng các bài thuốc Đông y cổ truyền. Mỗi bài thuốc là sự tổng hợp từ nhiều vị thuốc thiên nhiên lành tính khác nhau rất tốt cho việc làm giảm tình trạng bệnh. Dưới đây là một bài thuốc cụ thể:

  • Bài thuốc số 1: Dùng hoàng kỳ và kim ngân mỗi vị 15g; nhân sâm, phổ phục linh, đương quy và cam thảo mỗi vị 10g; trần bì 5g. Đem đến nguyên liệu đã chuẩn bị vào trong ấm cùng với 3 chén nước. Tiến hành đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1 chén. Dùng để uống trị bệnh dày sừng nang lông;
  • Bài thuốc số 2: Dùng 300g vỏ rễ tươi cây keo ù, 1 nhúm nhỏ trà khô và 9 lát gừng tươi. Cho tất cả nguyên liệu vào trong nồi đất cùng với 3 chén nước đầy. Bắc lên bếp và tiến hành đun sôi còn khoảng 1 chén là đủ. Dùng thuốc khi còn nóng.
Chữa bệnh dày sừng nang lông bằng bài thuốc Đông y tại nhà
Chữa bệnh dày sừng nang lông bằng bài thuốc Đông y tại nhà

Việc kiên trì điều trị trong khoảng thời gian nhất định sẽ giúp loại bỏ các mảng lớp da sần sùi, bong tróc và triệu chứng ngứa ngáy nếu có. Đặc biệt hơn, phương pháp này còn giúp phòng bệnh tái phát trở lại. Tuy nhiên, tác dụng của bài thuốc Đông y khá chậm, do đó, người bệnh cần kiên trì điều trị bệnh liên tục và hạn chế tình trạng dở dang.

3. Tắm rửa sạch sẽ – Một trong những cách chữa dày sừng nang lông hiệu quả

Để có một làn da khỏe mạnh, không bụi bẩn và tuyến bã nhờn thì bạn không nên bỏ qua việc tắm rửa hay vệ sinh cá nhân mỗi ngày. Và đây cũng chính là một trong những cách chữa dày sừng nang lông hiệu quả tại nhà.

Đối với bệnh dày sừng nang lông hay các bệnh ngoài da khác, bạn nên tắm bằng nước ấm hoặc nước mát là tốt nhất. Tuyệt đối không nên tắm nước nóng. Bởi tắm nước nóng có thể khiến da bị kích thích, da bị khô ráp, lúc này khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Thậm chí, tắm nước nóng có khả năng cao khiến da bị bỏng.

Bạn có thể sử dụng các sữa tắm chữa dày sừng nang lông chuyên dụng để gia tăng công hiệu. Phần lớn, các sản phẩm này đều có chứa các thành phần có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, tuyến nhờn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và giúp làm mềm da. Tốt nhất, bạn nên lựa chọn và sử dụng các sản phẩm tắm gội được chiết xuất từ các dược liệu thiên nhiên, tránh dùng sản phẩm có chứa chất tẩy rửa mạnh.

Bên cạnh đó, trong quá khoảng thời gian tắm rửa cần hạn chế kỳ cọ hay gãi mạnh. Việc gãi mạnh có thể khiến da bị trầy xước và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân xâm nhập gây viêm nhiễm. Đồng thời, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, làm từ chất liệu cotton hút ẩm để tránh tình trạng mồ hôi bí bách, không thể thoát ra ngoài.

Vệ sinh cơ thể mỗi ngày thông qua việc tắm rửa sạch sẽ bằng nước mát và sữa tắm chuyên dụng để hỗ trợ điều trị bệnh dày sừng nang lông
Vệ sinh cơ thể mỗi ngày thông qua việc tắm rửa sạch sẽ bằng nước mát và sữa tắm chuyên dụng để hỗ trợ điều trị bệnh dày sừng nang lông

4. Tẩy tế bào da chết thường xuyên

Làn da của cơ thể con người luôn có cơ chế tự phục hồi và tái tạo những tế bào da mới. Để sử hữu một làn da khỏe mạnh cũng như loại bỏ lớp da sần sùi, da bị bong tróc do bị dày sừng nang lông, bạn đừng quên việc tẩy tế bào da chết.

Tẩy tế bào da chết là một trong những cách tốt nhất và hoàn toàn có thể thực hiện dễ dàng nhằm mục đích sở hữu một làn da mịn màng và sáng khỏe. Đối với làn da bị dày sừng nang lông, bạn nên thường xuyên tẩy tế bào da chết khoảng 2 – 3 lần/ tuần bằng xơ mướp hoặc khăn lau khô. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể các nguyên liệu từ thiên nhiên như bã cà phê, muối biển hay các sản phẩm chuyên dụng. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn và sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên.

Trong quá trình tẩy tế bào da chết, bạn cần tránh chà xát mạnh. Bởi điều này thường có xu hướng gây kích ứng da và làm bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.

Tẩy tế bào da chết khoảng 2 - 3 lần/ tuần để giữ cho da luôn ở trạng thái sáng khỏe và đều màu
Tẩy tế bào da chết khoảng 2 – 3 lần/ tuần để giữ cho da luôn ở trạng thái sáng khỏe và đều màu

5. Loại bỏ những thói quen xấu và tránh tiếp xúc với tác nhân gây hại

Một số thói quen xấu trong cuộc sống có thể khiến cho các tổn thương nang lông tiến triển nặng hơn. Nghiêm trọng hơn có thể khiến da bị sẫm màu làm mất thẩm mỹ. Để kiểm soát bệnh dày sừng nang lông cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý sau:

  • Loại bỏ thói quen gãi mạnh để làm giảm cơn ngứa ngáy. Tuy việc gãi có thể giúp bạn làm giảm ngứa tức thời nhưng có thể khiến vùng da bị tổn thương bị trầy xước và trở nên nặng hơn;
  • Hạn chế các hoạt động làm tăng tiết mồ hôi trong khoảng thời gian điều trị bệnh. Bởi da đổ quá nhiều mô hôi có thể kích thích phản ứng viêm đỏ, ngứa ngáy và tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập;
  • Tuyệt đối không nên hút thuốc lá hay sử dụng các chất thích khác;
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa;
  • Nếu tính chất của công việc buộc bạn phải tiếp xúc thường xuyên với hóa chất hay chất tẩy rửa mạnh thì nên trạng bị một số vật dụng cá nhân như áo quần bảo hộ, găng tay cao su,…;
  • Không nên tiếp xúc nhiều với nguồn nước bẩn hay môi trường lạnh. Nếu đi ra ngoài, nên mặc áo quần dài tay, bao tay, tất chân,… để phòng tránh các tác nhân tác động trực tiếp lên vết thương;
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ và kiểm soát tình trạng căng thẳng. Điều này nhằm hỗ trợ cải thiện sức khỏe tổng thể.
Sử dụng vật dụng bảo hộ nếu tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất hay chất tẩy rửa
Sử dụng vật dụng bảo hộ nếu tính chất công việc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất hay chất tẩy rửa

6. Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và hợp lý

Một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất cũng chính là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh mà người bệnh cũng cần đặc biệt quan tâm. Bệnh tình dần thuyên giảm, thời gian cải thiện tổn thương da được rút ngắn khi chế độ ăn dinh dưỡng được chú trọng. Đặc biệt hơn, chế độ dinh dưỡng còn có khả năng làm giảm mức độ viêm nhiễm và tăng tốc độ tái tạo da mới.

Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh dày sừng nang lông, bạn cần xây dựng một số độ ăn uống khoa học cụ thể sau:

  • Hạn chế ăn các thực phẩm mà cơ thể bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm. Nếu vô ý sử dụng phải có thể khiến da bị kích thích, phát ban da, thậm chí khiến bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn;
  • Tăng cường bổ sung vào khẩu phần ăn mỗi ngày các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe da và cơ thể. Nhất là các loại rau xanh, củ quả, trái cây tươi, thịt, cá, các loại đậu,…;
  • Uống đủ lượng nước theo tiêu chuẩn 2 – 2.5 lít mỗi ngày để giữ cân bằng độ giải trong cơ thể, tăng độ ẩm cho da. Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ rau xanh, hoa quả tươi. Loại đồ uống này vừa có tác dụng bổ sung nước vừa giúp bổ sung các thành phần thiết yếu;
  • Bổ sung sữa chua hay một số thực phẩm chứa probiotic (lợi khuẩn), thực phẩm tốt cho da;
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng gây kích da như: đồ ăn đóng hộp, thức ăn nhiều da vị, nhiều dầu mỡ, rượu, bia, cà phê, các loại nước ngọt có gas,…;
  • Đặc biệt, tránh ăn thịt bò, rau muống, đậu phộng,… trong thời gian điều trị dày sừng nang lông.
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cũng chính là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả tại nhà
Một chế độ ăn uống khoa học và hợp lý cũng chính là phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả tại nhà

7. Dùng cám gạo chữa dày sừng nang lông tại nhà

Chữa dày sừng nang lông với cám gạo là cách trị vô cùng hữu hiệu, dễ thực hiện tại nhà. Đặc biệt, các đối tượng có làn da nhạy cảm hoàn toàn có thể áp dụng được.

Trong cám gạo có chứa nhiều thành phần dưỡng chất có tác dụng loại bỏ các tế bào chết, tuyến bã nhờn bám trên da, đồng thời, loại bỏ các tác nhân làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Bên cạnh đó, một số thành phần khác có trong loại nguyên liệu này còn giúp chữa lành các vùng da bị tổn thương và thúc đẩy quá trình tái tạo da do bị dày sừng nang lông.

Mẹo vặt dùng cám gạo chữa bệnh dày sừng nang lông tại nhà
Mẹo vặt dùng cám gạo chữa bệnh dày sừng nang lông tại nhà

Để làm giảm các triệu chứng của bệnh dày sừng nang lông gây ra bằng cám gạo, bạn có thể thực hiện theo sự hướng dẫn sau:

  • Cho khoảng 2 – 3 thìa bột cám gạo nguyên chất vào trong chén. Lưu ý, bạn có thể tự điều chỉnh liều lượng sử dụng tùy vào diện tích da bị tổn thương;
  • Thêm một ít nước ấm và trộn đều để tạo thành hỗn hợp sền sệt;
  • Vệ sinh vùng da bị dày sừng nang lông rồi thoa một lớp cám gạo lên và massage nhẹ nhàng;
  • Để yên cho khô dần rồi rửa lại bằng nước mát;
  • Thực hiện khoảng 3 – 4 lần/ tuần và kiên trì đều đặn trong nhiều ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng dày sừng nang lông rõ rệt.

Ngoài việc sử dụng độc vị, bạn có thể kết hợp cám gạo cùng với một số nguyên liệu khác để gia tăng công dụng. Một số nguyên liệu thường dùng để kết hợp với cám gạo như: sữa chua, sữa tươi, mật ong, nước cốt chanh, bột nghệ,…

8. Mật ong và chanh – Sự kết hợp hoàn hảo giúp cải thiện bệnh dày sừng nang lông

Mật ong và chanh là sự kết hợp hoàn hảo giúp cải thiện các triệu chứng lâm sàng của bệnh dày sừng nang lông. Chanh là loại nguyên liệu có tính kháng khuẩn, kháng viêm cao. Trong khi đó, mật ong là loại nguyên liệu có chứa nhiều thành phần có tác dụng làm mềm da và nuôi dưỡng da luôn khỏe mạnh.

Khi kết hợp chanh và mật ong sẽ tạo thành hỗn hợp hoàn chỉnh giúp làm mềm da, phục hồi hư tổn và thúc đẩy quá trình tái tạo da mới. Không những vậy, bộ đôi này còn có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại và gây viêm nhiễm.

Mật ong và chanh là sự kết hợp hoàn hảo giúp làm mềm da bị sần, da sưng tấy do bị dày sừng nang lông
Mật ong và chanh là sự kết hợp hoàn hảo giúp làm mềm da bị sần, da sưng tấy do bị dày sừng nang lông

Chữa bệnh dày sừng nang lông tại nhà bằng mật ong và chanh được thực hiện theo công thức sau:

  • Hòa 2 thìa mật ong nguyên chất cùng với 2 thìa nước cốt chanh. Đảo đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất;
  • Làm sạch vùng da bị tổn thương và dùng khăn bông lau khô nước;
  • Thoa một lượng hỗn hợp vừa chuẩn bị đều lên bề mặt da, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trong;
  • Để yên chừng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm;
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ và duy trì cho đến khi triệu chứng của bệnh loại bỏ hoàn toàn.

9. Chữa dày sừng nang lông tại nhà bằng dầu dừa

Sử dụng dầu dừa chữa dày sừng nang lông tại nhà là một trong những cách điều trị tương đối an toàn, lành tính và rất dễ thực hiện. Một số tài liệu có ghi chép, trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm mềm da, nhiều nhất là axit béo.

Bên cạnh đó, thành phần axit lauric trong nguyên liệu này còn có khả năng ức chế sự sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn, vi nấm gây ra bệnh dày sừng nang lông. Chính vì những lợi ích mang lại đã được đề cập, người bệnh không nên bỏ qua dầu dừa để kiểm soát bệnh dày sừng nang lông.

Dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng làm mềm da, tăng độ đàn hồi và hỗ trợ trị dày sừng nang lông
Dầu dừa có chứa nhiều dưỡng chất có tác dụng làm mềm da, tăng độ đàn hồi và hỗ trợ trị dày sừng nang lông

Để làm giảm phần lớp da sần sùi do bệnh dày sừng nang lông gây ra, bạn có thể sử dụng dầu dừa theo các bước cơ bản sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng nước ấm và dùng khăn bông lau khô nước;
  • Thoa một lượng dầu dừa vừa đủ lên bề mặt da, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng khoảng 2 – 3 phút để các dưỡng chất thẩm thấu sâu;
  • Để yên thêm 15 phút rồi rửa lại bằng nước mát;
  • Áp dụng mỗi ngày 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. Kiên trì trong nhiều ngày liền để cảm nhận sự thay đổi.

10. Thoa gel nha đam tươi trị dày sừng nang lông

Nha đam là loại nguyên liệu làm đẹp được nhiều tín đồ săn đón và tin tưởng sử dụng. Với hàm lượng nước dồi dào cùng với nhiều khoáng chất và vitamin có lợi, nha đam hoàn toàn có thể dùng để khắc phục các vấn đề ngoài da, trong đó có cả bệnh dày sừng nang lông.

Phần gel của nha đam không chỉ cung cấp độ ẩm cho da mà còn có tác dụng làm mát da, cải thiện tình trạng sưng đỏ, nóng rát và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, một số polyphenol có trong loại nguyên liệu này còn có khả năng ức chế vi khuẩn gây nhiễm trùng, phục hồi da bị tổn thương và hạn chế tình trạng dày sừng nang lông lan rộng.

Phần gel của nha đam có tác dụng cung cấp cho da các dưỡng chất thiết yếu và phục hồi vùng da bị tổn thương do bệnh dày sừng nang lông gây ra
Phần gel của nha đam có tác dụng cung cấp cho da các dưỡng chất thiết yếu và phục hồi vùng da bị tổn thương do bệnh dày sừng nang lông gây ra

Sử dụng nha đam tươi chữa dày sừng nang lông được thực hiện rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể áp dụng tại nhà theo các bước sau:

  • Rửa sạch 1 nhánh lá nha đam tươi để loại bỏ hết lớp bụi bẩn và phần đất cát;
  • Gọt bỏ phần vỏ xanh và dùng muỗng nạo lấy phần gel đặc;
  • Sau khi vệ sinh vùng da bị dày sừng nang lông thì dùng một lượng gel vừa đủ để thoa đều. Đừng quên massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thẩm thấu sâu vào bên trọng;
  • Để yên thêm vài phút cho đến khi khô hẳn;
  • Cuối cùng, rửa lại với nước mát và dùng khăn bông mềm lau sạch;
  • Áp dụng mỗi ngày khoảng 1 – 2 lần và duy trì thực hiện cho đến khi bệnh tình thuyên giảm hoàn toàn.

Chữa dày sừng nang lông tại nhà cần lưu ý những gì?

Dày sừng nang lông là vấn đề da liễu khá phổ biến, khởi phát nhiều ở những thanh thiếu thiên và có khả năng loại bỏ hoàn toàn sau độ tuổi 30. Mặc dù căn bệnh này có tính chất nhẹ và thuyên giảm nhanh khi điều trị tại nhà nhưng để phòng ngừa một số rủi ro có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:

  • Các mẹo vặt chữa dày sừng nang lông tại nhà tương đối an toàn, lành tính và phù hợp cho mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, các đối tượng có làn da nhạy cảm cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng để phòng tránh tình trạng kích ứng da;
  • Đối với việc điều trị bệnh dày sừng nang lông bằng các nguyên liệu từ thiên nhiên có thể giúp làm lành các tổn thương và cải thiện tình trạng da sần sùi. Tuy nhiên, hiệu quả của mẹo vặt này thường khá chậm và cần nhiều thời gian để nhận thấy bệnh tình thuyên giảm rõ rệt;
  • Ngưng áp dụng các phương pháp điều trị nếu không thấy sự hiệu quả sau khoảng 3 – 5 ngày kiên trì áp dụng hoặc có phát sinh thêm những tác dụng phụ khác;
  • Để bệnh tình có sự thay đổi nhanh chóng, người bệnh nên kết hợp việc điều trị tích cực cùng với chế độ ăn uống khoa học, lối sống lành mạnh và cách chăm sóc da đúng cách.

Bị dày sừng nang lông khi nào cần gặp bác sĩ da liễu?

Phần lớn các trường hợp dày sừng nang lông có khả năng thuyên giảm sau khi được điều trị và chăm sóc sức khỏe tại nhà. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, tổn thương da có thể tiến triển nặng, thậm chí có thể phát sinh thêm nhiều triệu chứng khác thì bắt buộc phải nhờ đến sự can thiệp của y tế. Do đó, bạn nên nhanh chóng tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu khi trên da xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Bệnh tình không có dấu hiệu thuyên giảm sau khoảng 3 – 5 ngày điều trị;
  • Vùng da bị tổn thương bị sưng tấy, đỏ nhiều và có cảm giác hơi nóng;
  • Da nhiễm trùng nặng và phát triển thành mụn nhọt;
  • Bệnh dày sừng nang lông trở nặng khi vào những ngày giá lạnh hoặc bệnh tái phát nhiều lần.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành soi da, làm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra một số phương pháp điều trị tích cực.

Chủ động thăm khám bác sĩ da liễu nếu tình trạng dày sừng nang lông trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tái phát nhiều lần
Chủ động thăm khám bác sĩ da liễu nếu tình trạng dày sừng nang lông trở nên nghiêm trọng hơn hoặc tái phát nhiều lần

Bài viết đã chia sẻ cho bạn đọc 10 cách chữa dày sừng nang lông tại nhà bao gồm việc dùng thuốc, áp dụng mẹo dân gian và điều chỉnh cách chăm sóc da. Mỗi phương pháp điều trị đều mang lại những ưu và nhược điểm riêng. Do đó, để việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp với việc điều trị cùng một số giải pháp chăm sóc da phù hợp.

Những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.

Ngày Cập nhật 14/09/2022

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *